| Hotline: 0983.970.780

Công bố thành lập nhóm công tác đối tác công tư ngành lúa gạo Việt Nam

Thứ Bảy 04/03/2023 , 07:40 (GMT+7)

Cần Thơ Chiều 3/3, tại TP Cần Thơ, Bộ NN-PTNT công bố quyết định thành lập và định hướng chiến lược của nhóm công tác đối tác công tư (PPP) ngành hàng lúa gạo Việt Nam.

Bộ NN-PTNT công bố quyết định thành lập và định hướng chiến lược của nhóm Nhóm công tác Đối tác công tư (PPP) ngành hàng lúa gạo Việt Nam. Ảnh: Kim Anh.

Bộ NN-PTNT công bố quyết định thành lập và định hướng chiến lược của nhóm Nhóm công tác Đối tác công tư (PPP) ngành hàng lúa gạo Việt Nam. Ảnh: Kim Anh.

Nhóm công tác đối tác công tư (PPP) về lúa gạo do Trung tâm Khuyến nông Quốc gia (Nhóm khối công) và Công ty TNHH Bayer Việt Nam (Nhóm khối tư) đồng chủ trì; với chức năng tổ chức, phối hợp liên ngành trực thuộc Bộ NN-PTNT, gồm các đại diện của khối công tư, liên kết chặt chẽ giữa các tác nhân. Đồng thời, nhóm công tác này có chức năng quản lý, hỗ trợ phát triển ngành lúa gạo theo hướng cạnh tranh cao, chất lượng, bền vững, gia tăng hiệu quả kinh tế về xã hội và môi trường.

Một trong những nhiệm vụ trọng tâm của nhóm là nghiên cứu, đề xuất chiến lược phát triển ngành hàng lúa gạo; tham gia thực hiện đánh giá các chương trình, dự án liên quan đến ngành hàng lúa gạo Việt Nam; tổ chức các chương trình nghiên cứu, xúc tiến thương mại, xúc tiến hợp tác công tư, thông tin thị trường, khuyến nông… Đặc biệt, định hướng chiến lược ngành hàng lúa gạo Việt Nam được nhóm đưa ra là tham gia Đề án phát triển bền vững 1 triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao gắn với tăng trưởng xanh vùng ĐBSCL.

Ông Lê Quốc Thanh, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quốc gia cho rằng, trước những tác động của biến đổi khí hậu, nhu cầu của thị trường ngày càng thay đổi. Bộ NN-PTNT cho phép thành lập nhóm công tác đối tác công tư (PPP) về lúa gạo sẽ tích hợp được sự quan tâm tham gia của nhiều tổ chức, không chỉ là cơ quan nhà nước, các tổ chức quốc tế mà còn kêu gọi các doanh nghiệp trong nước cùng đồng hành.

Với Đề án phát triển bền vững 1 triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao gắn với tăng trưởng xanh vùng ĐBSCL, ông Thanh mong muốn thông qua nhóm công tác đối tác công tư (PPP) về lúa gạo sẽ mở rộng nhanh nhất các sáng kiến công nghệ, giải pháp kỹ thuật thông minh. Từ đó, tạo thành một quy trình sản xuất thống nhất gắn với từng vùng sinh thái khác nhau, vừa nâng cao giá trị cho người sản xuất, đảm bảo vấn đề sử dụng nguồn tài nguyên một cách bền vững hơn.

Theo ông Lê Quốc Thanh, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, một trong những định hướng chiến lược của Nhóm công tác công tư PPP là tham gia Đề án phát triển bền vững 1 triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao gắn với tăng trưởng xanh vùng ĐBSCL. Ảnh: Kim Anh.

Theo ông Lê Quốc Thanh, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, một trong những định hướng chiến lược của Nhóm công tác công tư PPP là tham gia Đề án phát triển bền vững 1 triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao gắn với tăng trưởng xanh vùng ĐBSCL. Ảnh: Kim Anh.

Ngành hàng lúa gạo hiện đang có sự dịch chuyển từ canh tác truyền thống sang phát triển theo chuỗi giá trị, ứng dụng khoa học công nghệ cao, sản xuất lúa gạo phát thải thấp.

Hiện nay, gạo Việt Nam đã xuất khẩu đến hơn 150 quốc gia, vùng lãnh thổ, chiếm trên 15% tổng lượng gạo xuất khẩu trên thế giới. Tuy nhiên, đứng trước thách thức về cạnh tranh, ngành hàng lúa gạo chưa đáp ứng được đa dạng nhu cầu thị trường nội địa và quốc tế. Bên cạnh đó, chế biến sâu còn hạn chế, chất lượng gạo chưa cao, thu nhập nông dân trồng lúa còn thấp, không tạo được động lực cho bà con đầu tư phát triển sản xuất lúa gạo. 

Thời gian qua, Bộ NN-PTNT đã có nhiều giải pháp về chính sách và kỹ thuật cụ thể để nâng cao hiệu quả sản xuất lúa gạo, đảm bảo thu nhập ổn định cho người trồng lúa, phát triển bền vững ngành lúa gạo.

Ông Nguyễn Đỗ Anh Tuấn, Vụ trưởng Vụ Hợp tác Quốc tế (Bộ NN-PTNT) nhìn nhận, để đạt được mục tiêu trên, Việt Nam cần phải có những nỗ lực rất lớn, không chỉ từ phía Chính phủ mà cả khối tư nhân, doanh nghiệp, người sản xuất trực tiếp cùng tham gia. Trong đó, một trong những giải pháp then chốt được ưu tiên thực hiện là đẩy mạnh thu hút đầu tư theo hình thức đối tác công tư.

Nhóm có chức năng hỗ trợ phát triển ngành lúa gạo theo hướng cạnh tranh cao, chất lượng, bền vững, gia tăng giá trị. Ảnh: Kim Anh.

Nhóm có chức năng hỗ trợ phát triển ngành lúa gạo theo hướng cạnh tranh cao, chất lượng, bền vững, gia tăng giá trị. Ảnh: Kim Anh.

Đại diện cho Tổ chức Tăng trưởng Châu Á (Grow Asia), bà Erin Sweeney, Giám đốc chương trình tại Grow Asia đánh giá, việc thành lập nhóm công tác đối tác công tư (PPP) về lúa gạo thể hiện một bước ngoặt quan trọng, hướng tới chuyển đổi ngành lúa gạo nhằm đảm bảo tăng trưởng bền vững và toàn diện tại Việt Nam nói riêng và khu vực Đông Nam Á nói chung. Tổ chức Grow Asia sẵn sàng hỗ trợ và hợp tác với các đối tác khối công tư tại Việt Nam để xây dựng chuỗi giá trị ngành hàng lúa gạo bền vững, với tiềm năng trở thành hình mẫu cho khu vực.

Bà Erin Sweeney, Giám đốc chương trình tại Grow Asia cam kết sẵn sàng hợp tác với các đối tác khối công tư tại Việt Nam xây dựng chuỗi giá trị ngành hàng gạo bền vững. Ảnh: Kim Anh.

Bà Erin Sweeney, Giám đốc chương trình tại Grow Asia cam kết sẵn sàng hợp tác với các đối tác khối công tư tại Việt Nam xây dựng chuỗi giá trị ngành hàng gạo bền vững. Ảnh: Kim Anh.

Việc tăng cường hoạt động của nhóm công tác đối tác công tư (PPP) về lúa gạo là một phần nỗ lực của Ban thư ký Đối tác phát triển nông nghiệp bền vững Việt Nam (PSAV) và Tổ chức Grow Asia nhằm xây dựng và thúc đẩy các hệ thống lương thực toàn diện, linh hoạt và bền vững hơn ở Đông Nam Á. Trong đó, việc tăng cường hoạt động của nhóm công tác đối tác công tư (PPP) về lúa gạo sẽ thu hút đầu tư và tăng cường hiện đại hóa hệ thống nông nghiệp và lương thực thông qua áp dụng công nghệ và kết nối đổi mới sáng tạo.

Xem thêm
Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Bồn nước nghĩa tình cho bà con vùng hạn mặn Bạc Liêu và Cà Mau

Báo Nông nghiệp Việt Nam và Tập đoàn Tân Á Đại Thành tiếp tục đồng hành trao tặng bồn nước và máy lọc nước cho người dân 2 tỉnh Bạc Liêu và Cà Mau.

Chuyện làm du lịch ở miền núi Phú Thọ: [Bài 1] Đồi chè Long Cốc, nàng tiên không ban cho dân được mấy tiền

'Không mấy ai nhìn ra giá trị của rừng Xuân Sơn, Tân Sơn nên bỏ lỡ cơ hội phát triển du lịch', TS. Ngô Kiều Oanh tiếc rẻ.