Đối tác công tư là công cụ quan trọng thu hút đầu tư vào nông nghiệp. Giảm sử dụng Colistin trong chăn nuôi lợn tại Việt Nam. Khai mạc Techmart nông nghiệp và công nghệ sau thu hoạch. Giá gạo xuất khẩu tăng 2 - 5 USD/tấn.
ĐỐI TÁC CÔNG TƯ LÀ CÔNG CỤ QUAN TRỌNG THU HÚT ĐẦU TƯ VÀO NÔNG NGHIỆP
Bền lề chuyến công tác của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại Hoa Kỳ, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Minh Hoan có buổi làm việc với Diễn đàn Kinh tế Thế giới - WEF nhằm thúc đẩy việc triển khai các sáng kiến đối tác công - tư cho an ninh lương thực và bền vững môi trường toàn cầu.Bộ trưởng đánh giá cao sự hợp tác chặt chẽ của WEF với Bộ NN-PTNT trong hơn 10 năm qua, góp phần thúc đẩy hợp tác theo hình thức Đối tác công tư - PPP trong lĩnh vực nông nghiệp tại Việt Nam.Việt Nam xem đầu tư theo hình thức PPP là một công cụ quan trọng để thu hút đầu tư vào nông nghiệp giúp tăng cường chế biến sâu, nâng cao giá trị nông sản và tuân thủ các tiêu chuẩn chất lượng quốc tế.Bộ trưởng Lê Minh Hoan mong muốn WEF phối hợp chặt chẽ với Việt Nam để triển khai các sáng kiến về phát triển bền vững, tạo ra hệ sinh thái nông nghiệp xanh, phát thải thấp, đóng góp cho các mục tiêu phát triển bền vững toàn cầu.Phía WEF cũng kỳ vọng tính tiên phong của ngành nông nghiệp Việt Nam trong giai đoạn mới sẽ tạo ra bước đột phá thu hút đầu tư trong phát triển bền vững và bao trùm, đặc biệt trong bối cảnh bất ổn của kinh tế thế giới, đứt gãy chuỗi cung ứng và xung đột giữa các quốc gia.
GIẢM SỬ DỤNG COLISTIN TRONG CHĂN NUÔI LỢN TẠI VIỆT NAM
Chiều 19/5, Bộ NN-PTNT phối hợp Trung tâm Quốc tế về Giải pháp giảm thiểu kháng sinh Đan Mạch tổ chức hội thảo khởi động dự án “giảm sử dụng colistin trong chăn nuôi lợn ở Việt Nam”. Hiện nay, kháng sinh colistin được sử dụng phổ biến trong thú y để điều trị các bệnh ở đường tiêu hoá lợn như viêm ruột, tiêu chảy, các bệnh nhiễm trùng đường ruột như Ecoli gây ra.Tuy vậy, việc sử dụng colistin rộng rãi, thiếu kiểm soát trong chăn nuôi lại gây nguy cơ lây lan vi khuẩn kháng kháng sinh và tồn dư kháng sinh trong thực phẩmTrên thế giới, việc sử dụng colistin trong chăn nuôi đang dần bị loại bỏ hoặc ít nhất là chỉ sử dụng coi là phương pháp điều trị sau cùng. Do đó, dự án sẽ tập trung vào thử nghiệm các giải pháp giảm sử dụng colistin, góp phần hỗ trợ cho kế hoạch hành động quốc gia trong việc phòng chống kháng kháng sinh.Theo đại diện Cục Thú y, dự án cũng sẽ xây dựng, áp dụng các biện pháp can thiệp có hiệu quả, đánh giá tác động của kinh tế, chính sách và nhận thức của người chăn nuôi đối với kháng kháng sinh để hỗ trợ sự phát triển bền vững của ngành chăn nuôi lợn cũng như sức khoẻ cộng đồng.
KHAI MẠC TECHMART NÔNG NGHIỆP VÀ CÔNG NGHỆ SAU THU HOẠCH
Trung tâm thông tin và thống kê, Sở Khoa học và Công nghệ TP HCM vừa khai mạc Techmart nông nghiệp và công nghệ sau thu hoạch, diễn ra trong hai ngày 19 và 20/5. Sự kiện có sự tham gia của 87 doanh nghiệp, viện, trường giới thiệu gần 200 công nghệ tới người dân, phù hợp với tình hình sản xuất tại Việt Nam trong lĩnh vực bảo quản, chế biến nông sản thực phẩm, lai tạo các giống cây trồng, vật nuôi. Nhiều công nghệ khác về bảo quản rau củ bằng plasma, nuôi cua biển trong nhà, các sản phẩm chế biến từ chùm ngây, sản xuất bột trái cây dùng công nghệ sấy lạnh, công nghệ nuôi đông trùng hạ thảo... cũng được giới thiệu tại Techmart.Tại sự kiện còn có tư vấn công nghệ miễn phí với sự tham gia của các chuyên gia hàng đầu về nông nghiệp. Các hội thảo chuyên đề về nông nghiệp, chế biến sau thu hoạch để doanh nghiệp, viện trường giới thiệu sản phẩm đến khách hàng.
GIÁ GẠO XUẤT KHẨU TĂNG 2 – 5 USD/TẤN
Giá chào bángạo xuất khẩu của Việt Nam vừa được điều chỉnh tăng 2 – 5 USD/tấn. Cụ thể, giá gạo 100% tấm ở mức 370 USD/tấn, tăng 2 USD/tấn; gạo 5% tấm tăng 2 USD/tấn lên mức 420 USD/tấn; gạo 25% tấm có giá 400 USD/tấn, tăng 2 USD/tấn; gạo Jasmine 523 – 527 USD/tấn, tăng 5 USD/tấn.Còn tại thị trường trong nước, giá lúa gạo hôm nay tại các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long duy trì ổn định. Trong khi đó, nhu cầu mua cám liên tục tăng do thiếu hụt nguyên liệu thức ăn chăn nuôi.