| Hotline: 0983.970.780

Cống Cái Lớn - Cái Bé, hướng đi mới cho ngành du lịch nông thôn

Chủ Nhật 12/11/2023 , 09:23 (GMT+7)

ĐBSCL Nhiều du khách đến với Kiên Giang để tham quan hệ thống thủy lợi Cái Lớn - Cái Bé và vùng sản xuất gắn với du lịch sinh thái.

Hệ thống thủy lợi Cái Lớn – Cái Bé là công trình thủy lợi quy mô lớn nhất khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Thủ tướng Phạm Minh Chính đánh giá đây là công trình của trí tuệ và bản lĩnh của người Việt Nam, công trình phục vụ cho mục tiêu phát triển nhanh và bền vững của đất nước, thay đổi tư duy từ sản xuất nông nghiệp sang tư duy phát triển kinh tế nông nghiệp, từ tư duy chống đỡ sang tư duy chủ động thích ứng và kiểm soát thuận thiên.

Ông Lê Hữu Toàn, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Kiên Giang nhận định, hệ thống thủy lợi Cái Lớn - Cái Bé đã chứng minh được khả năng điều tiết nước cho từng vùng sản xuất, phù hợp với việc điều chỉnh tái cơ cấu sản xuất nông nghiệp của tỉnh Kiên Giang. Ảnh: Kiều Trang.

Ông Lê Hữu Toàn, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Kiên Giang nhận định, hệ thống thủy lợi Cái Lớn - Cái Bé đã chứng minh được khả năng điều tiết nước cho từng vùng sản xuất, phù hợp với việc điều chỉnh tái cơ cấu sản xuất nông nghiệp của tỉnh Kiên Giang. Ảnh: Kiều Trang.

Sau gần 2 năm đi vào vận hành, trải qua nhiều lần đánh giá tác động đối với sản xuất nông nghiệp, hệ thống thủy lợi Cái Lớn - Cái Bé khẳng định được vai trò của mình trong công tác kiểm soát mặn và thích ứng biến đổi khí hậu.

Tại tọa đàm “Vận hành hiệu quả hệ thống thủy lợi Cái Lớn – Cái Bé” do Báo Nông nghiệp Việt Nam thực hiện, ông Lê Hữu Toàn, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Kiên Giang khẳng định, công trình đã góp phần tháo gỡ khó khăn trong công tác điều tiết mặn, ngọt, lợ trên địa bàn tỉnh thời gian qua.

Sau hơn 18 tháng đi vào vận hành, cụm công trình thủy lợi Cái Lớn - Cái Bé đã chứng minh khả năng điều tiết nước cho từng vùng sản xuất, phù hợp với việc điều chỉnh tái cơ cấu sản xuất nông nghiệp của tỉnh Kiên Giang. Hệ thống thủy lợi đã cấp nước lợ cho vùng sản xuất lúa tôm, khống chế độ mặn dưới 1 gram/lít tại khu vực trạm Trâm Bầu và trạm Cái Tư, chất lượng nước ở vùng khác cũng được đảm bảo để phục vụ sản xuất nông nghiệp.

Ông Toàn khẳng định, cống Cái Lớn - Cái Bé đã hoàn thành nhiệm vụ điều tiết chất lượng nước trong điều kiện khắc nghiệt nhất. Cụ thể, vào dịp Tết Nhâm Dần, độ mặn trên các sông tăng cao bất thường, địa phương đã phát hiện và xử lý kịp thời, nhờ vào hệ thống quan trắc tự động, xâm nhập mặn không ảnh hưởng đến công trình nội đồng của bà con nông dân.

"Mọi người trong thời gian đón Tết, nên rất khó phát hiện độ mặn tăng cao, nếu không có hệ thống thủy lợi Cái Lớn - Cái Bé, hoạt động sản xuất của người dân sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng", ông Toàn đánh giá.

Hệ thống thủy lợi Cái Lớn - Cái Bé đi vào vận hành, Kiên Giang không bị ảnh hưởng của xâm nhập mặn, tỉnh đã tiết kiệm được hàng chục tỷ đồng chi phí đắp đập tạm và nâng cấp đê bao. Ảnh: Trung Chánh.

Hệ thống thủy lợi Cái Lớn - Cái Bé đi vào vận hành, Kiên Giang không bị ảnh hưởng của xâm nhập mặn, tỉnh đã tiết kiệm được hàng chục tỷ đồng chi phí đắp đập tạm và nâng cấp đê bao. Ảnh: Trung Chánh.

Nổi bật, hiện nay mô hình tôm - lúa đang được nông dân tỉnh Kiên Giang phát triển mạnh do hưởng được nhiều lợi ích từ hệ thống công trình thủy lợi Cái Lớn - Cái Bé. 3 năm qua, tuy diện tích sản xuất lúa của Kiên Giang giảm nhưng vẫn giữ được sản lượng và chất lượng sản phẩm.

Ông Toàn thông tin mỗi năm Kiên Giang phải xây dựng, ban hành kế hoạch ứng phó hạn hán xâm nhập mặn, đặc biệt tại các huyện ven khu vực Cái Lớn – Cái Bé phải đắp các đập tạm ngăn mặn và tháo dỡ vào cuối năm để đảm bảo giao thông và giảm ô nhiễm cục bộ. Khi hệ thống thủy lợi Cái Lớn - Cái Bé đi vào vận hành, Kiên Giang không bị ảnh hưởng của xâm nhập mặn, tỉnh đã tiết kiệm được hàng chục tỷ đồng chi phí đắp đập tạm và nâng cấp đê bao.

Hệ thống thủy lợi Cái Lớn - Cái Bé mở ra hướng đi mới cho lĩnh vực du lịch nông thôn, nhiều du khách đến với Kiên Giang một phần vì hệ thống thủy lợi Cái Lớn - Cái Bé và vùng sản xuất gắn với du lịch sinh thái của bà con nông dân. Ảnh: Kiều Trang.

Hệ thống thủy lợi Cái Lớn - Cái Bé mở ra hướng đi mới cho lĩnh vực du lịch nông thôn, nhiều du khách đến với Kiên Giang một phần vì hệ thống thủy lợi Cái Lớn - Cái Bé và vùng sản xuất gắn với du lịch sinh thái của bà con nông dân. Ảnh: Kiều Trang.

Ngoài ra, cống Cái Lớn - Cái Bé còn gắn với hạ tầng giao thông đáp ứng nhu cầu kết nối logistics, giao thông đường thủy và đường bộ. mở ra hướng đi mới cho lĩnh vực du lịch nông thôn, hiện nay nhiều du khách đến với Kiên Giang một phần vì hệ thống thủy lợi Cái Lớn - Cái Bé và vùng sản xuất gắn với du lịch sinh thái của bà con nông dân.

Xem thêm
Kỷ luật ông Vương Đình Huệ, chưa xem xét kỷ luật ông Võ Văn Thưởng

Bộ Chính trị quyết định thi hành kỷ luật Cảnh cáo ông Vương Đình Huệ, chưa xem xét, xử lý kỷ luật ông Võ Văn Thưởng do đang điều trị bệnh.

Nhận quà khủng, chủ xe VF 6 chốt cọc với mức giá từ 579 triệu đồng

VF 6 đang là mẫu xe đáng mua nhất phân khúc khi chi phí bỏ ra cho chiếc xe chưa đến 600 triệu đồng nhưng giá trị nhận được thì vượt xa con số này.

Đảm bảo an toàn cho ngư dân mùa mưa bão: [Bài 1] Tính mạng trên hết

Phần lớn quãng đời của ngư dân gắn với biển. Biển cả mênh mông, trong khi bão tố rất bất thường, sinh mạng và tài sản của ngư dân luôn bị thiên tai đe dọa…

Hơi ấm cộng đồng giúp người dân Lục Yên gượng dậy sau bão

Yên Bái Vượt qua những đau thương, mất mát do thiên tai càn quét, những ngày này chính quyền và người dân ở huyện Lục Yên đang gượng dậy khôi phục sản xuất, dựng lại nhà ở.