Nước mặn xâm nhập vào sâu trong địa bàn tỉnh Sóc Trăng gần 50km, ngành chức năng đang nỗ lực hỗ trợ người dân trong việc lấy nước ngọt vào để trồng lúa.
Lấy nước ngọt cứu 3.000 ha lúa đông xuân muộn bị mặn xâm nhập
Nước mặn đã xâm nhập vào sâu trong địa bàn tỉnh Sóc Trăng gần 50km, ngành chức năng đang nỗ lực hỗ trợ người dân trong việc lấy nước ngọt vào để trồng lúa.
Do lúa bán được giá cao nên bất chấp khuyến cáo ngành chức năng hạn hán, xâm nhập mặn diễn biến phức tạp, nhưng nhiều nông dân ở tỉnh Sóc Trăng vẫn bất chấp xuống giống vụ đông xuân muộn. Năm nay, toàn huyện Long Phú nông dân xuống giống lúa đông xuân muộn trên 6.000ha, hiện có 3000 ha bị thiếu nước, xâm nhập mặn, trong đó có hơn 600 ha bị thiếu nước kết hợp ngộ độc phèn
Ông THẠCH MỸ - Xã Tân Hưng, huyện Long Phú, tỉnh Sóc Trăng: “Cháy đầu lá rồi đó, rễ nó đâu đâm ra rễ đen từ từ chết, sao bây giờ nếu mà nước ngọt vô được nữa là mình -trữ nữa là được ăn”.
Ông DƯƠNG THANH TÙNG – Thị trấn Long Phú, huyện Long Phú, tỉnh Sóc Trăng:“Thời điểm này lúa dã bước sang giai doạn trổ nhưng nguồn nước hiện tại đo được là 1 phần ngàn nên ảnh hưởng đến năng suất ”.
Hiện tại, nước mặn đã xâm nhập sâu vào địa bàn tỉnh Sóc Trăng gần 50km. Độ mặn đo được ở thời điểm hiện tại cao hơn so với cùng kỳ năm 2023 từ 0,3-7,2‰. Số liệu cho thấy tình trạng hạn hán, xâm nhập mặn đang có chiều hướng phức tạp, đe dọa hầu hết diện tích lúa ở các huyện như Long Phú, Cù Lao Dung và Kế Sách.
Ông TRẦN VĨNH NGHI – Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Sóc Trăng: “Nguy cơ mặn là rất cao nên rất thiếu nước ngọt, cơ quan đã chỉa đạo cho các nhân viên tăng cường đo mặn để kịp thời thông báo cho người dân lấy nước ngọt”
Dự báo hạn mặn sẽ còn kéo dài đến hết tháng 5. Trong khi đó, lúa đang giai trong giai đoạn phát triển quan trọng. Hiện tại ngành chức năng đang tích cực đo nồng độ mặn để khi có nước ngọt sẽ thông báo cho người dân kịp thời lấy nước dự trữ, phục vụ cho sản xuất.