| Hotline: 0983.970.780

Công nhận TBKT ghép cải tạo nhãn trên gốc vải

Thứ Hai 13/02/2012 , 10:56 (GMT+7)

* Giống nhãn chín sớm Lục Ngạn, nhãn chín muộn HTM1 lãi từ 63- 76 triệu đồng/ha

Mô hình nhãn ghép cải tạo trên gốc vải thiều
Mới đây, Hội đồng KH- CN của Bộ NN-PTNT đã tổ chức nghiệm thu, đánh giá cao kết quả thực hiện đề tài “Nghiên cứu kỹ thuật ghép nhãn lên vải, duy trì thu nhập hàng năm của người làm vườn tại tỉnh Bắc Giang và Hải Dương”.

Đây là đề tài nghiên cứu khoa học thuộc dự án KH- CN của Hội Làm vườn Việt Nam do GS.TS Ngô Thế Dân làm Chủ nhiệm. Hội đồng KH-CN đã công nhận kết quả đề tài là TBKT và cho phép áp dụng trong SX ở các vùng trồng vải tại miền Bắc.

Một trong những khó khăn làm ảnh hưởng rất lớn đến SX và hiệu quả kinh tế của cây vải thiều ở các tỉnh phía Bắc nước ta là vải chín đồng loạt trong thời gian rất ngắn, cộng với tình trạng phát triển diện tích ồ ạt, thiếu quy hoạch. Mặc dù sản lượng vải thiều hàng năm tăng cao, nhưng nông dân vẫn thu nhập thấp; thậm chí thất thu do thu hoạch và tiêu thụ không kịp; sản phẩm hư thối nhiều, giá bán hạ thấp do bị tư thương ép giá. Nhiều nông dân đã phải chặt bỏ bớt vải thiều để chuyển sang trồng các cây trồng khác...

GS.TS Ngô Thế Dân cho biết: Từ một sáng kiến táo bạo ghép thử thành công chồi nhãn chín muộn HTM1 trên gốc vải thiều của nông dân Lê Thế Hơn ở xã Hồng Giang, huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang, các cán bộ Hội Làm vườn Việt Nam đã xây dựng mô hình thử nghiệm để hoàn thiện quy trình công nghệ ghép cải tạo những vườn vải thiều già cỗi hoặc sâu bệnh nặng không còn khả năng hồi phục bằng các giống nhãn có tiềm năng năng suất cao, chất lượng tốt; có thời gian thu hoạch khác nhau, vừa để giúp người trồng vải duy trì ổn định thu nhập nhờ đa dạng hóa sản phẩm, vừa có tác dụng rải vụ thu hoạch, nâng cao giá trị sản phẩm.

Với tổng kinh phí 470 triệu đồng từ nguồn vốn vay hỗ trợ của Ngân hàng Châu Á- Thái Bình Dương (ADB), sau 2 năm triển khai thực hiện (9/2009- 12/2011) tại 2 huyện Lục Ngạn (Bắc Giang) và Chí Linh (Hải Dương), đề tài đã đạt được một số kết quả rất đáng khích lệ, được địa phương và nông dân đánh giá cao. Tỷ lệ cây ghép sống đạt cao (trên 80%), cây sinh trưởng khỏe, phát triển nhanh, ra hoa, đậu quả sớm, cho thu hoạch chỉ 2 năm sau ghép cải tạo, rút ngắn được thời gian cho thu hoạch 3- 4 năm so với trồng mới lại, tiết kiệm được chi phí SX, cho hiệu quả kinh tế cao.

Số liệu theo dõi trong năm thu hoạch đầu tiên cho thấy năng suất các giống nhãn ghép cải tạo lên gốc vải đạt từ 5,88- 14,4 kg/cây (2,35-5,76 tấn/ha), chất lượng quả tốt, không làm thay đổi hương vị của nhãn, các năm tiếp theo chắc chắn sản lượng sẽ tăng cao dần. Giống nhãn chín sớm Lục Ngạn và nhãn chín muộn HTM1 cho mức lãi thuần từ 63,86- 76,26 triệu đồng/ha, hiệu quả sử dụng đồng vốn tăng từ 78,6- 110%, hiệu quả sử dụng ngày công lao động tăng từ 70.000-70.300 đồng/công.

NNVN giới thiệu tóm tắt quy trình ghép cải tạo giống nhãn trên gốc vải để bà con tham khảo, vận dụng:

(Thông tin chi tiết mời quý vị độc giả theo dõi trên Báo NNVN số 31 ra ngày 13/2/2012)

Xem thêm
Hòa Bình có trên 6.000 cơ sở chăn nuôi nằm trong khu vực không được phép

Chăn nuôi là một trong những thế mạnh của tỉnh miền núi Hòa Bình với giá trị sản xuất cả năm 2023 ước đạt 4.130 tỷ đồng.

Xúc động những bức tranh tuyên truyền bệnh dại của học sinh

Bà Đinh Thị Phương Khanh, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT Long An chia sẻ: 'Khi nhận các bức tranh dự thi tuyên truyền bệnh dại của các em học sinh, chúng tôi rất xúc động'.

Hàng trăm ha lúa có nguy cơ thiệt hại hoàn toàn do hạn mặn

SÓC TRĂNG Xâm nhập mặn thời gian qua khiến hàng trăm ha lúa hè thu 2024 đã xuống giống ở xã Vĩnh Quới (thị xã Ngã Năm) không có nước tưới, nguy cơ thiệt hại hoàn toàn.

Độ mặn trên hệ thống thủy lợi Tả Trạch đảm bảo cho sản xuất

Các đơn vị quản lý, khai thác kiểm tra độ mặn ở các trạm bơm, cống lấy nước trước khi vận hành để đảm bảo yêu cầu sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản.