| Hotline: 0983.970.780

Công trình đặc biệt về vacxin Covid-19 đoạt Giải thưởng chính VinFuture lần thứ nhất

Thứ Năm 20/01/2022 , 22:32 (GMT+7)

Nhằm tôn vinh các nhà khoa học trên thế giới, Giải thưởng VinFuture sẽ trao 1 giải thưởng chính trị giá 3 triệu USD và 3 giải thưởng đặc biệt, mỗi giải 500.000 USD.

Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu tại Lễ Trao giải thưởng Khoa học, Công nghệ toàn cầu VinFuture lần thứ nhất. Ảnh: Giang Huy/VnExpress.

Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu tại Lễ Trao giải thưởng Khoa học, Công nghệ toàn cầu VinFuture lần thứ nhất. Ảnh: Giang Huy/VnExpress.

Một cuộc sống bình yên nhờ có các nhà khoa học

Tối 20/1, tại Hà Nội, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tới dự và có bài phát biểu tại Lễ Trao giải thưởng Khoa học, Công nghệ toàn cầu VinFuture (VinFuture Prize) lần thứ nhất.

Theo Thủ tướng, 2 năm qua, nhất là trong thời khắc khó khăn nhất của dịch bệnh, cả nhân loại đã đặt niềm tin, hy vọng và trông chờ vào các nhà khoa học để tìm ra vacxin, thuốc chữa, phòng chống Covid-19. Vacxin được ví như là lá chắn thép của nhân loại để vượt qua đại dịch Covid-19. Cả thế giới biết ơn, ngưỡng mộ các nhà khoa học - những người đã thực hiện sứ mệnh cao cả của mình. Chúng ta có mặt ở đây hôm nay bình yên, an toàn cũng chính nhờ các nhà khoa học, nhờ vacxin.

Tại Việt Nam, phát triển khoa học công nghệ được xác định là quốc sách hàng đầu, là một đột phá chiến lược để phát triển kinh tế - xã hội. Phát triển nhanh và bền vững dựa chủ yếu vào khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số.

Nhà nước đang đẩy mạnh thiết kế cơ chế, chính sách nhằm cụ thể hóa đường lối của Đảng, thúc đẩy huy động nguồn lực đổi mới sáng tạo để doanh nghiệp, xã hội và nhân dân vào cuộc, đưa khoa học công nghệ thực sự trở thành mục tiêu, động lực quan trọng, góp phần phát triển đất nước hùng cường và thịnh vượng; xác định mỗi người dân là chủ thể, là người thực hiện và thụ hưởng chính sách đổi mới sáng tạo. Đồng thời, việc thúc đẩy khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo còn là chủ trương lớn để thể hiện trách nhiệm của Việt Nam với cộng đồng quốc tế trong bối cảnh hội nhập quốc tế sâu rộng hiện nay.

Nhân dân Việt Nam có truyền thống yêu chuộng hòa bình và khát vọng phát triển, luôn ca ngợi vẻ đẹp nhân văn và giá trị cao cả của khoa học là tạo ra đột phá, nâng cao năng suất lao động, cải thiện đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân. Đồng thời, Việt Nam luôn trân trọng, trân quý, tôn vinh các nhà khoa học chân chính, đóng góp cho sự phát triển nhanh, bền vững của nhân loại.

Sứ mệnh của Giải VinFuture chính là cổ vũ và tôn vinh những nhà khoa học có công trình nghiên cứu xuất sắc mang tính ứng dụng cao, kiến tạo môi trường sống bền vững cho các thế hệ tương lai. Giải thưởng Vinfuture được xét duyệt nghiêm túc, trách nhiệm bởi 2 Hội đồng độc lập với thành viên là các nhà khoa học, nhà phát minh, chuyên gia uy tín ở nhiều lĩnh vực trên thế giới. Đây thực sự là tín hiệu tích cực của một giải thưởng lớn và uy tín.

Thủ tướng mong muốn, truyền thống yêu chuộng hòa bình, nhân ái, trí tuệ của dân tộc Việt Nam được tỏa sáng trong mỗi doanh nhân Việt Nam để xây dựng đất nước phát triển và thực hiện trách nhiệm, lan tỏa giá trị tốt đẹp với cộng đồng quốc tế. Thủ tướng hoan nghênh, đánh giá cao và ghi nhận Tập đoàn Vingroup đã nỗ lực trong việc xây dựng và phát triển Quỹ VinFuture - Quỹ hoạt động phi lợi nhuận nhằm tôn vinh giá trị của khoa học công nghệ trên phạm vi toàn cầu.

Hơn 1.200 lượt đăng kí, gần 600 dự án tranh giải

Quỹ VinFuture là quỹ hoạt động phi lợi nhuận, được sáng lập bởi Chủ tịch Tập đoàn Vingroup Phạm Nhật Vương và vợ là bà Phạm Thu Hương, có sứ mệnh tôn vinh và bổ trợ các nghiên cứu khoa học, các sáng chế công nghệ đột phá, đã đóng góp hoặc có tiềm năng đóng góp cho cuộc sống của hàng triệu người trên Trái Đất trở nên tốt đẹp hơn, đồng thời kiến tạo môi trường sống bền vững cho thế hệ tương lai.

Thủ tướng Phạm Minh Chính trao giải thưởng chính cho 3 nhà khoa học GS Kariko, GS Weissman và GS Pieter R. Cullis. Ảnh: Giang Huy/VnExpress.

Thủ tướng Phạm Minh Chính trao giải thưởng chính cho 3 nhà khoa học GS Kariko, GS Weissman và GS Pieter R. Cullis. Ảnh: Giang Huy/VnExpress.

Vào Ngày Quốc tế Đoàn kết nhân loại (20/12/2020), Quỹ đã thành lập Giải thưởng khoa học, công nghệ thường niên toàn cầu VinFuture. Hệ thống giải thưởng gồm 4 hạng mục, trong đó Giải thưởng chính - trị giá 3 triệu USD và là một trong những giải thưởng có giá trị lớn nhất thế giới; 3 Giải đặc biệt, mỗi giải trị giá 500.000 USD dành cho các nhà khoa học nữ, các nhà khoa học đến từ các nước đang phát triển và các nhà khoa học nghiên cứu những lĩnh vực mới.

Đây là điểm khác biệt nhân văn của VinFuture trong bối cảnh có rất ít giải thưởng tầm cỡ, giá trị lớn tôn vinh và cổ vũ các nhà khoa học ở những "vùng trũng" hoặc phải đối diện với nhiều rào cản trong nghiên cứu khoa học.

Hội đồng Giải thưởng VinFuture gồm các nhà khoa học và các nhà lãnh đạo uy tín của các tổ chức giáo dục, nghiên cứu, các tập đoàn công nghệ - công nghiệp hàng đầu trên thế giới với những thành tựu được ghi nhận toàn cầu. Chủ tịch Hội đồng Giải thưởng VinFuture là Giáo sư Sir Richard Henry Friend, Đại học Cambridge (Anh), chủ nhân Giải thưởng Millennium Technology Vật lý năm 2010, với hơn 20 bằng sáng chế.

Ngay từ mùa giải đầu tiên, VinFuture đã thu hút sự quan tâm mạnh mẽ của cộng đồng các nhà khoa học thế giới với hơn 1.200 đăng ký đến từ 654 trường đại học hàng đầu, 51 viện nghiên cứu nổi tiếng, 42 viện hàn lâm khoa học quốc gia uy tín toàn cầu.

Giải thưởng đã tiếp nhận 599 dự án tranh giải, trong đó, có gần 100 dự án đến từ các nhà khoa học nằm trong top 2% các nhà khoa học được trích dẫn nhiều nhất thế giới. Các nhà khoa học nữ cũng có sự góp mặt ấn tượng với tỷ lệ 34,3% trong tổng số ứng viên. Nhiều người trong số họ đã từng nhận được các giải thưởng cao quý như Giải thưởng Nobel,  Breakthrough, Tang Prize, Japan Prize...

VinFuture ghi nhận sự tham gia của 60 quốc gia ở 6 châu lục, trong đó số lượng dự án đến từ Bắc Mỹ và EU chiếm một tỷ trọng lớn, 52,6%. Việt Nam cũng có sự tham gia ấn tượng với 17 dự án.

Tại Lễ Trao giải thưởng Khoa học, Công nghệ toàn cầu VinFuture lần thứ nhất, Giải thưởng chính VinFuture trị giá 3 triệu USD đã được trao cho GS Kariko, GS Weissman và GS Pieter R. Cullis với công trình đặc biệt về vacxin Covid-19 sử dụng công nghệ mRNA.

Giải đặc biệt nhà khoa học nghiên cứu những lĩnh vực mới đã được trao cho GS Omar M. Yaghi.

Giải đặc biệt dành cho nhà khoa học nữ được trao cho GS Zhenan Bao với nghiên cứu "Sự phát triển của thiết bị điện tử hữu cơ dẻo linh hoạt được ứng dụng trong các ứng dụng bề mặt sinh học và cảm biến".

Và vợ chồng GS Quarraisha Abdool Karim và GS Salim Abdool Karim đã nhận được Giải đặc biệt cho Nhà khoa học đến từ các nước đang phát triển.

Xem thêm
Sống lại ký ức hào hùng trên tuyến đường 1C huyền thoại

KIÊN GIANG Tuyến đường 1C nối đường Hồ Chí Minh trên bộ nhằm vận chuyển hàng hóa, vũ khí, thuốc cứu thương, nhu yếu phẩm và đưa rước cán bộ chi viện cho chiến trường miền Nam.

Thứ trưởng Nguyễn Quốc Trị: Điều tra, xử lý nghiêm hành vi gây cháy rừng

Ngày 28/4, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Quốc Trị đã có buổi làm việc với tỉnh Hà Giang về tình hình sản xuất nông nghiệp và công tác phòng cháy, chữa cháy rừng.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Ùn tắc bến phà ra đảo Cát Bà dịp 30/4 và 1/5

HẢI PHÒNG Ngày 28/4, hàng nghìn người đã ùn ùn đổ về bến phà Đồng Bài để ra đảo Cát Bà khiến giao thông tắc nghẽn.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm