| Hotline: 0983.970.780

Công trình đường nông thôn mới thi công kém chất lượng

Thứ Ba 17/03/2020 , 10:20 (GMT+7)

Đường Nà Linh – Cốc Lùng, xã Bảo Cường, huyện Định Hóa (Thái Nguyên) được đầu tư với mục tiêu góp phần xây dựng nông thôn mới (NTM) kiểu mẫu.

Nền vỉa hè sau trận mưa đã sụt lún, hở hàm ếch, treo cả hàng gạch bao phía bên ngoài. Ảnh: T.N.

Nền vỉa hè sau trận mưa đã sụt lún, hở hàm ếch, treo cả hàng gạch bao phía bên ngoài. Ảnh: T.N.

Đây là công trình được đầu tư với số tiền gần 2 tỷ đồng, lấy từ nguồn ngân sách tỉnh, do Công ty TNHH An Khánh Bắc Thái thi công. Toàn tuyến có chiều dài là 209m, lòng đường rộng 6,5m, có vỉa hè mỗi bên rộng 2,5m, được xây dựng dựa trên cơ sở nâng cấp đường cũ.

Đến nay công trình này đã cơ bản đã hoàn thành, mặt đường  thảm bê tông nhựa, làm xong được vỉa hè. Tuy nhiên ngay từ khi công trình dang dở thì đã bị người dân nhiều lần tố là thi công không đảm bảo chất lượng, không đúng thiết kế, nhiều hạng mục nhỏ vừa làm xong đã hư hỏng.

PV Báo NNVN đã vào cuộc, tiến hành xác minh những thông tin phản ánh của người dân. Ngày 30/12/2019, công trình đường Nà Linh - Cốc Lùng đã làm xong nền vỉa hè, đang tiến hành đổ lớp bê tông mặt để lát gạch. Theo thiết kế, hai bên vỉa hè đất đắp độ chặt yêu cầu là K95. Tuy nhiên thực tế, nền đất đắp rất sơ sài, lổn nhổn, gần như không có dấu hiệu của việc được lu lèn.

Phần cạp thêm mặt đường không được lu lèn, mà chỉ đổ đất và cấp phối xuống. Ảnh: T.N.

Phần cạp thêm mặt đường không được lu lèn, mà chỉ đổ đất và cấp phối xuống. Ảnh: T.N.

Còn phần mở rộng hai bên so với với đường cũ rộng gần 1m, được chia thành 3 lớp: Lớp 1 là đất đắp K98 dầy 50cm; lớp 2 là cấp phối đá dăm loại 2 dầy 30cm; lớp thứ 3 là cấp phối đá dăm lọai 1 dầy 15cm. Nhưng bằng mắt thường chỉ thấy có đá dăm san được lấp xuống.

Phần mương xây bê tông đã hoàn thành, yêu cầu lòng mương phải rộng 60cm, 2 thành rộng 15cm, cao từ đáy lên 50cm. Nhưng khi đo bằng thước đo, thì trung bình chỉ rộng 57cm, nhiều đoạn dưới 55cm. Còn thành mương không đều nhau, một số điểm đạt trên 15cm, nhưng nhiều đoạn không đạt.

Theo thiết kế, vỉa hè đất đắp độ chặt yêu cầu đạt K95. Còn thực tế nền đất được đắp rất sơ sài, lổn nhổn nhưng đã rải lớp cát và lót bê tông lên để lát gạch. Ảnh: T.N.

Theo thiết kế, vỉa hè đất đắp độ chặt yêu cầu đạt K95. Còn thực tế nền đất được đắp rất sơ sài, lổn nhổn nhưng đã rải lớp cát và lót bê tông lên để lát gạch. Ảnh: T.N.

Trao đổi với Báo NNVN, Chủ tịch UBND xã Bảo Cường Mạc Bảo Vỹ thông tin, xã là đại diện đầu tư dự án, nhưng vấn đề giám sát công trình thì đã hợp đồng với cơ Công ty Thịnh Quang ở tỉnh Thái Nguyên. Nhưng chỉ gặp được cán bộ đơn vị này 1 lần, và rất khó liên hệ để trao đổi công việc. 

Vỉa hè làm xong khoảng 2 tuần thì trời có mưa vào ngày 24 và 25/1/2020 (tức ngày 30 và mùng 1 Tết Nguyên đán), các bó vỉa bị lún xuống, tạo thành những khe nứt lớn so với mặt vỉa hè mới được làm. Đất đắp phía giáp mương bị ngấm nước, khiến đất tụt và hở hàm ếch.

Sau đợt nghỉ Tết Nguyên đán 2020, đến ngày 24/2 đoạn đường mới tiếp tục thi công để hoàn thiện phần còn lại. Những khe nứt rộng từ 2 - 5cm chạy dọc giữa vỉa hè với bó vỉa đã được nhà thầu phủ lên một lớp xi măng. Đến ngày 13/3, mặt đường đã được rải xong áp phan bê tông nhựa.

Cán bộ kỹ thuật của đơn vị thi công là Bùi Văn Kiên khẳng định, việc bó vỉa vẻ bị lún là do xe ô tô đè lên, và do bên dưới chỉ là nền đất. Mương thoát nước hụt so với thiết kế là do quá trình thi công thôi, nhưng khuôn vẫn đảm bảo kích cỡ. Còn đất đắp vỉa hè sụt 1 tí là đất đắp có tỷ lệ 1.1, độ dốc không đủ khiến nước mưa làm trôi đất ra.

Công trình đường NTM Nà Linh – Cốc Lùng hiện đã cơ bản đã hoàn thiện nhưng có nhiều nghi vấn về chất lượng. Ảnh: T.N.

Công trình đường NTM Nà Linh – Cốc Lùng hiện đã cơ bản đã hoàn thiện nhưng có nhiều nghi vấn về chất lượng. Ảnh: T.N.

Tuy nhiên một người dân cho rằng, phần đường cạp 2 bên chỉ lu trên mặt, còn các lớp phía bên dưới vẫn giữ nguyên. Còn bó vỉa bị nứt ra so với mặt vỉa hè là do chỉ được đặt trên nền đất, không được lu lèn cẩn thận nên gặp mưa mới lún xuống như vậy. Ngay cả nền vỉa hè cũng làm sơ sài, khiến cho đất gặp mưa mới sụt lún, hở treo cả hàng gạch bao bên ngoài lên.

Qua thực tế cho thấy, việc người dân tố doanh nghiệp thi công ẩu, ăn bớt khối lượng, … là có cơ sở. Tuy nhiên, việc công trình này có đảm bảo chất lượng hay không, vẫn cần cầu trả lời thỏa đáng của các cơ quan chức năng.

Xem thêm
424 hộ nghèo tỉnh Ninh Bình được hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà ở

Năm 2024, tỉnh Ninh Bình sẽ hỗ trợ hơn 37 tỷ đồng xây dựng, sửa chữa nhà ở cho 424 hộ nghèo, khó khăn trên địa bàn.

Hưng Yên: Nhiều giải pháp đảm bảo vệ sinh môi trường nông thôn

Những giải pháp dưới đây vừa giúp giảm căn bản ô nhiễm môi trường, vừa tạo ra lượng lớn phân hữu cơ chất lượng tốt chăm bón cho cây trồng.

Bến Tre bán sản phẩm OCOP trên Youtube, Tiktok

Hội Nông dân Bến Tre vừa có chương trình ghi nhớ hợp tác để thúc đẩy thương mại số sản phẩm OCOP.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm