| Hotline: 0983.970.780

CTY TNHH MTV CAO SU MANG YANG: CAM KẾT BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

Thứ Tư 12/09/2012 , 14:02 (GMT+7)

Rõ ràng XN chế biến cao su K’Dang không gây ô nhiễm như một thông tin của một vài cơ quan thông tin đâị chúng đã nêu.

Vừa qua, một vài hộ dân thôn Cầu Vàng, xã K’Dang, huyện Đăk Đoa, tỉnh Gia Lai phản ánh đang phải sống trong môi trường ô nhiễm do Xí nghiệp chế biến cao su K’Dang thuộc Cty TNHH MTV Cao su Mang Yang gây ra. Vậy thực hư của tình trạng này ra sao?

Để làm rõ liệu Xí nghiệp chế biến cao su K’Dang có gây ô nhiễm môi trường hay không? Chúng tôi cùng đoàn các nhà báo Trung ương và địa phương đóng trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã có chuyến đi thực tế đến thôn Cầu Vàng và khu xử lý nước thải của Xí nghiệp. Hộ dân đầu tiên chúng tôi gặp là gia đình chị Huỳnh Thị Vân nhà đối diện với cổng vào Xí nghiệp chế biến mủ cao su K’Dang. Đang dọn dẹp nhà cửa, gặp khách lạ chị mời chúng tôi vào nhà. Khi biết chúng tôi muốn tìm hiểu về tình hình môi trường ở đây như thế nào, chị Vân cho biết: Cứ vào mùa chế biến mủ là có mùi hôi từ mủ cao su của Xí nghiệp chế biến cao su tỏa ra khi thì phảng phất khi thì mùi cũng khá nặng, nhiều người ở nơi khác mới tới lần đầu ngửi thấy mùi này thấy rất khó chịu. Nhà tôi chuyển về đây sinh sống từ năm 2004, đến nay đã được 8 năm nhưng cũng chưa thấy sức khỏe bị ảnh hưởng.

Gần đó, gia đình ông Nguyễn Công Đoàn sống ở phía dưới đường của Xí nghiệp chế biến mủ K’Dang, ông Đoàn cho hay: Do nhà ở phía Đông so với Xí nghiệp nên cứ vào mùa gió Nam thì gia đình tôi phải chung sống với mùi khó chịu này, tuy nhiên vào mùa gió Bắc thì không có mùi. Theo ông Đoàn, mùi hôi từ chế biến mủ cao su này ban ngày đỡ hơn, còn vào ban đêm mùi nặng hơn. Chúng tôi ra phía sau nhà kiểm tra cái giếng đào dùng để sinh hoạt xem nguồn nước của gia đình có bị ảnh hưởng gì không thì thấy nước vẫn bình thường.


Hồ chứa nước thải chế biến mủ cao su sau khi được xử lý

Theo ông Đoàn, nguồn nước hiện không bị ảnh hưởng gì, mong muốn của các hộ dân ở đây là mong Xí nghiệp có biện pháp xử lý để làm sao giảm thiểu hơn nữa mùi hôi từ chế biến cao su tỏa ra để người dân trong thôn chúng tôi an tâm sinh sống.

Chúng tôi tiếp tục đi thực tế tại Xí nghiệp chế biến cao su K’Dang, được anh Thân Minh Ngữ, Giám đốc Xí nghiệp dẫn đi thăm khu xử lý nước thải. Trước mắt chúng tôi cả khu xử lí nước thải bề thế dưới hàng cây xanh ngát. Anh Ngữ cho biết: Quy trình xử lý nước thải chế biến mủ cao su của chúng tôi qua rất nhiều công đoạn. Toàn bộ nước để chế biến mủ cao su, rửa dụng cụ được thu gom về bể gạn mủ, tại đây chúng tôi dùng men vi sinh để xử lý, sau đó nguồn nước thải sẽ được đưa qua bể cân bằng, rồi bể chứa bùn.

Tiếp đến nguồn nước này được đưa đến mương ô xy hoá, tại đây có hai máy sục khí cỡ lớn hoạt động, sau đó nước được đưa đến bể lắng ly tâm, tiếp đến nước thải được đưa đến bể khử trùng, tại đây nguồn nước thải được xử lý bằng nước javen 10% để làm nước trong và diệt vi khuẩn có hại, tiếp đến thải nước được đưa đến bể sục khí để làm bay mùi Clo còn tàn dư trong nước. Cuối cùng nước thải được đưa đến hồ chứa, sau đó ngưồn nước này tiếp tục được tái sử dụng để tưới cây xanh và chế biến phân vi sinh. Theo quan sát của chúng tôi, nước thải tại hồ chứa rất trong, phía dưới hồ được Xí nghiệp thả bèo tây và có rất nhiều loại cá như cá trê, rô phi, chép… sinh sống. Bên trên mặt nước giữa hồ, Xí nghiệp xây dựng một khu giải trí để tiếp khách và câu cá.

Vậy, XN chế biến cao su K’Dang có làm ô nhiễm môi trường hay không?

Theo nội dung kết luận của các cơ quan chức năng đến kiểm tra tình hình xử lý môi trường của Xí nghiệp chế biến cao su K’Dang gồm: Biên bản làm việc của Tổng cục Môi trường ngày 22/11/2011, Biên bản kiểm tra của Phòng TN & MT huyện Đăk Đoa ngày 24/2/2012 và gần đây nhất là Biên bản kiểm tra của Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường, Bộ Công an ngày 18/8/2012. Nội dung các biên bản này đều kết luận: Xí nghiệp đã thực hiện tốt công tác giám sát, kiểm tra định kỳ môi trường một năm 4 lần theo quy định của pháp luật. Các mẫu nước thải, khí thải và bùn thải được các cơ quan chức năng lấy tại Xí nghiệp chế biến mủ cao su đi kiểm tra và đều nằm trong quy chuẩn cho phép.

Theo kết luận của Cục cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường thì nguồn nước thải từ chế biến mủ cao su của Xí nghiệp được xử lý theo công nghệ hóa chất và Polyme kết hợp với sinh học. Sau quá trình xử lý, nước thải của nhà máy đạt QCVN01:2008 được chứa trong hồ sau đó bơm tái sử dụng không xả ra môi trường. Khí thải ra môi trường, tiếng ồn đạt tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật…Mới đây, ngày 27/8/2012, Sở TN – MT Gia Lai đã ban hành quyết đinh số 75/QĐ-STN-MT về việc chứng nhận đã hoàn thành việc thực hiện các biện pháp xử lý triệt để theo Quyết định 64 ngày 22/4/2003 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt “ Kế hoạch xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng”. Như vậy, rõ ràng XN chế biến cao su K’Dang không gây ô nhiễm như một thông tin của một vài cơ quan thông tin đâị chúng đã nêu.


Nước thải đang được xử lý bằng máy sục khí

Ông Lê Đình Bửu, Tổng Giám đốc Cty TNHH MTV Cao su Mang yang cho biết: Xí nghiệp Chế biến cao su K’Dang có công suất thiết kế 10.500 tấn/năm. Trong quá trình chế biến mủ cao su phải sử dụng nhiều nước, để không gây ô ra nhiễm môi trường, năm 2007 Cty chúng tôi đã đầu tư xây dựng và đưa vào vận hành hệ thống xử lý nước thải tiên tiến của Singgapo theo công nghệ mương ô xy hóa kết hợp với vi sinh có công suất 1.100m3/ngày đêm với tổng kinh phí là 9,6 tỷ đồng.

Công ty cũng đã đầu tư xây dựng, áp dụng hệ thống quản lý môi trường cho Xí nghiệp theo tiêu chuẩn ISO 14001:2004 và đã được Tổng cục Tiêu chuẩn đo lượng chất lượng cấp chứng nhận.

Anh Thân Minh Ngữ cho biết thêm: Nguồn nước thải sau khi được xử lý chúng tôi để nuôi cá và tái sử dụng vào sản xuất mủ cao su, phục vụ sản xuất phân hữu cơ vi sinh và tưới cho cây xanh trong khuôn viên của xí nghiệp nên không có tình trạng trực tiếp xả ra suối và ra ruộng của người dân trong thôn. Mặt khác do đáy hồ chứa nước được làm bằng công nghệ chống thấm và hàng năm khi hết vụ sản xuất nguồn nước thải trong hồ đã được tái sử dụng hết, Xí nghiệp đều kiểm tra bờ bao có bị rò rỉ hay không để xử lý nên không có tình trạng nước thải thẩm thấu ra ngoài.

Mùi hôi từ mủ cao su trong qua trình chế biến mủ là mùi đặc trưng của cao su nhưng không ảnh hưởng đến sức khỏe con người ( đã có kết luận của cơ quan chức năng). Tuy nhiên để giảm thiểu mùi hôi từ chế biến, chúng tôi đã áp dụng công nghệ khử mùi bằng chế phẩm sinh học Gam K, lắp đặt tháp khử mùi… nên mùi đã giảm thiểu đáng kể. Cũng theo anh Ngữ, thì trong thời gian tới một mặt nhà máy sẽ tuân thủ nghiêm ngặt các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường và các tiêu chuẩn bảo vệ môi trường theo hệ thống ISO 14001: 2004, mặt khác sẽ tiếp tục nghiên cứu, đầu tư và áp dụng các tiến bộ của khoa học trong bảo vệ môi trường về ngành cao su trong sản xuất, chế biến mủ cao su.

Xem thêm
Thường vụ Quốc hội đồng ý khởi tố, bắt tạm giam Bí thư Bắc Giang Dương Văn Thái

Ủy ban Thường vụ Quốc hội đồng ý đề nghị về việc khởi tố, bắt tạm giam, khám xét nơi ở, nơi làm việc đối với ông Dương Văn Thái.

ĐBSCL thiếu nước hay không biết giữ nước?

CẦN THƠ 'Sông có nước, trên trời có nước, vậy tại sao ĐBSCL lại thiếu nước?', vấn đề được các chuyên gia đặt ra để đi tìm giải pháp cho câu chuyện giữ nước của vùng.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Vụ nổ lò hơi khiến 6 người tử vong: Công an đã xác định nguyên nhân

ĐỒNG NAI Sau khi vụ nổ lò hơi tại Công ty gỗ Bình Minh xảy ra, Công an tỉnh Đồng Nai đã chỉ đạo các đơn vị vào cuộc điều tra nguyên nhân của vụ việc.