| Hotline: 0983.970.780

Cù lao Khoai xứ - Chuyện bây giờ mới kể: Ra khơi bắt 'thần dược'

Thứ Tư 15/06/2022 , 06:46 (GMT+7)

Ngoài nhiều loại hải sản quý, Đảo Phú Quý có có khoảng 20 loại hải sâm, trong đó, hải sâm gai, hải sâm vú được coi là 'thần dược', rất được lòng các quý ông.

Có khoảng 50 loại hải sâm ở hầu hết các vùng biển Việt Nam. Tại biển đảo Phú Quý cũng có khoảng 20 loại. Trong đó có những loại giá trị cao như hải sâm trắng, hải sâm đỏ, riêng hải sâm vú, còn gọi là vú nàng, có giá trị cao nhất.

Nhóm ngư dân chuẩn bị đồ nghề lặn bắt hải sâm. Ảnh: Phúc Lập.

Nhóm ngư dân chuẩn bị đồ nghề lặn bắt hải sâm. Ảnh: Phúc Lập.

Ra khơi

Sáng ngày thứ tư ở đảo Phú Quý, khi tôi vừa mở mắt thì anh Hùng, người tôi quen hôm đầu tiên ra đảo, gọi điện thoại cho tôi. “Có thằng em nó chuẩn bị đi bắt hải sâm, chú có muốn đi theo không? Thấy tụi nó xách đồ nghề ra, chợt nhớ hôm bữa anh nói có gì hay hay thì gọi báo nên tôi gọi”, nghe vậy, tôi vội đáp: “Có chứ anh. Mấy khi có dịp như vậy”. Anh tiếp. “Vậy để tôi nói tụi nó đợi, bây giờ tôi đến chở anh ra bến Lạch Dù”.

Chừng 20 phút sau, tôi có mặt ở bến ghe làng chài Lạch Dù. Đến nơi tôi mới biết, có anh Trần Văn Chơn, sinh năm 1986, người tôi đã gặp hôm đầu ra đảo. Chơn có mấy ao xây chắn biển nuôi hải sản ở thôn Đông Hải, xã Long Hải. Anh nuôi nhiều loại hải sản trong ao, bao gồm cả mấy loại hải sâm. “Chủ xị” trong chuyến đi này là Văn Tiên, sinh năm 1989, ngư dân bắt hải sản chuyên nghiệp ở đảo, và thêm 5 người nữa. “Nói trước là anh đi theo cho biết thôi chứ không xuống biển được đâu nha”, Tiên cười nói với tôi. Chiếc ghe nổ máy, hướng ra biển.

Văn Tiên đang lặn dưới độ sâu 18m. Ảnh: Văn Tiên.

Văn Tiên đang lặn dưới độ sâu 18m. Ảnh: Văn Tiên.

Khoảng 1 tiếng sau, ghe từ từ giảm tốc rồi dừng hẳn, Tiên bảo: “Đến nơi rồi”. Mọi người nhanh chóng chuẩn bị đồ nghề lặn. Đồ nghề nhóm lặn bắt hải sâm khá đơn giản, chỉ cần 1 chiếc kính lặn, thiết bị cung cấp oxy, chiếc túi lưới để đựng sản phẩm thu hoạch, vậy là đủ. Ngoài ra, 1 người trong nhóm cầm theo cây chĩa dài, Tiên cho biết, để xiên khi gặp mực nang. “Ban ngày nước ấm nên không cần mặc đồ bảo hộ, ban đêm tang bị kỹ hơn”, Tiên nói rồi 3 người lần lượt nhảy xuống. Chơn và 2 người khác ở lại trên ghe để làm “công tác hậu cần”, đó là chạy ghe theo nhóm ở dưới biển và xử lý khi có tín hiệu từ dưới đáy biển báo lên. Thợ lặn xuống biển mỗi lần khoảng 30 phút.

Chơn cho biết, hải sâm có rất nhiều loại. Dựa vào màu sắc, hình dáng của từng loại có tên khác nhau như đồn đột, áo tơi, đỉa biển, sâm biển, ngậng, vải, da trăn...Trong số những loại hải sâm phổ biến mà ngư dân thường đánh bắt, có những loại giá chỉ vài chục ngàn 1kg, nhưng có loại như hải sâmnhư hải sâm vú, có giá từ 1 triệu đồng 1kg trở lên. Loại hải sâm này có 2 hàng vú nhỏ dưới bụng nên được gọi là vú nàng. Ngay cả hải sâm vú cũng có 2 loại là vú nàng trắng và vú nàng đỏ. Loại vú nàng trắng mua tận gốc, tức mua của ngư dân, giá cũng gần 1 triệu đồng 1kg. Nhưng muốn bắt vú nàng thì phải đi ban đêm. Còn ban ngày nó ra rất ít.

Hải sâm lựu. Ảnh: Văn Tiên.

Hải sâm lựu. Ảnh: Văn Tiên.

“Em nghe mấy chú lớn tuổi kể, vú nàng bổ lắm. Đứng đầu trong các loại bổ. hải mãi thì chỉ ngâm rượu uống thôi, còn hải sâm, ngoài ngâm rượu ra có thể chế biến các kiểu. Nấu cháo, xào, nấu canh, ai ăn cũng tốt. Những công dụng với đàn ông thì em không rành, nhưng em khẳng định nó là “thần dược” của bà mẹ mất sữa. Vì em đã kiểm chứng rồi. Cách đây mấy năm, chị con bác em ở Sài Gòn sinh cháu đầu, cả 2 mẹ con đều suy dinh dưỡng nặng, sinh thiếu tháng. Em nghe bác than, liền gửi 1kg hải sâm vú nàng khô vào cho chị kêu bác hầm cháo gạo lứt cho chị ăn. Mấy ngày sau cháu bú không hết sữa. Mà chị cũng khoẻ rất nhanh, chẳng cần móng giò hầm gì cả”, Chơn nói.

Hải sâm mủ. Ảnh: Văn Tiên.

Hải sâm mủ. Ảnh: Văn Tiên.

Gần 2 tiếng sau, nhóm lặn bắt hải sâm kết thúc chuyến lặn, trèo lên ghe. Số hải sâm từ 3 chiếc túi lưới được đổ vào thùng nhựa, gần đầy, Tiên ước chừng 15 ký hải sâm các loại. Riêng vú nàng chỉ có 3 con. Những con hải sâm vẫn còn sống, ngọ ngoạy như con đỉa, dài khoảng từ 15cm trở lên, lớp da bên ngoài sần sùi, nhiều khối sần, u cục, tôi không phân biệt được đâu là đầu, đâu là đuôi, ở giữa thân có một lỗ nhỏ, Tiên bảo, đó là “miệng” của hải sâm. Xung quanh miệng hải sâm có rất nhiều xúc tu nhỏ. Đây được xem là những “cánh tay”, có tác dụng thu thập và cho thức ăn vào miệng. Thức ăn chủ yếu của Đỉa biển là xác chết của động vật dưới biển, phù du và các chất hữu cơ ở đáy biển. “Bình thường đi biển xa đánh bắt thì ướp muối. Đi nhanh thì ướp đá, vào bán ngay. Còn hôm nay đi gần, về nhanh nên không cần ướp gì cả”, Tiên nói.

Một con hải sâm gai hiếm hoi. Ảnh: Văn Tiên.

Một con hải sâm gai hiếm hoi. Ảnh: Văn Tiên.

Trăn trở vì nguồn hải sản cạn kiệt

“Thùng hải sâm này được bao nhiêu tiền?”, tôi hỏi. “Rẻ lắm anh ơi. Vú nàng thì mắc, nhưng hiếm, phải đi ban đêm, còn mấy loại này giá từ vào chục đến hơn trăm ngàn đồng 1kg thôi. Trong các loại hải sâm, vú nàng có giá nhất, nếu con có trọng lượng khoảng từ 1kg trở lên thì càng mắc, cả triệu đồng/1kg”, Tiên nói.

Văn Tiên cho biết, trên đảo có cả chục điểm bán hải sâm tươi, khô. Sau khi mua của ngư dân, hải sâm được phân loại, rửa sạch cát, làm sạch bên trong bụng, hải sâm được luộc với nước sôi lăn tăn trong 30 phút. Tiếp đó, vớt hải sâm ngâm vào nước lạnh đến khi nguội, làm ráo nước và muối vào thùng. Sau 3 ngày muối, hải sâm được luộc lại lần thứ 2, muối lại và mang phơi khô hoàn toàn. Hải sâm khô có màu xám đen, nổi muối trắng bên ngoài. Sản phẩm được tiêu thụ nhiều nhất là TP.HCM.

Sau gần 2 tiếng lặn bắt, nhóm của Tiên thu được khoảng 15kg sâm các loại. Ảnh: Phúc Lập.

Sau gần 2 tiếng lặn bắt, nhóm của Tiên thu được khoảng 15kg sâm các loại. Ảnh: Phúc Lập.

Chơn cho biết, hải sâm thường sống ở đáy cát hoặc những nơi có nhiều đá ngầm, san hô chết với độ sâu từ 20m trở lên. Xưa kia quanh đảo Phú Quý rất nhiều hải sâm. Nhưng khi đó, dân Phú Quý chưa biết loài đỉa biển này là đặc sản có giá trị kinh tế cao và là “thần dược” của đại dương, nên ít khai thác. Khoảng 6 - 7 năm trở lại đây, du lịch phát triển, giao tiếp bên ngoài nhiều, dân đảo mới biết hải sâm có giá trị kinh tế cao, và bắt đầu khai thác mạnh, khiến sản lượng hải sâm ở ngư trường Phú Quý dần cạn kiệt. Giờ muốn bắt hải sâm, phải đi rất xa mới có. Thậm chí, nhiều tàu sau 1 chuyến biển chỉ kiếm được 5 - 10kg hải sâm các loại.

Văn Tiên cho biết, bây giờ muốn bắt hải sâm, phải đi cách đảo vài chục hải lý trở lên mới có. Ảnh: Phúc Lập.

Văn Tiên cho biết, bây giờ muốn bắt hải sâm, phải đi cách đảo vài chục hải lý trở lên mới có. Ảnh: Phúc Lập.

“Hải sâm đang ngày càng ít đi rồi. Mấy năm trước, chỉ cần ra ghềnh đá là có thể bắt được. Hồi còn nhỏ, sau mỗi đợt bão, sóng to, chỉ cần ra mấy bãi biển, gành đá là thấy hải sâm lăn lóc trên cát mà chẳng ai bắt. Vì hồi đó du lịch chưa có, hải sản chỉ dân trên đảo ăn thôi, mà trên đảo thì thiếu gì cá tôm, cua, đâu ai ăn hải sâm làm gì. Còn giờ phải ra tận ngoài khơi xa, lặn sâu hơn chục mét trở lên mới có, như chỗ này cách đảo 27 hải lý, biển sâu gần 20m. Mà bây giờ, hải sâm to nhỏ gì người ta cũng bắt”, Chơn nói.

Trò chuyện với Chơn tôi mới biết, anh xây mấy ao chắn biển không chỉ để kiếm thu nhập, mà còn muốn nuôi các loại hải sản hiếm, cạn kiệt như tôm hùm bông, cua huỳnh đế, hải sâm các loại. Anh thường dặn những nhóm ngư dân như nhóm Văn Tiên, khi bắt hải sản cố gắng giữ chúng còn sống, anh mua về thả nuôi. Nhất là những con kích cỡ nhỏ.

Đây là con hải sâm gai đỏ trong ao của Trần Văn Chơn, trọng lượng khoảng hơn 2kg. Ảnh: Phúc Lập.

Đây là con hải sâm gai đỏ trong ao của Trần Văn Chơn, trọng lượng khoảng hơn 2kg. Ảnh: Phúc Lập.

“Năm 2015 em bắt đầu thả nuôi những con hải sâm trong hồ, khu vực nước sâu gần 10m. Đến nay, có những con nặng hơn 2kg rồi. Nhưng không thấy nó đẻ. Vừa rồi, em tìm tài liệu về nó, mới biết ngoài Nha Trang có ông tiến sĩ nào đó nuôi hải sâm sinh sản rồi. Em định sẽ ra Nha Trang một chuyến tìm hiểu xem sao. Nếu mình nhân giống nuôi hải sâm vú sinh sản trên đảo này được thì quá hay, vừa phát triển kinh tế vừa du lịch luôn”, Chơn nói. (Hết)

“Hải sâm là dược liệu quý được sử dụng với nhiều mục đích như bồi bổ sức khỏe và điều trị nhiều bệnh lý như: bổ thận, tráng dương, bồi bổ cơ thể sau khi suy nhược, phòng ngừa và điều trị bệnh xơ vữa động mạch; làm bình thường hóa quá trình trao đổi chất Protit và Lipit trong máu; Tăng hấp thụ oxy trong tim và gan….”, lương y Phạm Quốc Vinh, Chủ tịch Công ty Đông dược Việt.

  • Rủ nhau đi hái lộc rừng
    Phóng sự 18/03/2024 - 06:00

    Quảng Bình Cứ vào tháng Ba hàng năm, nhiều người dân sống ở các xã Quảng Kim, Quảng Châu, Quảng Hợp (Quảng Trạch, Quảng Bình) rủ nhau lên rừng hái dâu và có nguồn thu đáng kể.

  • Mùa hoa mộc miên
    Phóng sự 15/03/2024 - 06:00

    Mộc miên, loài cây chung thủy với tháng Ba, cứ độ sau xuân lại rạo rực tự đốt cháy mình thắp lửa những góc trời, từ vùng đồng rừng đến những miền quê yên ả…

  • Hang Táu - miền cổ tích còn phong kín
    Phóng sự 12/03/2024 - 06:05

    Hang Táu là một thung lũng được giấu kín giữa bốn bề núi. Trời đất như chừa ra một khoảng đất tương đối bằng phẳng chỉ để cỏ cây khoe sắc...

  • Chuyện giữ rừng giữa biển
    Phóng sự 11/03/2024 - 06:15

    Qua Tết Nguyên đán, vùng đảo Tây Nam Tổ quốc bước vào cao điểm mùa khô, lực lượng chức năng bắt đầu ‘mướt mồ hôi’ với công tác giữ rừng trên các hòn đảo…

  • Bà Xuân 'hủi'
    Phóng sự 08/03/2024 - 08:45

    Từng là giáo viên mầm non nhưng đến nay nữ y tá Nguyễn Thị Xuân đã có gần 40 năm đồng hành cùng những bệnh nhân tại trại phong Quả Cảm - Bắc Ninh.

  • Những 'bông hồng' trên mâm pháo
    Phóng sự 08/03/2024 - 06:30

    Đó là những nữ dân quân trẻ tuổi thuộc Đại đội pháo phòng không 37 ly ở Đồng Hới, Quảng Bình. Bất kể trong điều kiện thời tiết nào, họ vẫn hăng say luyện tập…

  • Thu hoạch tiêu, nghề nguy hiểm
    Phóng sự 06/03/2024 - 06:33

    Nghề hái tiêu nhìn bên ngoài có thể dễ dàng nhưng công việc luôn đứng trên thang cao, tai nạn có thể ập đến bất cứ lúc nào. Đây được xem là nghề nguy hiểm.

  • Gã họa sĩ lập dị móng tay dài cả mét
    Phóng sự 05/03/2024 - 09:08

    Sau hơn 30 năm nuôi móng tay, ông Huyền không thể tự chủ trong sinh hoạt hàng ngày nhưng lại là họa sỹ nổi tiếng vùng biển.

  • Độc đáo chuyện học trên đảo Hòn Chuối
    Phóng sự 04/03/2024 - 06:54

    Ngày mới tập làm quen với con chữ, học sinh của 'lớp học tình thương’ trên đảo Hòn Chuối được người thầy mặc áo lính tập trung dạy làm người, hình thành nhân cách…

  • Chuyện ông 'Thìn rồng' ở đền Đô
    Phóng sự 02/03/2024 - 06:00

    Về Từ Sơn, hỏi chuyện 'ông Thìn rồng', đứa trẻ lên 6 cũng tỏ tường bởi ông là người may mắn hai lần ghi được khoảnh khắc đám mây hình rồng trên đỉnh đền Đô.

  • Ngày hội của những chàng trai
    Phóng sự 01/03/2024 - 06:00

    Mới ngày nào, họ còn là những học sinh, sinh viên, hay lao động tự do, nay đã chỉnh tề trong bộ quân phục màu xanh, chuẩn bị lên đường làm nghĩa vụ quân nhân.

  • Nổi nênh nghề rọ tôm trên hồ Thác Bà
    Phóng sự 26/02/2024 - 10:05

    YÊN BÁI Nghề đan rọ tôm có lúc mai một bởi xuất hiện công nghệ đánh bắt hiện đại, nguồn tôm cá ít dần theo thời gian, nhưng bà con vẫn cần mẫn thủy chung với nghề.

Xem thêm
Hà Lan sẵn sàng giúp Việt Nam đạt mục tiêu về xuất khẩu nông sản

Trưa 19/3, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Minh Hoan họp song phương với đoàn công tác Hà Lan do Bộ trưởng Chính sách Tự nhiên và Nitơ Christianne van der Wal dẫn đầu.

Đồng Tháp đặt mục tiêu thành tỉnh kiểu mẫu nông nghiệp sinh thái

Mục tiêu là biến Đồng Tháp trở thành địa phương dẫn đầu cả nước trong lĩnh vực nông nghiệp và trở thành trung tâm nông nghiệp, du lịch sinh thái của vùng ĐBSCL.

Kia ưu đãi giá mới, giảm đến 75 triệu đồng trong tháng 9

Từ 11/9/2023, Kia áp dụng giá mới với mức điều chỉnh tương đương 50% lệ phí trước bạ. Chương trình được áp dụng tùy theo dòng xe và phiên bản.

Nghệ An thiệt hại hơn 667 tỷ đồng do thiên tai

Đã thành thông lệ, thiên tai thường xuyên rình rập và đe dọa Nghệ An bất kỳ lúc nào. Riêng năm 2023, tỉnh này thiệt hại hơn 667 tỷ đồng do thiên tai.