| Hotline: 0983.970.780

“Cù lao mía", bỏ mía, theo tôm

Thứ Ba 18/02/2014 , 10:50 (GMT+7)

Ra đồng sau Tết, ở huyện Cù Lao Dung, tỉnh Sóc Trăng lại nóng bỏng chuyện nông dân bỏ mía, đào ao nuôi tôm.

Ra đồng sau Tết, ở huyện Cù Lao Dung, tỉnh Sóc Trăng lại nóng bỏng chuyện nông dân bỏ mía, đào ao nuôi tôm. Một thời từng nổi tiếng là vùng nguyên liệu mía tươi tốt bậc nhất ở ĐBSCL, nay cây mía ở đây có nguy cơ thu hẹp trước bài toán chuyển dịch cơ cấu sản xuất, gia tăng hiệu quả.

Đi theo tuyến đường Nam sông Hậu từ Cần Thơ về Sóc Trăng, sang phà Đại Ngãi, Cù Lao Dung hiện lên như một cụm đảo xanh rì lênh đênh ở cuối dòng sông Hậu. Do mặt đất cù lao miền hạ lưu thấp hơn mức trung bình mực nước biển nên từ nhiều năm qua, người dân địa phương đã xây đắp nhiều tuyến đê bao đầu năm ngăn mặn, tới mùa mưa lũ phòng chống triều cường.

Dù vậy, nhờ đất phù sa màu mỡ nên cù lao cây trái xanh tươi. Trong 40 năm qua nếu so sánh lợi thế kinh tế, cây mía chứng tỏ thích nghi vượt trội và từng đem lại cuộc sống sung túc cho hơn 8.000 nông hộ. Vào thời điểm có giá tốt, diện tích mía trên đất Cù Lao Dung tăng lên gần 10.000 ha.

Tuy nhiên, 2 năm qua thời hoàng kim cây mía không còn. Giá mía sụt giảm khiến cho đời sống dân trồng mía trở nên khó khăn. Đi trên tuyến đường độc đạo dài 32 km từ đầu đến cuối cù lao, hai bên xen kẽ ruộng mía, vườn cây, lại thấy vài thửa đất vỡ hoang, có nơi máy cạp đất đã đào ao đắp bờ thành khoảnh.

Dừng chân bên hai ao vừa mới đào xong của anh Nguyễn Hoàng Phục, ấp Phan Thành Hơn B, xã An Thạnh 2, huyện Cù Lao Dung, một nông dân bền bỉ với 3 ha mía suốt 37 năm qua. Nhưng từ sau vụ mía năm nay, anh Phục phải cắt bớt ra 4.500 m2 đất, đào ao chuyển sang nuôi tôm.


Anh Phục vừa đầu tư xong 2 ao nuôi tôm trên nền đất mía

Hỏi chuyện trồng miá, anh cười buồn: "Vụ mía năm nay lỗ, một công (1.000 m2) năng suất 6-7 tấn, chi phí phân bón, nhân công 5-7 triệu đồng. Tới cuối vụ bán mía qua thương lái tại ruộng 750 đ/kg thu được khoảng 4-5 triệu đồng. Quả thật khó trông cậy vào cây mía, tôi thử chuyển sang nuôi tôm thẻ xem có khá hơn không, dù chi phí đầu tư ban đầu khá nặng, tính riêng phần đào ao, thả nước vào xổ phèn 170-180 triệu đồng".

Thật ra cận kề ruộng mía nhà anh Phục, 2 năm trước đã có người bỏ mía, đào ao nuôi tôm khá lên thấy rõ. Ở cuối ấp có 2 ngôi biệt thự mới xây, sang trọng, trong đó một biệt thự của anh Lê Hồng Tuấn là một điển hình chuyển đổi thành công.

Anh Tuấn kể: "Khởi nghiệp ban đầu từ 1 ha mía, nhưng cho dù trồng mía giỏi, năng suất cao 120 tấn/ha có lãi 30 triệu đồng, chi xài gói gém cũng chỉ tạm đủ trong gia đình. Từ khi quanh cù lao chưa ai nuôi tôm, tôi đã qua Mỏ Ó, huyện Trần Đề (Sóc Trăng) học cách nuôi tôm sú, trồng bạch đàn. Đến năm 2011 tôi trở về An Thạnh 2 thuê 1,5 ha bắt đầu nuôi tôm thẻ".


Anh Tuấn (đứng giữa) tỷ phú nuôi tôm ở Cù Lao Dung

Năm 2012 trên 1,5 ha ao anh nuôi tôm 2 vụ, lãi 2 tỷ đồng, cộng thêm trồng 1,2 ha mía lãi hơn 10 triệu đồng/ha. Năm 2013 thời tiết thuận lợi, đất mới mở, môi trường sạch và nhất là tôm có giá cao và mở rộng được 3 ha ao nuôi, tôm thẻ trúng liền 3 vụ lãi được trên 6 tỷ đồng. Anh xây nhà mới 2,3 tỷ đồng, tự bỏ vốn đầu tư trạm hạ thế điện để phục vụ hệ thống ao nuôi tôm.

Ông Trần Bé Tư, Phó Chủ tịch UBND huyện Cù Lao Dung nhận định: Phát triển kinh tế huyện xác định chủ lực là cây mía. Toàn tỉnh Sóc Trăng có 14.000 ha mía, riêng Cù Lao Dung có 8.213 ha mía, còn lại là 5.900 ha hoa màu, 2.328 ha cây ăn trái, hơn 2.800 ha nuôi thủy sản và 1.640 ha đất rừng phòng hộ. Đây là vùng nguyên liệu mía ổn định cho năng suất cao nhất ở ĐBSCL, cung cấp cho các nhà máy đường trong và ngoài tỉnh.

Tuy vậy, từ 2 năm qua (2012-2013) giá mía liên tiếp giảm 10-20%, bán tại ruộng từ 850-900 đ/kg nhưng hiện nay giảm còn 750 đ/kg. Trong khi trồng mía cơ giới hóa chưa được, công lao động và vật tư nông nghiệp tăng cao, nông dân trồng mía phải đạt năng suất trên 120-130 tấn/ha mới có lãi, còn 80-90 tấn/ha chỉ hòa vốn.

Trong khi giá tôm ở mức cao. Loại tôm thẻ 100 con/kg giá 120.000-150.000 đ/kg và chỉ cần nuôi qua 45 ngày đạt mức an toàn, không lỗ. Đây chính là nguyên cớ thôi thúc nông dân tự phát chuyển đổi. Năm 2013 có hơn 100 ha chuyển sang nuôi tôm thẻ. Từ đầu năm đến nay chuyển mạnh khoảng 150 ha. Dự báo đến cuối năm 2014, Cù Lao Dung sẽ có khoảng 300 ha chuyển sang nuôi tôm.

Huyện Cù Lao Dung đang xây dựng đề án tái cơ cấu SX chuyển đổi cây trồng, vật nuôi. Trước mắt, trong năm 2014, huyện Cù Lao Dung đang cần sự hỗ trợ của tỉnh Sóc Trăng kéo điện 3 pha, giải tỏa khẩn cấp tình trạng thiếu điện SX tại 14 điểm thuộc các khu vực nuôi tôm.

Xem thêm
Chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi vịt cho hộ nghèo ở Thanh Hóa

Tập đoàn Mavin và Tổ chức Tầm nhìn Thế giới Việt Nam (World Vision) vừa tổ chức tập huấn, chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi vịt tại huyện Thường Xuân, Thanh Hóa.

Số hóa quản lý chó, mèo để phòng, chống bệnh dại

Để công tác phòng, chống bệnh dại có hiệu quả, chó, mèo nuôi ở các địa phương cần được quản lý chặt chẽ, nhất là thông qua việc áp dụng số hóa.

Vụ lúa đông xuân 'vui như tết' của nông dân Quảng Trị

Đến cuối tháng 4, nông dân Quảng Trị đã thu hoạch gần 60% diện tích lúa đông xuân, dự kiến sẽ kết thúc thu hoạch trước 10/5; năng suất đạt 6,1 - 6,2 tấn/ha.

Cần chế biến sâu cho 'tứ đại danh dược'

HÀ TĨNH Nhung hươu là một trong 'tứ đại danh dược' (sâm, nhung, quế, phụ), tuy nhiên giá trị gia tăng từ chế biến sâu sản phẩm nhung hươu hiện đang bị bỏ ngỏ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm