| Hotline: 0983.970.780

Khai mạc kỳ họp thứ 7, Quốc hội khoá XIV:

Cử tri quan tâm đến nông nghiệp, an toàn thực phẩm, bạo lực học đường

Thứ Hai 20/05/2019 , 09:00 (GMT+7)

Trước thềm Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khoá XIV, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri và nhân dân cả nước về các vấn đề kinh tế - xã hội; bảo vệ tài nguyên, môi trường; an ninh trật tự..., mong muốn Quốc hội đưa vào nội dung chương trình nghị sự để cùng thảo luận.

Hôm nay khai mạc Kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XIV

Hôm nay (20/5), Quốc hội khoá XIV khai mạc kỳ họp thứ 7. Nhiều báo cáo quan trọng liên quan đến kinh tế, xã hội và ngân sách nhà nước sẽ được lãnh đạo Chính phủ trình bày.

Phấn khởi vì nông nghiệp khởi sắc, lo ngại dịch bệnh lây lan

Trước đó, Báo cáo tại phiên họp Ủy ban Thường vụ Quốc hội mới đây, Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Trần Thanh Mẫn cho biết, cử tri và nhân dân phấn khởi về những kết quả của ngành nông nghiệp như: chuyển đổi cơ cấu ngành nông nghiệp phát huy hiệu quả, chất lượng một số mặt hàng nông sản được nâng cao, thị trường xuất khẩu được mở rộng, tạo động lực thúc đẩy sản xuất.

Ngày càng có nhiều doanh nghiệp đầu tư xây dựng mô hình nông nghiệp công nghệ cao.

Tuy nhiên, thị trường “đầu ra” nông sản thiếu ổn định; đầu tư cho nông nghiệp còn thấp; ứng dụng khoa học kỹ thuật còn chậm; dịch tả lợn Châu Phi đã được ngăn chặn bước đầu nhưng vẫn tiềm ẩn nguy cơ bùng phát trở lại.

Thời gian qua, các bộ, ngành và địa phương đã tăng cường quản lý, kiểm tra, giám sát về an toàn thực phẩm, tích cực tuyên truyền người dân “nói không với thực phẩm bẩn”.

Ông Trần Thanh Mẫn - Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

Tuy nhiên, theo ông Trần Thanh Mẫn, cử tri và nhân dân rất lo lắng, bức xúc về một số cơ sở, doanh nghiệp, trường học bất chấp các quy định của pháp luật, cố tình sản xuất, kinh doanh và sử dụng thực phẩm không an toàn, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của người dân, nhất là trẻ em; nhiều hàng hóa không rõ nguồn gốc, hàng giả, hàng kém chất lượng vẫn lưu thông trên thị trường, ảnh hưởng đến sản xuất và quyền lợi người tiêu dùng.

Đề nghị Chính phủ chỉ đạo Bộ Công Thương và các bộ, ngành chức năng và các địa phương tăng cường các biện pháp kiểm tra, kiểm soát thị trường, tăng cường giám sát an toàn thực phẩm, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân vi phạm.

Ngành giáo dục cần chống “bệnh thành tích, bạo lực học đường”

Theo tổng hợp ý kiến của cử tri và nhân dân của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, một số quy định của ngành giáo dục và chính quyền địa phương vẫn còn bất cập, việc “chạy theo thành tích” vẫn tồn tại; các vụ “bạo lực học đường” liên tiếp xảy ra ở nhiều nơi; sự thiếu trách nhiệm của một bộ phận cán bộ quản lý, lãnh đạo nhà trường và thiếu quyết liệt trong xử lý các vi phạm của cơ quan chức năng gây bức xúc trong nhân dân.

Cử tri và nhân dân lo ngại về vấn đề "bạo lực học đường" trong ngành giáo dục.

Đồng thời, cử tri đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo tiếp tục có giải pháp hữu hiệu chống “bệnh thành tích” và khắc phục các yếu kém, vi phạm khác trong ngành, nhất là tại các cơ sở giáo dục; các ngành, các cấp, các địa phương và toàn xã hội cùng chung tay với ngành giáo dục để khắc phục hạn chế, góp phần tạo môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện.

Cử tri và nhân dân tiếp tục quan tâm, theo dõi việc xử lý các vụ gian lận điểm thi ở các tỉnh Hà Giang, Hòa Bình và Sơn La; hoan nghênh việc các cơ quan chức năng đã kiên quyết điều tra, xử lý sai phạm. Cử tri và nhân dân đề nghị các cơ quan chức năng sớm xử lý nghiêm và công khai các đối tượng có liên quan đến vi phạm, nhất là đối với những cán bộ, công chức là lãnh đạo, quản lý, gắn với trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên; thống nhất cách xử lý đối với các thí sinh gian lận điểm thi, bảo đảm công bằng xã hội.

Đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo tiếp tục rà soát, khắc phục triệt để những hạn chế trong tổ chức thi của các năm trước, trước hết là những “lỗ hổng” trong quy chế thi và xét công nhận tốt nghiệp trung học phổ thông, ngăn chặn kịp thời gian lận trong thi cử của năm học 2019 - 2020.

Xem thêm
Chương trình hành động của Chính phủ chống khai thác IUU

Mục đích của Chương trình hành động là xác định chống khai thác IUU là nhiệm vụ quan trọng, cấp bách, có ý nghĩa lâu dài đối với phát triển bền vững ngành thủy sản.

Đưa cán bộ khuyến nông sang Nhật Bản học tập và làm việc

HÀ NỘI Ngày 22/4, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Trần Thanh Nam tiếp và làm việc với đoàn đại biểu quận Nikicho (tỉnh Hokkaido, Nhật Bản).

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Giây phút kinh hoàng qua lời kể của nạn nhân sống sót ở Xi măng Yên Bái

Một đêm dài vừa trải qua với các nạn nhân sống sót sau vụ tai nạn lao động nghiêm trọng, họ kể lại câu chuyện trong nỗi đau về cả thể xác và tinh thần.