| Hotline: 0983.970.780

Củng cố chốt chống dịch ở đường biên giới

Thứ Năm 20/08/2020 , 14:23 (GMT+7)

Lào Cai là tỉnh đầu tiên xây dựng kiên cố các chốt phòng, chống dịch Covid-19 trên tuyến biên giới để chiến sĩ bám trụ lâu dài, thực hiện nhiệm vụ.

Chốt phòng chống dịch Covid-19 tại Nậm Sò đã được kiên cố hoá. Ảnh: T.D.

Chốt phòng chống dịch Covid-19 tại Nậm Sò đã được kiên cố hoá. Ảnh: T.D.

Hiện nay, 22 chốt phòng chống dịch Covid-19 đang được xây dựng theo mẫu và tiến tới hoàn thành nâng cấp 100% các tổ chốt phòng, chống dịch. 

Các tổ, chốt kiên cố, có diện tích từ 20 - 25 m2, được làm bằng khung thép, toàn bộ mái và vách được làm bằng tôn cách nhiệt, chống nóng, mưa đá, giông lốc. Các chốt này là nơi ăn, ở, sinh hoạt cho 4-8 cán bộ, chiến sĩ. Ngoài diện tích ở, chốt còn có bếp nấu ăn, vườn rau xanh, khu chăn nuôi...

Chốt phòng chống dịch Covid -19 của Đồn Biên phòng Cửa khẩu quốc tế Lào Cai, nằm tại thôn Nậm Sò (xã Bản Phiệt, huyện Bảo Thắng). Chốt được kiên cố hóa đầu tiên trên biên giới tỉnh Lào Cai, được xây dựng từ ngày 20/7 và hoàn thành đưa vào sử dụng ngày 26/7.

Chốt này đặc biệt quan trọng vì nằm giáp danh giữa (xã Bản Phiệt, huyện Bảo Thắng) và xã Bản Lầu (huyện Mường Khương), xa khu dân cư, giao thông đi lại rất khó khăn, địa hình rừng núi, sông suối phức tạp khiến các đối tượng lợi dụng sơ hở để xuất, nhập cảnh trái phép.

Trước khi chưa có chốt kiên cố, bộ đội biên phòng phải ở nhà bạt, lán tạm, nóng nực, không điện, không nước sạch. Vào buổi trưa, các chiến sĩ phải tìm các bóng cây mát để tránh nóng, đêm đến, khi mưa bão thì dột, chưa kể bị giông lốc thổi bay chốt trong đêm.

Trung úy Đỗ Xuân Quỳnh cho biết, ở đây mùa lạnh nhiều sương mù, mưa rét, mùa hè thì nắng nóng, anh em phải thay phiên nhau đi lại cách xa hàng chục cây số để ăn cơm và tắm rửa...

Sau khi chốt mới được xây dựng lên anh em có nơi ở khang trang, có điện, có nước sạch sinh hoạt, nấu ăn tại chốt. Ngoài thời gian tuần tra, anh em cũng phân công nhau tăng gia, trồng rau xanh, chăn nuôi cải thiện bữa ăn…

Chốt phòng chống dịch Covid-19 tại Lũng Pô đang được chiến sĩ biên phòng tỉnh Lào Cai xây dựng. Ảnh: T.D

Chốt phòng chống dịch Covid-19 tại Lũng Pô đang được chiến sĩ biên phòng tỉnh Lào Cai xây dựng. Ảnh: T.D

Đồn Biên phòng Cửa khẩu quốc tế Lào Cai đã thành lập 4 chốt kiểm soát biên phòng và 4 tổ tuần tra cơ động 24/24h.

Với quyết tâm không để sót, lọt người dân xuất, nhập cảnh trái phép, từ đầu năm đến nay, đơn vị đã tiếp nhận và ngăn chặn 114 vụ với trên 500 đối tượng là người Việt Nam xuất, nhập cảnh trái phép, phối hợp với cơ quan chức năng đưa đi cách ly y tế theo quy định; phát hiện 26 vụ với 67 đối tượng là người Trung Quốc nhập cảnh trái phép vào Việt Nam. Ngoài ra, đơn vị đã khởi tố 2 vụ án hình sự tổ chức cho người khác xuất, nhập cảnh trái phép.

Thiếu tá Bùi Hồng Hà - Đồn trưởng Đồn Biên phòng Cửa khẩu quốc tế Lào Cai – cho biết, công tác phòng, chống dịch sẽ còn kéo dài, đơn vị đã hoàn thành và đưa vào sử dụng 2 chốt kiểm soát phòng chống dịch bệnh Covid -19 kiên cố, để đảm bảo quân số, sức khỏe cho chiến sĩ làm công tác chống dịch.

Đây là những chốt kiên cố đầu tiên trên biên giới tỉnh Lào Cai và được Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng nhân rộng ra các đồn biên phòng khác trên toàn tỉnh. Chốt kiên cố tại thôn Nậm Sò được đoàn công tác của Bộ tư lệnh Bộ đội biên phòng đánh giá cao, là mô hình có thể được nhân rộng ra toàn quốc…

Đại tá Nguyễn Phi Khanh - Chỉ huy trưởng Bộ đội biên phòng tỉnh Lào Cai - cho biết, hiện nay, lực lượng biên phòng trong tỉnh Lào Cai đã triển khai 54 chốt kiểm soát phòng chống dịch trên biên giới và 30 đội tuần tra cơ động 24/24h phối hợp với các lực lượng tiến hành chốt chặn, tuần tra khép kín trên biên giới, cửa khẩu.

Bộ đội biên phòng tỉnh đã phát hiện 372 vụ/2.289 người Việt Nam, 5 vụ/17 người Trung Quốc nhập cảnh trái phép qua biên giới. Thời gian gần đây, do hám lợi, một số đối tượng đã tổ chức cho người nước ngoài nhập cảnh trái phép vào nước ta. Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh Lào Cai đã chỉ đạo các đơn vị tăng cường kiểm soát cửa khẩu, đường mòn, lối mở nhằm ngăn chặn triệt để xuất, nhập cảnh trái phép, coi đây là nhiệm vụ trọng tâm trong công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19.

Ngoài ra, Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh đã chỉ đạo các đồn biên phòng phải xây dựng cứng hóa các chốt kiểm soát phòng chống dịch trong tháng 8/2020, để kịp thời đưa vào sử dụng trước mùa mưa, giông bão và mùa đông tới để đáp ứng tốt hơn công tác phòng, chống dịch bệnh.

Đến nay trên tuyến biên giới tỉnh Lào Cai đang xây dựng 54 chốt kiên cố, trong đó đã và đang hoàn thành, đưa vào sử dụng 22 chốt được xây dựng kiên cố hóa theo mẫu.

Hiện bộ đội biên phòng tỉnh Lào Cai thực hiện nhiệm vụ bảo vệ, quản lý gần 200 km đường biên giới, phối hợp với các lực lượng ngăn chặn các loại tội phạm hoạt động xuyên biên giới, tham gia xóa đói, giảm nghèo, dạy chữ, chữa bệnh, chăm lo đời sống nhân dân…

Xem thêm
Đưa tư duy thị trường vào phát triển khoa học - công nghệ trong nông nghiệp

Chiều 19/4, Bộ NN-PTNT phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức Hội nghị trao đổi về nội dung phối hợp hoạt động khoa học - công nghệ (KHCN) giữa hai bộ.

Giá cam sành giảm mạnh, nông dân thất thu

ĐBSCL Hiện tại, cam sành loại 1 chỉ còn 5.000 đồng/kg, giảm 4.000đồng/kg so với dịp Tết Nguyên đán. Với giá bán hiện tại người trồng cam thua lỗ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Hai giám đốc sở chỉ đạo cứu lúa trên cánh đồng Mường Lò

Giám đốc hai Sở: NN-PTNT và Công thương tỉnh Yên Bái trực tiếp chỉ đạo chống hạn cho diện tích lúa tại cánh đồng Mường Lò (thị xã Nghĩa Lộ).

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm