| Hotline: 0983.970.780

Cuộc 'cách mạng' sữa tươi sạch

Thứ Hai 31/12/2018 , 08:30 (GMT+7)

Là đơn vị đầu tiên được Bộ NN-PTNT xác nhận ứng dụng thành công NNCNC và xây dựng chuỗi khép kín từ sản xuất, chế biến tới phân phối, do đó, tại hội nghị Tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết TW7 (khóa X) về tam nông, Tập đoàn TH tự hào khẳng định 5 đóng góp của mình trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế và ngành sữa Việt Nam.

1. Sữa tươi nguyên chất thật sự

Năm 2008, thị trường sữa Việt Nam đang nhập tới 92% sữa bột, chủ yếu từ Trung Quốc về pha lại. Vào thời điểm đó, thị trường Trung Quốc xuất hiện sữa nhiễm Melamin khiến hàng triệu trẻ em bị nhiễm bệnh. Vì vậy, bà Thái Hương, nhà sáng lập và tư vấn đầu tư Tập đoàn TH đã quyết định ứng dụng CNC, đưa công nghệ đầu cuối hiện đại nhất của thế giới vào sản xuất nông nghiệp theo một chu kỳ khép kín để SX ra các loại thực phẩm xanh, sạch, tinh túy. Quyết tâm ấy khiến TH trở thành nhà sản xuất thực phẩm sạch có nguồn gốc từ thiên nhiên đạt chuẩn quốc tế ngay tại Việt Nam từ dự án chăn nuôi bò sữa.

10-32-23_su_kien_nong_nghiep_ttcp_3
Thủ tướng Chính phủ và lãnh đạo Ban Kinh tế TW thăm gian trưng bày sản phẩm của TH

Dự án chăn nuôi bò sữa tập trung quy mô công nghiệp lớn của TH đã tạo ra những sản phẩm sữa chất lượng hàng đầu thế giới ngay tại vùng đất có khí hậu khắc nghiệt ở Nghệ An đã minh chứng cho sự thành công của việc ứng dụng CNC trong nông nghiệp.

Dự án đã khiến người tiêu dùng có cách nhìn khác về ngành sữa tươi, điều đó đã buộc các doanh nghiệp trong ngành sữa phải thay đổi nhận thức, cách làm, để người tiêu dùng được uống sữa tươi nguyên chất thật sự...

Điều đáng mừng là tỷ lệ người dân, nhất là trẻ em, có cơ hội sử dụng sữa từ 15 lít/người/năm (2010) lên 18 lít/người/năm (2016) và còn tiếp tục tăng trưởng. Đàn bò sữa của VN từ chỗ quy mô nhỏ, năng suất và sản lượng thấp đã tăng quy mô lên trên 300.000 con. Sự thành công của TH đã làm thay đổi hoàn toàn cách nghĩ, cách làm trong tư duy về chăn nuôi bò sữa ở Việt Nam.
 

2. Được Bộ NN-PTNT cấp chứng nhận

Với nguyên tắc đặt lợi ích của TH nằm trong lợi ích chung của quốc gia, không tối đa hóa lợi nhuận mà tối đa hóa lợi ích, TH tập trung ứng dụng CNC và công nghệ sinh học, đưa  khoa học công nghệ và khoa học quản trị của thế giới vào sản xuất để tạo ra những sản phẩm chất lượng đạt chuẩn quốc tế khi đến tay người tiêu dùng.

Một ly sữa tươi sạch, trọn vẹn sự tinh túy thiên nhiên chỉ có được sau rất nhiều công đoạn phức tạp, trong đó nguyên liệu đầu vào là quan trọng nhất. Bởi vậy TH đã không tiếc tiền khi tiên phong đưa công nghệ đầu cuối của thế giới vào toàn bộ quy trình sản xuất khép kín từ nguyên liệu thô qua sơ chế, chế biến, sản xuất và kiểm soát chất lượng đến thành phẩm cuối cùng khi cho bò ăn.

Nhờ NNCNC, TH đã tự tin khi giới thiệu thương hiệu sữa tươi sạch TH true Milk của Việt Nam ra thế giới và đã ghi được dấu ấn mạnh mẽ ở nhiều diễn đàn quốc tế.
 

3. Thúc đẩy tiến trình minh bạch thị trường sữa

Thị trường sữa Việt Nam hiện đang bao gồm các sản phẩm chính: Sữa bột bổ sung vi chất, sữa dạng lỏng, sữa đặc, sữa chua và các sản phẩm chế biến từ sữa. Trong đó, sữa dạng sữa lỏng chiếm thị phần lớn nhất. Mặt hàng sữa dạng lỏng có hai dòng sản phẩm chính: một là sữa dạng lỏng (còn gọi là sữa nước) được chế biến từ sữa bột và sữa tươi. Hai là dòng sản phẩm pha trộn giữa sữa bột, nước và sữa tươi.

Xét về công nghệ chế biến (thanh trùng và tiệt trùng), sữa dạng lỏng được chia thành 3 loại chính là: Sữa tươi thanh trùng; sữa tươi tiệt trùng và sữa bột pha loãng chế biến theo công nghệ tiệt trùng.

Nhưng một thực trạng đang diễn ra hiện nay đó là khái niệm sữa dạng lỏng hiện đang nhập nhèm. Theo QCVN %: 1/2010/BYT, sữa nước dạng lỏng chế biến từ sữa bột hoặc sữa bột pha với nước và một phần sữa tươi được gọi dưới tên chung là: “Sữa tiệt trùng”. Thế nhưng, ít người dùng biết điều này, họ thường nhầm lẫn sữa tiệt trùng là sữa tươi; thậm chí coi tất cả các sản phẩm sữa nước đều là sữa tươi(!).

Điều quan trọng làm nên chất lượng sữa phụ thuộc bởi yếu tố nguyên liệu đầu vào hơn là công nghệ chế biến. Bởi vậy, yếu tố sữa bột hay sữa tươi và quy trình chăn nuôi bò sữa như thế nào mới là yếu tố quan trọng nhất quyết định chất lượng của sữa lỏng.

TH đã không ngừng kiến nghị phải minh bạch hóa vấn đề này. Trong đó có 2 yêu cầu: Doanh nghiệp phải ghi rõ xuất xứ nguyên liệu đầu vào trên bao bì sản phẩm và cơ quan chức năng cần rà soát, kiểm tra, và phân loại các sản phẩm sữa đang lưu hành trên thị trường và xử lí nghiêm khi có dấu hiệu vi phạm.

10-32-23_dsc00885
Đàn bò sữa được nuôi theo quy trình organic của Tập đoàn TH tại Nghĩa Đàn

Yêu cầu đó đã được các Bộ, ngành lên tiếng, sửa đổi QCVN 1-5:2010 về quy định tên gọi, Ủy ban KHCN-MT của Quốc hội đã có phiên giám sát và đề nghị Bộ Y tế soát xét, sửa đổi cho phù hợp với thực tế. Cuối năm 2017, Bộ Y tế đã sửa đổi QCVN theo hướng phân loại rõ tên gọi các loại sữa thể hiện được bản chất nguyên liệu. Hiện QCVN này đã được chuyển giao cho Bộ Công Thương ban hành và sẽ sớm được hiện thực hóa trong cuộc sống.
 

4. Triển khai Chương trình Sữa học đường

Với khao khát cháy bỏng nâng cao tầm vóc Việt, TH đã kết hợp với Viện Dinh dưỡng Quốc gia, Công ty DSM (Thụy Sỹ) nghiên cứu các nhu cầu dinh dưỡng đặc biệt của tuổi học đường. Từ nguồn sữa tươi tại trang trại bò sữa CNC của TH, Tập đoàn đã nghiên cứu thành công sản phẩm sữa học đường TH school MILK. Sản phẩm được bổ sung các vi chất dinh dưỡng: Canxi, Sắt, Kẽm, Magie, I-ốt, Axit Folic và hỗn hợp Vitamin A, C, D & nhóm B… giúp tăng chiều cao, thị lực và khả năng tập trung, phù hợp với lứa tuổi học đường. Sản phẩm đã được Bộ Y tế xác nhận hiệu quả trong nghiên cứu cải thiện tình trạng dinh dưỡng và vi chất dinh dưỡng của trẻ em…

Liên tiếp 3 năm học (2015 - 2018), với vai trò là nhà tài trợ, TH đã phối hợp triển khai Đề án Sữa học đường tại Nghệ An và đề xuất các cơ chế hỗ trợ tài chính để trẻ em nghèo, vùng sâu, xa có cơ hội uống sữa. Hơn 300.000 học sinh mẫu giáo, tiểu học tại Nghệ An đã được hưởng lợi từ Chương trình này.
 

5. Nâng cao đời sống người dân trên địa bàn

Trang trại bò sữa CNC của TH đã góp phần hiện thực hóa nghị quyết, chủ trương, chính sách của Đảng về nông nghiệp, nông thôn và nông dân và tạo việc làm cho hơn 15.000 lao động, trong đó có 2.000 địa phương, góp phần tiêu thụ các nông sản như ngô, rơm, cỏ cho nông dân (năm 2017, TH đã chi trả cho nông dân Nghĩa Đàn, Nghệ An gần 100 tỷ đồng); góp phần chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp và kinh tế nông thôn.

Ngoài việc hỗ trợ thường xuyên cho con em vùng dự án đang học đại học, cao đẳng (từ loại khá trở lên) 500.000 đồng/tháng và ưu tiên bố trí việc làm tại trang trại; TH còn hỗ trợ kinh phí để xây dựng trạm y tế, tặng xe cứu thương và các hoạt động khác của địa phương để chăm lo sức khỏe cho nhân dân và cải tạo đường GTNT nhằm giúp địa phương phát triển kinh tế - xã hội theo hướng nhanh và bền vững.

Gần 9 năm qua, Tập đoàn TH không chỉ ghi dấu ấn về một Dự án nông nghiệp đầy tính nhân văn và được người tiêu dùng yêu quý, đón nhận, mà còn trở thành một thương hiệu tự hào quốc gia, đủ tự tin để quảng bá nền nông nghiệp Việt Nam ra thế giới.

 

Xem thêm
Bàn cách tận dụng hết dư địa cho tinh dầu quế

HÀ NỘI Thiếu hụt nhân lực có kỹ năng và chuyên môn, quy trình sản xuất chưa hoàn thiện và chưa có phương pháp tiếp cận thị trường toàn cầu là khó khăn chung của ngành quế.

Phú Lương lần đầu tổ chức Ngày hội hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau THCS

Sáng 21/4, huyện Phú Lương (Thái Nguyên) tổ chức Ngày hội Tư vấn hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS năm 2024.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm