| Hotline: 0983.970.780

Cuộc chiến phản gián Trung - Mỹ, ăn miếng trả miếng

Thứ Ba 23/05/2017 , 09:41 (GMT+7)

Tờ báo Mỹ New York Times vừa đưa ra thông tin khá chấn động khi nói rằng chính quyền Trung Quốc đã đập tan các chiến dịch do thám của Cục Tình báo Trung ương Mỹ (CIA) được tung ra từ năm 2010.

Đồng thời thủ tiêu hoặc bỏ tù hơn một chục nguồn tin của tình báo Mỹ chỉ trong vòng hơn hai năm, ngăn cản có hiệu quả hoạt động thu thập thông tin tình báo của Mỹ thời gian sau đó.

Cuộc chiến do thám và tình báo giữa hai cường quôc hàng đầu thế giới chưa bao giờ chấm dứt và ít kịch tính. Trước khi New York Times tung ra thông tin chấn động này, hãng tin Anh Reuters mới đây cũng cho biết về vụ chính quyền ở Trung Quốc trục xuất một công dân Mỹ bị cáo buộc tội gián điệp.

Theo hãng tin này, cuối tháng 4/2017, công dân Mỹ nói trên đã bị kết tội làm gián điệp sau 2 năm bị giám giữ mà không được xét xử.
 

“Bí mật quốc gia”

Sandy Phan-Gillis bị bắt giữ vào tháng 3/2015 trong khi chuẩn bị rời Trung Quốc đại lục để tới Macau. Người phụ nữ 57 tuổi này sinh ra tại Việt Nam trong một gia đình gốc Hoa và rời khỏi Việt Nam để định cư tại Mỹ từ khi còn nhỏ, theo tờ New York Times. Sau 2 năm bị giam, bà Sandy Phan Gillis bị trục xuất khỏi Trung Quốc ngay lập tức dù tòa Trung Quốc kết án bà này 3 năm rưỡi tù giam.

12-45-07_1
Sandy Phan Gillis (Ảnh: Reuters)

Chính phủ Trung Quốc không công bố chi tiết vụ án Phan-Gillis. Luật sư của bà này thì nói ông ta không thể tiết lộ các tình tiết vì chúng liên quan đến “bí mật quốc gia”.

Chồng của Sandy, ông Jeff Gillis, nói Trung Quốc đã cáo buộc Phan-Gillis hai lần tới Trung Quốc để thực hiện các điệp vụ do thám trong năm 1996, phối hợp với Cục Điều tra liên bang Mỹ (FBI) bắt giữ hai gián điệp Trung Quốc hoạt động tại Mỹ biến họ thành điệp viên hai mang.

Vụ trục xuất diễn ra tại thời điểm quan hệ Trung - Mỹ đang khá nồng ấm sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump tiếp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại Florida hồi đầu tháng Tư.

Các cuộc đàm phán để phía Trung Quốc thả Phan-Gillis được giới chức Mỹ ráo riết thúc đẩy trong chuyến thăm của Ngoại trưởng Rex Tillerson tới Bắc Kinh hồi đầu tháng Ba.

Đó không phải là vụ việc đơn lẻ. Chỉ tính riêng khoảng thời gian 15 năm qua, giữa Trung Quốc và Mỹ đã xảy ra rất nhiều vụ bắt giữ và các cáo buộc gián điệp qua lại.
 

Mỹ nhân kế

Một trong những vụ việc đình đám, thu hút sự chú ý của giới truyền thông là vụ “đổi tình lấy thông tin tối mật”. Báo Guardian viết: “Bí danh của cô ta là “Cô hầu phòng” và kể từ những năm 80 của thế kỷ trước, cô ta đã được coi là một trong những tài sản giá trị nhất trong mạng lưới do thám gốc Hoa của FBI.

Cuộc sống của cô ta ở Los Angeles có vẻ giống như một phiên bản thu nhỏ của giấc mơ Mỹ: cô gây quỹ cho đảng Cộng hòa, làm việc với tư cách một nhà đầu tư mạo hiểm, sống với gia đình trong ngôi nhà xa hoa trị giá 2 triệu USD ở ngoại ô Los Angeles.

Nhưng tới năm 2003, trong một kịch bản như trong phim, FBI tin rằng Katrina Leung không chỉ là tình nhân của các sếp trực tiếp của cô ta trong FBI, mà còn là một điệp viên hai mang, làm việc cho Chính phủ Trung Quốc.

Vụ bắt giữ Katrina Leung (tên Trung Quốc là Trần Văn Anh) và mối quan hệ của cô này với các điệp viên FBI đã tạo ra một vụ bê bối lớn trong nội bộ cơ quan này và có thể dẫn đến thay đổi sâu rộng trong việc sử dụng các đầu mối thông tin tình báo lên tới hàng ngàn người.

12-45-07_3
Trần Văn Anh hay Katrina Leung

Đối với hàng xóm và bè bạn, cô Leung, năm đó 49 tuổi, là một cố vấn tài chính có năng lực. Cô ta thường làm việc tại gia, nơi cô sống cùng chồng và con trai.

Trần Văn Anh sinh ra tại Trung Quốc nhưng là công dân Mỹ. Cô Trần được nói là đã giúp cựu thị trưởng Los Angeles, Richard Riordan, chạy đua vào vị trí ứng cử viên thống đốc California của đảng Cộng hòa, nhưng thất bại. Khi có các đoàn Trung Quốc tới thành phố, cô là người đứng ra tổ chức các cuộc đón tiếp sang trọng.

Kể từ những năm 80 của thế kỷ trước, khi mới trên dưới 30 tuổi, cô Leung đã có thêm một nguồn thu nhập khác. Cô này đã nhận khoảng 1,8 triệu USD để làm việc như một điệp viên cho FBI. Cô bay đi bay về giữa Trung Quốc và Los Angeles, thường xuyên liên lạc với các quan chức Trung Quốc và cung cấp thông tin cho hai lãnh đạo trực tiếp trong FBI, James J Smith và William Cleveland.

Tuy nhiên, điều mà cả hệ thống FBI không mảy may hay biết, là cô Leung, hay cô Trần, đã trở thành bồ của Smith chỉ một thời gian ngắn sau khi vào làm việc cho tổ chức này và mối quan hệ của họ tiếp tục cho mãi đến khi ông Smith nghỉ hưu vào năm 2000. Theo FBI, cô Trần đã lấy tài liệu từ va li của ông Smith, photocopy những gì cô cần và chuyển thông tin cho phía Trung Quốc.

Cô Trần cũng được nói là lại trở thành tình nhân của một sếp FBI khác, là ông Cleveland. Và từ mối quan hệ này, cô Trần được nói là đã “bị phát hiện chân tướng”.

Xem thêm
Diễn viên Midu sẽ tổ chức đám cưới vào tháng 6

Diễn viên Midu vừa thông báo sẽ tổ chức đám cưới vào tháng 6/2024. Cô cũng đã gửi thiệp đến những người bạn thân thiết về sự kiện trọng đại này.

Nhận định Man United vs Burnley: Thắng để hy vọng

Trận đấu giữa Man United vs Burnley trong khuôn khổ vòng 35 Premier League sẽ diễn ra vào lúc 21h00 ngày 27/4/2024 trên sân vận động Old Trafford.

Thua tối thiểu U23 Iraq vì VAR, U23 Việt Nam chính thức dừng bước

Tình huống thổi phạt đền ở phút 69 là bước ngoặt khiến U23 Việt Nam để thua trước U23 Iraq ở tứ kết U23 châu Á.

Cây phong lá đỏ 115 tuổi hút du khách ở Sa Pa

LÀO CAI Cây phong lá đỏ ở Sa Pa thu hút nườm nượp du khách đến chiêm ngưỡng, chụp ảnh.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm