| Hotline: 0983.970.780

Cuộc chiến săn lùng vàng tặc trong rừng rậm ở Brazil

Thứ Sáu 09/02/2024 , 15:39 (GMT+7)

Chính quyền Brazil mở chiến dịch trấn áp hoạt động khai thác vàng trái phép trong rừng rậm trên vùng đất Yanomami bản địa ở bang Roraima.

 

Thời gian qua, Tổng thống Brazil Luiz Inácio Lula da Silva đã phát động những chiến dịch không khoan nhượng nhằm truy tìm và loại bỏ những vàng tặc trong các khu rừng rậm của quốc gia này. Tuy nhiên, nhiều thợ mỏ đã tìm cách quay trở lại. Trong ảnh là một thợ mỏ trái phép đang bị thành viên lực lượng đặc biệt của Viện Môi trường và tái tạo tài nguyên thiên nhiên (Ibama) bắt giữ.

 

Một khu mỏ nằm trong rừng rậm, ngay cạnh những ngôi nhà của bộ tộc Yanomami. Có thể thấy, nhiều cây cối đã bị chặt hạ trong khi dòng nước bị nhuốm màu bùn do các hoạt động khai thác vàng trái phép.

 

Các thành viên của lực lượng Ibama sử dụng kính tầm nhiệt để triển khai các hoạt động truy quét vàng tặc trong đêm ở khu vực Yanomami, Brazil. Được biết, không ít thành viên của bộ tộc Yanomami đã thiệt mạng trong quá trình xảy ra giao tranh giữa các bên.

 

Thành viên của Ibama tiếp nước cho một thợ mỏ khai thác vàng trái phép sau khi tổ chức bắt giữ được nhóm của anh ta.

 

Những miếng vàng tấm bị tịch thu sau một chiến dịch trấn áp thành công được tổ chức tại làng Boa Vista của Brazil.

 

Một chiếc xe bán tải của các thợ mỏ khai thác trái phép bị tiêu hủy sau khi chủ của nó đã bỏ trốn sau những cuộc truy quét của Ibama.

 

Một chiếc máy bay của vàng tặc bị Ibama tiêu hủy. Đây là phương tiện mà lực lượng khai thác vàng trái phép sử dụng để vận chuyển vật tư, máy móc, con người và vàng thành phẩm đi tiêu thụ.

 

Thành viên lực lượng Ibama tiêu hủy thiết bị hút quặng của các nhóm khai thác vàng trái phép. Theo The Telegraph, các thổ dân Yanomami đã bị nhiễm cúm và nhiều loại bệnh suy dinh dưỡng do các phu vàng làm lây nhiễm và ảnh hưởng đến nguồn cung cấp thực phẩm.

 

Cụ thể, vàng tặc vũ trang khiến người bộ tộc Yanomami quá sợ hãi để đi bắt cá, săn bắn hoặc trồng sắn, loại cây là lương thực chính của những người sinh sống giữa rừng già Amazon.

 

Số liệu từ Bộ Y tế Brazil cho thấy, 308 người Yanomami đã chết vì bệnh tật, bạo lực và suy dinh dưỡng trong năm 2023, trong đó 50% số ca tử vong là trẻ em dưới 4 tuổi. Những ca tử vong liên quan đến bệnh sốt rét cũng tăng gấp đôi từ năm 2022 đến năm 2023, sau khi căn bệnh này lần đầu tiên được những người thợ mỏ lây cho người dân bản địa.

Sepon Boutique - nơi lý tưởng để các runner tận hưởng thiên nhiên tại Quảng Trị Marathon 2024

Sepon Boutique - nơi lý tưởng để các runner tận hưởng thiên nhiên tại Quảng Trị Marathon 2024

Ảnh 09:25

Sepon Boutique Resort nằm cạnh biển Cửa Việt mộng mơ, kiến trúc của khu nghỉ dưỡng được thiết kế theo phong cách sang trọng, hiện đại, hướng ra bể bơi hoặc sân vườn.

Lần đầu tiên phụ nữ Tày mặc trang phục dân tộc đá bóng

Lần đầu tiên phụ nữ Tày mặc trang phục dân tộc đá bóng

Ảnh 16:40

Yên Bái Tại Lục Yên, Hội Liên hiệp phụ nữ huyện đã phối hợp với các đơn vị tổ chức khai mạc Giải bóng đá nữ trang phục các dân tộc huyện lần thứ nhất, năm 2024.

Độc đáo cổng nhà, hàng rào tạo hình từ hàng duối trăm tuổi

Độc đáo cổng nhà, hàng rào tạo hình từ hàng duối trăm tuổi

Ảnh 14:07

Hà Tĩnh Những cây duối có tuổi đời hơn trăm năm được người dân quê hương cố Tổng Bí thư Trần Phú tạo hình thành cổng nhà, hàng rào xanh mát rất độc đáo, lạ mắt.

Khai mạc mùa du lịch trên quê hương 'Đệ nhất danh Trà'

Khai mạc mùa du lịch trên quê hương 'Đệ nhất danh Trà'

Ảnh 14:05

Sáng 25/4, tại Khu du lịch Hồ Núi Cốc đã diễn ra Lễ khai mạc Mùa du lịch tỉnh Thái Nguyên năm 2024 do UBND tỉnh Thái Nguyên tổ chức.

Di tích trường Bồ Đề 'lỗ chỗ vết đạn' trên hành trình khắc họa của runner

Di tích trường Bồ Đề 'lỗ chỗ vết đạn' trên hành trình khắc họa của runner

Ảnh 22:53

Quảng Trị Nằm bên trục đường Trần Hưng Đạo, thuộc phường III, thị xã Quảng Trị. Trường Bồ Đề là một trong những điểm đặc biệt trên cung đường của giải chạy Quảng Trị Marathon 2024.

Cận cảnh các nhà màng trồng rau công nghệ cao ở Mộc Châu

Cận cảnh các nhà màng trồng rau công nghệ cao ở Mộc Châu

Ảnh 16:28

Sơn La Ứng dụng công nghệ cao để sản xuất rau trong nhà màng, nhà kính ở Mộc Châu giúp tăng năng suất gấp 3 lần so với thực hành canh tác trước đây của bà con.

Xem thêm

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm