| Hotline: 0983.970.780

Cựu chủ tịch Vinashin lĩnh án 20 năm tù

Thứ Sáu 30/03/2012 , 19:41 (GMT+7)

Chiều 30/3, cựu chủ tịch HĐQT Vinashin Phạm Thanh Bình đã bị tuyên án 20 năm tù về hành vi cố ý làm trái quy định của nhà nước gây hậu quả nghiêm trọng. Các bị cáo còn lại nhận án 3-19 năm tù.

Chiều 30/3, cựu chủ tịch HĐQT Vinashin Phạm Thanh Bình đã bị tuyên án 20 năm tù về hành vi cố ý làm trái quy định của nhà nước gây hậu quả nghiêm trọng. Các bị cáo còn lại nhận án 3-19 năm tù.

 

Trần Quang Vũ, nguyên Tổng giám đốc Vinashin, nguyên Tổng giám đốc Tổng công ty Nam Triệu án 11 năm tù. Trần Văn Liêm, nguyên Trưởng ban kiểm soát Vinashin, nguyên Giám đốc Công ty Viễn Dương 19 năm tù; Trịnh Thị Hậu, nguyên Tổng giám đốc Công ty Tài chính TNHH MTV Công nghiệp tàu thủy án 14 năm tù; Hoàng Gia Hiệp, nguyên Phó tổng giám đốc Công ty Tài chính TNHH MTV CNTT, giám đốc Công ty cho thuê tài chính CNTT án 13 năm tù; Nguyễn Văn Tuyên, nguyên Giám đốc Công ty Công nghiệp tàu thủy Hoàng Anh án 16 năm tù; Tô Nghiêm, nguyên Chủ tịch Công ty TNHH Công nghiệp tàu thủy Cái Lân, Tổng giám đốc Công ty CP Đầu tư phát triển khu kinh tế Hải Hà (Quảng Ninh) án 18 năm tù; Đỗ Đình Côn, nguyên Kế toán trưởng, Phó tổng giám đốc Công ty CP Công nghiệp tàu thủy Hoàng Anh lĩnh 10 năm tù.

Cả 8 bị cáo trên đều bị cấm đảm nhiệm chức vụ trong cơ quan nhà nước và tổ chức kinh tế 5 năm.

Riêng Nguyễn Tuấn Dương (46 tuổi), nguyên Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần đầu tư Cửu Long bị phạt 3 năm tù vì tội sử dụng trái phép tài sản.

Các bị cáo trước vành móng ngựa

Trước đó, hầu hết các bị cáo thừa nhận sai phạm và mong tòa xem xét để có cơ hội được làm lại cuộc đời. "Bị cáo thực hiện công việc trong bối cảnh khó khăn nên đôi lúc nóng vội, làm sai chỉ đạo của Chính phủ. Song tất cả chỉ vì lợi ích chung chứ không có bất kỳ vụ lợi cá nhân nào, mong hội đồng xét xử công tâm...", bị cáo Phạm Thanh Bình nói.

Trần Văn Liêm, nguyên Trưởng ban kiểm soát Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam, nguyên Giám đốc Công ty Viễn Dương mong tòa xem xét cặn kẽ những nguyên nhân sai phạm để đưa ra mức án thấp, để sớm về với bố mẹ già yếu ở nhà.

“Lúc đó bị cáo chỉ biết anh Bình là lãnh đạo tập đoàn nói được ký các dự án dưới 1.500 tỷ đồng nên hoàn toàn tin tưởng. Nếu biết trước không được bị cáo sẵn sàng chống đối lại dù có bị đuổi việc…”, bị cáo Liêm trần tình.

Sáng cùng ngày, vị đại diện VKS đối đáp với các luật sư. Với giọng từ tốn nhưng không kém phần quả quyết, vị công tố này dành một tiếng để phân tích thấu đáo các vấn đề. Trong dự án tàu Hoa Sen, đại diện VKS nói, dự án này không được đưa ra bàn trong Hội đồng quản trị. Khi có chỉ đạo của Thủ tướng, bị cáo không truyền đạt đến cấp dưới.

Dự án Sông Hồng cũng trái luật vì không nằm trong quy hoạch của ngành điện. Theo luật sư bào chưa cho các bị cáo có liên quan, dự án này không thiệt hại. Tuy nhiên theo VKS tính toán, đến nay số tiền đầu tư vào giải phóng mặt bằng hơn 20 tỷ đồng khó có thể thu hồi. Các máy móc nhập khẩu về có một số giả mạo giấy tờ phải nằm trong kho.

“Tôi khẳng định việc truy tố các bị cáo ở đây là không oan sai. Nếu truy tố không đúng tội chúng tôi phải biết mình sẽ chịu trách nhiệm đến đâu”, đại diện VKS nói.

Theo VNE

Xem thêm
Thái Nguyên có thêm 2 Phó Giám đốc Sở

Sở Lao Động - Thương binh và Xã hội, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Thái Nguyên vừa có tân Phó Giám đốc.

Sóc Trăng thay đổi từ tư duy ứng phó sang thích ứng với hạn mặn

ĐBSCL Dù hạn mặn trong mùa khô 2023 -2024 cao hơn trung bình nhiều năm, Sóc Trăng chưa ghi nhận thiệt hại nghiêm trọng đến sản xuất, kinh doanh do hạn mặn gây ra.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Cơn mưa bất chợt 'giải nhiệt' ở Bình Dương

Sau nhiều ngày nắng nóng liên tục, cơn mưa bất chợt xuất hiện đã làm dịu đi cái nóng gay gắt cho người dân ở Bình Dương.