Báo Nông Nghiệp

Thứ Bảy, 5/4/2025 1:31 (GMT +7)

| Hotline: 0983.970.780

Cứu sống 2 trẻ mắc bệnh tan máu bẩm sinh nhờ ghép tủy đồng loại

Thứ Năm 19/12/2024 , 20:32 (GMT+7)

Ghép tủy đồng loại được xem là phương pháp điều trị tối ưu, mang lại cơ hội phục hồi hoàn toàn cho bệnh nhân mắc bệnh tan máu bẩm sinh, alpha-thalassemia.

Bệnh viện Trung ương Huế vừa thực hiện thành công các ca ghép tủy đồng loại thứ ba, thứ tư trên bệnh nhân mắc bệnh tan máu bẩm sinh. Ảnh: BVH.

Bệnh viện Trung ương Huế vừa thực hiện thành công các ca ghép tủy đồng loại thứ ba, thứ tư trên bệnh nhân mắc bệnh tan máu bẩm sinh. Ảnh: BVH.

Ngày 19/12, Bệnh viện Trung ương Huế cho biết, vừa điều trị thành công các ca ghép tủy đồng loại thứ ba, thứ tư trên bệnh nhân mắc bệnh tan máu bẩm sinh, alpha-thalassemia.

Đây là một bước tiến vượt bậc trong việc áp dụng kỹ thuật ghép tế bào gốc đồng loại, đánh dấu thành công quan trọng trong việc điều trị bệnh lý này, mở ra nhiều cơ hội mới cho các bệnh nhi mắc bệnh tan máu bẩm sinh.

Theo đó, ca ghép thứ ba là cháu Hồ Ánh D. (38 tháng tuổi, đến từ Quảng Trị). Trẻ được phát hiện bệnh alpha-thalassemia trong 1 năm trở lại đây, và phải nhập viện truyền máu hằng tháng.

Sau khi xét nghiệm HLA, cháu được xác nhận phù hợp hoàn toàn với anh ruột 8 tuổi. Cháu bé được tiến hành ghép tủy vào ngày 12/11/2024. Sau ghép, tiểu cầu phục hồi vào ngày thứ 10, bạch cầu hạt phục hồi vào ngày thứ 19.

Ca ghép thứ tư là cháu Đặng Mai Anh T. (10 tuổi, đến từ Đà Nẵng). Cháu được chẩn đoán mắc bệnh alpha-thalassemia từ lúc 20 ngày tuổi.

Các bệnh nhi đã phục hồi sức khỏe trở lại sau các ca ghép tủy đồng loại. Ảnh: BVH.

Các bệnh nhi đã phục hồi sức khỏe trở lại sau các ca ghép tủy đồng loại. Ảnh: BVH.

Cháu phải vào viện truyền máu hằng tháng. Sau khi kiểm tra HLA, cháu cũng phù hợp hoàn toàn với anh ruột 15 tuổi và được tiến hành ghép tủy đồng loại vào ngày 27/11/2024.

Quá trình ghép diễn ra thành công, mặc dù cháu gặp biến chứng sốt giảm bạch cầu hạt nhẹ nhưng nhanh chóng hồi phục. Tiểu cầu phục hồi vào ngày 21 và bạch cầu hạt phục hồi vào ngày 19.

Bệnh tan máu bẩm sinh là một bệnh lý di truyền gây thiếu máu hồng cầu nhỏ, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển thể chất và tinh thần của trẻ. Với các trường hợp nặng, trẻ phải lệ thuộc vào truyền máu thường xuyên, ứ sắt trong cơ thể, gây tích tụ sắt lên các tạng cở thể, dẫn đến nhiều khó khăn trong cuộc sống.

Ghép tủy đồng loại được xem là phương pháp điều trị tối ưu, mang lại cơ hội phục hồi hoàn toàn cho trẻ, giúp trẻ có thể sống khỏe mạnh mà không cần truyền máu.

Thành công trong việc ghép tủy đồng loại tại Bệnh viện Trung ương Huế không chỉ mang lại hy vọng cho các bệnh nhi mắc bệnh tan máu bẩm sinh, mà còn mở ra triển vọng điều trị cho các bệnh lý khác cần ghép tủy đồng loại, như suy tủy, suy giảm miễn dịch bẩm sinh, và ung thư tái phát.

Đối với việc ghép tế bào gốc đồng loại, việc tìm HLA phù hợp là một vấn đề khó khăn. Vì thế, để cho quá trình ghép tủy được diễn ra liên tục và giúp được nhiều cho các bệnh nhân tan máu bẩm sinh, Bệnh viện Trung ương Huế tiến hành làm xét nghiệm HLA miễn phí cho các bệnh nhân và gia đình để tỉm ra người hiến tủy phù hợp.

Bệnh viện Trung ương Huế là cơ sở y tế đầu tiên tại khu vực Miền Trung - Tây Nguyên thực hiện thành công kỹ thuật ghép tế bào gốc. Ảnh: BVH.

Bệnh viện Trung ương Huế là cơ sở y tế đầu tiên tại khu vực Miền Trung - Tây Nguyên thực hiện thành công kỹ thuật ghép tế bào gốc. Ảnh: BVH.

Cùng thời gian, Bệnh viện Trung ương Huế đã thực hiện thành công ca ghép tủy tự thân cho bệnh nhân bị bệnh u nguyên bào thần kinh nguy cơ cao. Đó là cháu Nguyễn Phước Quỳnh M. (4,5 tuổi, đến từ Tiền Giang).

Với kỹ thuật ghép tế bào gốc tự thân giúp kéo dài thời gian sống cho các trẻ bị bệnh lý u nguyên bào thần kinh nguy cơ cao, cho đến thời điểm này, Bệnh viện Trung ương Huế là cơ sở y tế duy nhất trong cả nước có đầy đủ đa mô thức trong điều trị bệnh lý u nguyên bào thần kinh: hóa chất, phẫu thuật, ghép tủy và xạ trị.

Bệnh viện Trung ương Huế là cơ sở y tế đầu tiên thực hiện thành công kỹ thuật ghép tế bào gốc tại khu vực Miền Trung - Tây Nguyên, và là đơn vị thứ ba của Việt Nam áp dụng kỹ thuật cao cấp này trên các bệnh nhân tan máu bẩm sinh, alpha-thalassemia.

Xem thêm
Ăn sữa chua thường xuyên giúp ngăn ngừa ung thư đại tràng

Nhờ chứa vi khuẩn có lợi, loại thực phẩm giàu dinh dưỡng giúp giảm tới 20% nguy cơ mắc bệnh nguy hiểm liên quan tới đại tràng (ruột kết).

Đồng hành cùng nhau, yêu thương chẳng bao giờ cũ

Hôn nhân không làm tình yêu phai nhạt, nhưng thiếu vun đắp, cảm xúc dễ nguội lạnh. Cùng cố gắng, vợ chồng sẽ giữ lửa yêu thương, biến hôn nhân thành hành trình hạnh phúc.

Nghịch lý duyên nợ giữa vợ béo và chồng gầy

Nghịch lý duyên nợ đôi khi giống như quy luật bù trừ giữa hai con người xa lạ được gắn kết thành một cặp với nhiều điểm khác biệt về ngoại hình lẫn tính cách.

Nguyên nhân gây bệnh tim mạch và cách phòng ngừa hiệu quả

Bệnh tim mạch là một trong những bệnh nguy hiểm, với tỷ lệ tử vong cao. Cùng tìm hiểu nguyên nhân gây ra bệnh tim mạch.

Chúng ta ở quãng nào?

Nhiều người vẫn chép miệng tiếc nuối 'Sao thời xưa nghèo mà yên thế?'. Có thể họ muốn nói đến thời bao cấp chăng?

Những điều người bệnh đái tháo đường cần lưu ý để phòng ngừa biến chứng

Bệnh đái tháo đường đang tăng nhanh, đặc biệt tại các nước khu vực châu Á, trong đó có Việt Nam. Bệnh có nhiều biến chứng nguy hiểm, tỷ lệ tử vong cao.

Ăn băp cải giúp phòng ngừa ung thư

Ăn băp cải giúp phòng ngừa ung thư: Một số nghiên cứu chỉ ra rằng trong thành phần của rau bắp cải chứa nhiều chất chống oxy hóa giúp phòng ngừa ung thư.

Bình luận mới nhất