| Hotline: 0983.970.780

Đa sắc màu văn hóa lễ hội Lồng Tồng đầu năm của bà con Tày, Nùng

Chủ Nhật 02/02/2025 , 06:14 (GMT+7)

Lồng Tồng là lễ hội quan trọng nhất trong năm của đồng bào người Tày, Nùng, được tổ chức từ ngày mùng 4 đến ngày mùng 10 tháng Giêng hàng năm.

Lễ hội Lồng Tồng dịp đầu năm mới Ất Tỵ 2025 tại xã Lý Quốc, huyện Hạ Lang, tỉnh Cao Bằng. Ảnh: Quỳnh Anh.

Lễ hội Lồng Tồng dịp đầu năm mới Ất Tỵ 2025 tại xã Lý Quốc, huyện Hạ Lang, tỉnh Cao Bằng. Ảnh: Quỳnh Anh.

Theo tiếng Tày, tiếng Nùng, Lồng Tồng có nghĩa là xuống đồng. Đây là một lễ hội mang đậm dấu ấn của nền sản xuất nông nghiệp từ phần nghi lễ khi hội, các nghi thức, sản vật dân cúng đến các trò chơi trong lễ hội. Lễ hội Lồng Tồng còn mang ý nghĩa bắt đầu một năm sản xuất mới, cầu chúc cho năm mới mùa màng bội thu.

Đã xuất hiện từ rất lâu đời, lễ hội Lồng Tồng đã được truyền từ đời này sang đời khác trong cộng đồng người dân tộc Tày, Nùng ở các tỉnh miền núi phía Bắc như Thái Nguyên, Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn và một số tỉnh Tây Bắc.

Lễ hội Lồng Tồng thường được tổ chức trên một thửa ruộng lớn gọi là ruộng xuống đồng. Theo tục lệ từ ngàn xưa, tất cả gia đình tham gia hội đều mang theo cỗ để làm lễ vật tạ thiên địa, cúng thần đất, thần núi, thần nông và Thành Hoàng cầu cho mưa thuận gió hoà, gia súc, gia cầm sinh sôi, bản làng bình yên no ấm… Đó là những mâm cỗ thịnh soạn, được trình bày đẹp gồm có xôi nếp, thịt lợn, rượu trắng và các loại bánh như khẩu sli, khẩu slec, bánh khảo, bánh dày, chè lam…

Người dân chuẩn bị mâm cỗ thịnh soạn để làm lễ vật tạ thiên địa, cúng thần đất, thần núi, thần nông và Thành Hoàng. Ảnh: Quỳnh Anh.

Người dân chuẩn bị mâm cỗ thịnh soạn để làm lễ vật tạ thiên địa, cúng thần đất, thần núi, thần nông và Thành Hoàng. Ảnh: Quỳnh Anh.

Lễ hội bắt đầu khi chiêng trống nổi lên, các bô lão và tráng đinh rước thần nông và Thành Hoàng từ đình ra ruộng. Các gia đình rước cỗ, bày ra trên bãi hội. Người chủ trì hội xướng bài mo cúng chư thần và tuyên bố phá cỗ. Gia đình nào có cỗ thịnh soạn và mời được nhiều khách dự hội đến thưởng thức cỗ nhà mình sẽ được xem là điều may mắn cho cả năm.

Phá cỗ xong, mọi người tiếp tục ca hát và tham gia các trò chơi dân gian như ném còn, kéo co, đẩy gậy, đánh quay, đánh đu, múa kỳ lân, múa sư tử, múa võ, múa giáo, bịt mắt bắt dê, hát giao duyên (hát lượn), thi sản vật địa phương, cờ tướng…

Ném còn là trò chơi có đông người tham gia nhất trong lễ hội Lồng Tồng. Ảnh: Quỳnh Anh.

Ném còn là trò chơi có đông người tham gia nhất trong lễ hội Lồng Tồng. Ảnh: Quỳnh Anh.

Đã nhiều năm được tham gia lễ hội Lồng Tồng tại địa phương, chị Nông Thị Kim Thư (xã Lý Quốc, huyện Hạ Lang, tỉnh Cao Bằng) chia sẻ, bản thân rất háo hức mong đến ngày hội để được đi chơi hội tung còn. Chị Thư đã chuẩn bị, làm trước 2 quả còn từ mùng 2 Tết để đến chơi ở lễ hội.

“Trong lễ hội Lồng Tồng, ném còn là trò chơi vui nhất, đông người tham gia nhất. Người dân địa phương quan niệm rằng, trong hội phải có người tung được quả còn ngũ sắc xuyên thủng hồng tâm thì năm đó bản làng mới có thể làm ăn thuận lợi”, chị Thư cho hay.

Người dân chơi cờ tướng tại lễ hội. Ảnh: Quỳnh Anh.

Người dân chơi cờ tướng tại lễ hội. Ảnh: Quỳnh Anh.

Còn đối với một người trẻ như bạn Nông Thị Ngọc Mai (xã Lý Quốc, huyện Hạ Lang, tỉnh Cao Bằng), màn múa hát trong lễ hội luôn có một sức hút lớn. Là hai hình thức đối ca giao duyên nam nữ, việc nam thanh nữ tú trong làng chia làm hai phe để hát sli, hát lượn tái hiện lại tục cầu mùa của người xưa.

"Là lễ hội quan trọng nhất trong năm nên mọi người đều mặc y phục sắc tộc đẹp nhất. Các bà, các cô cũng sẽ có dịp để dùng những đồ trang sức quý nhất. Sau đó biểu diễn các điệu hát sli, hát lượn trong làng, ở khe suối hay ở các cánh rừng. Đồng thời, những điệu múa tiêu biểu của hội Lồng Tồng là múa sư tử và những điệu múa lễ hội khác của người Tày, Nùng là xòe chiêng, múa then cũng là nét đặc sắc trong ngày hội lớn của dân tộc", Ngọc Mai chia sẻ.

Lễ hội Lồng Tồng là dịp để mọi người gặp gỡ, thắt chặt tình cảm và cùng cầu mong một năm mới bình an. Ảnh: Quỳnh Anh.

Lễ hội Lồng Tồng là dịp để mọi người gặp gỡ, thắt chặt tình cảm và cùng cầu mong một năm mới bình an. Ảnh: Quỳnh Anh.

Không chỉ là một lễ hội dân gian giàu bản sắc văn hóa dân tộc, từ bao đời nay, lễ hội Lồng Tồng còn là một món ăn tinh thần đầy ý nghĩa không thể thiếu trong ngày xuân và đời sống tinh thần của đồng bào các dân tộc ở các tỉnh miền núi phía Bắc.

Xem thêm
Manchester City nhọc nhằn giành vé đi tiếp Champions League

Rạng sáng 30/1, phải rất nhọc nhằn Man City mới thắng ngược Club Brugge 3-1 trên sân nhà để đi tiếp tại Champions League 2024/2025.

Hàng vạn người dân tham gia lễ hội đua thuyền Thuận Long

Sự kiện đua thuyền Thuận Long (huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An) thu hút hàng vạn người dân địa phương và du khách thập phương đến theo dõi và cổ vũ.

Người dân Cần Thơ mãn nhãn màn đua thuyền buồm trên sông Hậu

Ngày 29/12, lần đầu tiên TP Cần Thơ tổ chức giải đua thuyền buồm, một hoạt động mới lạ trong chuỗi hoạt động chào mừng Ngày hội Du lịch - Đêm hoa đăng Ninh Kiều.

Bình luận mới nhất