| Hotline: 0983.970.780

Người trẻ với nét đẹp văn hóa đi lễ chùa đầu năm

Thứ Bảy 01/02/2025 , 07:09 (GMT+7)

Trong tia nắng mới của mùa xuân, tiếng chuông chùa ngân vang như dẫn lối cho tâm hồn mỗi người trở nên thanh thản, an yên…

Đền Quán Thánh là một trong nhiều ngôi đền người dân Hà Nội tới lễ vào dịp đầu năm mới. Ảnh: Phạm Hiếu.

Đền Quán Thánh là một trong nhiều ngôi đền người dân Hà Nội tới lễ vào dịp đầu năm mới. Ảnh: Phạm Hiếu.

Trong văn hóa của người Việt Nam bao đời nay, đi lễ chùa đầu năm đã trở thành nét đẹp truyền thống, mang ý nghĩa cầu mong một năm mới bình an, hạnh phúc và may mắn.

Nét đẹp văn hóa tâm linh lâu đời ấy đã phản ánh rõ nét mối liên kết chặt chẽ giữa tín ngưỡng tôn giáo và đời sống tinh thần của dân tộc. Vào những ngày đầu năm mới, mọi người từ khắp mọi miền đất nước lại nô nức đến chùa để dâng hương, cầu nguyện và hướng lòng mình đến những điều tốt lành.

Người dân Thủ đô nô nức đi lễ chùa vào đầu năm mới Ất Tỵ 2025. Ảnh: Phạm Hiếu.

Người dân Thủ đô nô nức đi lễ chùa vào đầu năm mới Ất Tỵ 2025. Ảnh: Phạm Hiếu.

Đến hẹn lại lên, cứ mỗi dịp Tết đến xuân về, người dân lại tìm đến những ngôi đền, chùa để đi lễ, cầu mong một năm mới bình an cho gia đình và người thân. Trong tia nắng mới của mùa xuân, tiếng chuông chùa ngân vang như dẫn lối cho tâm hồn mỗi người trở nên thanh thản, an yên.

Theo phong tục của người Việt, người đi lễ thường chuẩn bị lễ vật chu đáo để thắp hương. Ảnh: Phạm Hiếu.

Theo phong tục của người Việt, người đi lễ thường chuẩn bị lễ vật chu đáo để thắp hương. Ảnh: Phạm Hiếu.

Giữ thói quen đi lễ chùa đầu năm trong nhiều năm nay, chị Cao Thu Huyền (quận Đống Đa, TP. Hà Nội), cho rằng, phong tục đi chùa năm mới của người Việt Nam là nét văn hoá cổ truyền độc đáo, dẫn lối người dân về với cội nguồn dân tộc.

Tấm lòng thành kính luôn được coi trọng hơn giá trị vật chất của lễ vật. Ảnh: Phạm Hiếu.

Tấm lòng thành kính luôn được coi trọng hơn giá trị vật chất của lễ vật. Ảnh: Phạm Hiếu.

“Đầu năm mới, bước chân vào chốn linh thiêng, bỏ lại đằng sau bao vất vả của cuộc sống mưu sinh. Mọi người sẽ thắp nén hương để cầu tài, cầu lộc, cầu duyên, cầu bình an, sức khỏe cho bản thân và gia đình. Tự khắc chúng ta sẽ tìm thấy sự bình yên trong lòng, không gian thanh tịnh cũng sẽ làm cho lòng người trở nên nhẹ nhàng, thanh thản hơn”, chị Huyền chia sẻ.

Ngày càng có nhiều bạn trẻ đi lễ chùa dịp đầu năm để cầu mong một năm mới nhiều sức khỏe, may mắn cho bản thân và gia đình. Ảnh: Phạm Hiếu.

Ngày càng có nhiều bạn trẻ đi lễ chùa dịp đầu năm để cầu mong một năm mới nhiều sức khỏe, may mắn cho bản thân và gia đình. Ảnh: Phạm Hiếu.

Đặc biệt, chứng kiến ngày càng nhiều những bạn trẻ đi lễ chùa đầu năm cầu sức khỏe, may mắn cho bản thân và gia đình, chị Cao Thu Huyền lại càng cảm thấy vui hơn: “Giờ đây, thế hệ trẻ đã quan tâm nhiều hơn đến nét đẹp văn hóa dân tộc. Tôi rất tự hào vì các con đã noi theo gương của cha ông, bố mẹ để bảo tồn, gìn giữ, phát huy truyền thống quý báu của người Việt Nam mình”.

Không gian thanh tịnh sẽ làm cho lòng người trở nên nhẹ nhàng, thanh thản hơn. Ảnh: Phạm Hiếu.

Không gian thanh tịnh sẽ làm cho lòng người trở nên nhẹ nhàng, thanh thản hơn. Ảnh: Phạm Hiếu.

Là một trong nhiều bạn trẻ đi lễ tại Đền Quán Thánh dịp đầu năm mới, bạn Hà My (quận Tây Hồ, TP. Hà Nội) cho biết, đi lễ chùa đầu xuân năm mới là truyền thống từ nhiều năm của gia đình. Với Hà My, đi lễ đầu xuân không chỉ để cầu nguyện những điều tốt đẹp cho bản thân và gia đình mà còn là dịp thưởng lãm cảnh đẹp, nét thanh tịnh chốn linh thiêng trong tiết xuân và hiểu hơn về truyền thống văn hóa của dân tộc.

Mọi người cùng bày tỏ lòng biết ơn và mong cầu những ước nguyện trong năm mới. Ảnh: Phạm Hiếu.

Mọi người cùng bày tỏ lòng biết ơn và mong cầu những ước nguyện trong năm mới. Ảnh: Phạm Hiếu.

“Việc duy trì truyền thống đi chùa đầu năm giúp tinh thần của mình thoải mái và có phần bình an hơn. Có lẽ vì thế mà năm vừa qua cuộc sống của mình vẫn yên ổn, công việc thuận lợi. Năm nay mình vẫn giữ truyền thống ấy và cầu cho mọi người trong gia đình mình được mạnh khỏe, công việc tiến triển và học hành thành đạt”, bạn Hà My bày tỏ.

Sau khi kính lễ và thắp hương, người đi lễ sẽ thực hiện nghi thức hóa vàng. Ảnh: Phạm Hiếu.

Sau khi kính lễ và thắp hương, người đi lễ sẽ thực hiện nghi thức hóa vàng. Ảnh: Phạm Hiếu.

Cuộc sống ngày càng hiện đại, văn minh nhưng nét đẹp văn hóa đi lễ chùa đầu năm vẫn luôn được người dân Việt Nam lưu giữ bao đời nay. Qua đó tạo nên bức tranh đa sắc trong nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc, không chỉ thể hiện khát vọng về một cuộc sống hạnh phúc, no đủ mà còn là dịp để vun đắp cho tinh thần người Việt thêm yêu và trân trọng những giá trị cội nguồn.

Xem thêm
Manchester City nhọc nhằn giành vé đi tiếp Champions League

Rạng sáng 30/1, phải rất nhọc nhằn Man City mới thắng ngược Club Brugge 3-1 trên sân nhà để đi tiếp tại Champions League 2024/2025.

Hàng vạn người dân tham gia lễ hội đua thuyền Thuận Long

Sự kiện đua thuyền Thuận Long (huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An) thu hút hàng vạn người dân địa phương và du khách thập phương đến theo dõi và cổ vũ.

Người dân Cần Thơ mãn nhãn màn đua thuyền buồm trên sông Hậu

Ngày 29/12, lần đầu tiên TP Cần Thơ tổ chức giải đua thuyền buồm, một hoạt động mới lạ trong chuỗi hoạt động chào mừng Ngày hội Du lịch - Đêm hoa đăng Ninh Kiều.

Bình luận mới nhất