| Hotline: 0983.970.780

'Đại án' Phạm Công Danh cùng các đồng phạm gây thiệt hại hơn 9.000 tỷ đồng

Thứ Ba 19/07/2016 , 19:39 (GMT+7)

Theo cáo trạng, Phạm Công Danh cùng các đồng phạm đã có các hành vi "Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng", thiệt hại hơn 7.000 tỷ đồng; và "Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng", gây thiệt hại hơn 2.000 tỷ đồng.

Sáng 19/7, Tòa án Nhân dân TP.HCM mở phiên sơ thẩm xét xử “đại án” gây thiệt hại cho nhà nước hơn 9.000 tỷ đồng xảy ra tại Ngân hàng TMCP Xây dựng Việt Nam (VNCB) đối với Phạm Công Danh, nguyên Chủ tịch HĐQT VNCB, chủ tịch kiêm Tổng GĐ Tập đoàn Thiên Thanh cùng 35 đồng phạm.

Theo cáo trạng, Phạm Công Danh cùng các đồng phạm đã có các hành vi "Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng", thiệt hại hơn 7.000 tỷ đồng; và "Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng", gây thiệt hại hơn 2.000 tỷ đồng.

Trước đó, ngày 29/7/2014, Cơ quan CSĐT tra đã công bố quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và bắt tạm giam bị can để điều tra, xử lý theo quy định của pháp luật đối với ông Phạm Công Danh, Chủ tịch Tập đoàn Thiên Thanh; ông Phan Thành Mai, nguyên thành viên HĐQT, Tổng GĐ Tập đoàn Thiên Thanh; ông Mai Hữu Khương, nguyên thành viên HĐQT, phụ trách tài chính Tập đoàn Thiên Thanh. Tập đoàn Thiên Thanh là nhà đầu tư tham gia tái cơ cấu và trở thành cổ đông lớn của Ngân hàng Đại Tín (TrustBank), sau đó đổi tên thành Ngân hàng TMCP Xây dựng Việt Nam (VNCB).

17-43-06_1
Dẫn giải Phạm Công Danh

 

Theo kết luận điều tra, ngày 6/9/2012, VNCB được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận phương án tái cơ cấu. Phạm Công Danh đã nắm quyền kiểm soát, chi phối VNCB và  chỉ đạo HĐQT, Ban điều hành và Ban kiểm soát VNCB, cấp dưới thuộc Tập đoàn Thiên Thanh và VNCB thực hiện lập các hồ sơ khống để rút tiền, vay tiền của VNCB nhằm trả các khoản nợ, trả lãi ngoài và chi tiêu cá nhân.

Liên quan đến “đại án” này, cơ quan CSĐT Bộ Công an cũng quyết định tách vụ án hình sự đối với hành vi “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng” đối với 4 bị can: Hà Tấn Phước, Lê Văn Thanh, Phạm Thế Tuân và Ngô Văn Thanh là thành viên Tổ Giám sát của Ngân hàng Nhà nước đặt tại VNCB và các cá nhân có liên quan để tiếp tục điều tra.

17-43-06_2
Ảnh: Hồng Thủy

 

Theo kết luận điều tra, Tổ Giám sát này đặt tại VNCB bị vô hiệu hóa khi hàng chục nghìn tỷ đồng đã bị Phạm Công Danh “rút ruột” ngân hàng này, trong khi đó VNCB lúc đó bị đặt vào tình trạng kiểm soát và mọi giao dịch có giá trị từ 5 tỷ đồng trở lên đều phải có ý kiến của Tổ Giám sát, Ngân hàng Nhà nước.

Được biết, “đại án” Phạm Công Danh và đồng bọn có 36 bị cáo, 45 luật sư tham gia bào chữa cho các bị cáo, riêng Phạm Công Danh có đến 5 luật sư bào chữa. Ngoài ra, có khoảng 30 ngân hàng và 158 người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan. Dự kiến phiên tòa sẽ diễn ra trong 30 ngày.

17-43-06_3
Ảnh: Hồng Thủy

Xem thêm
Quy Nhơn: Điều tra vụ học sinh lớp 7 bị đánh dã man giữa đường

Tỉnh Bình Định xác nhận Công an xã Nhơn Hội đã chuyển hồ sơ vụ cháu Đ.N.A.K (học sinh lớp 7) bị đánh dã man giữa đường cho Công an TP Quy Nhơn điều tra.

Tặng 2.000m2 đất cho ông Nhưỡng, ông Vân để 'về ở cùng cho vui'

Bị cáo Nguyễn Văn Vương khai, việc tặng ông Lưu Bình Nhưỡng, Lê Thanh Vân 2.000m2 đất tại Quảng Ninh để cảm ơn vì 'quý hai ông nên muốn rủ về ở cùng cho vui'.