| Hotline: 0983.970.780

Đại biểu Quốc hội góp ý 2 dự thảo Luật

Thứ Năm 29/05/2014 , 08:45 (GMT+7)

Ngày 28/5, các đại biểu Quốc hội đã giành nửa ngày để thảo luận tổ, lấy ý kiến cho hai dự thảo Luật Doanh nghiệp (sửa đổi) và Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh.

Phần lớn ĐB tán thành với việc xây dựng Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh nhằm khắc phục các hạn chế, tồn tại phát sinh trong thực tiễn đầu tư, quản lý vốn nhà nước tại DN trong thời gian qua. Và hơn cả, thực hiện tái cơ cấu DN nhà nước một cách nhanh hơn.

Về đối tượng áp dụng, tại khoản 2, Điều 2 dự thảo đưa ra đối tượng áp dụng DN do nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ và chia nhóm đối tượng thành: “Cty TNHH 1 thành viên là Cty mẹ của tập đoàn kinh tế; Cty mẹ của TCty nhà nước; Cty mẹ trong mô hình Cty mẹ - Cty con; Cty TNHH 1 thành viên độc lập”.

Theo ĐB Nguyễn Quốc Bình (Hà Nội), tại Nghị định 25/2010/NĐ-CP cả Cty độc lập, Cty mẹ sau khi chuyển đổi đều được tổ chức dưới hình thức “Cty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do nhà nước là chủ sở hữu”. Do đó, việc chia nhóm đối tượng này thành 2 thành viên là không cần thiết, không có ý nghĩa và nhất là không đảm bảo tính minh bạch của quy phạm pháp luật.

Tuy nhiên, một số ĐB cũng e ngại Điều 30 của dự thảo quy định phương thức chuyển nhượng các khoản vốn ra ngoài DN, trong đó nhấn mạnh quy định chuyển nhượng vốn của DN tại Cty TNHH một thành viên thành Cty TNHH từ 2 thành viên trở lên.

Bởi, quy định này có thể hiểu Cty TNHH được tổ chức dưới 3 hình thức: Cty TNHH 1 thành viên, 2 thành viên trở lên và Cty TNHH nhiều thành viên. Điều này không đúng với bản chất Cty TNHH ở Việt Nam, do đó cần có sự sửa đổi cho phù hợp.

Cũng tại buổi thảo luận tổ, khi góp ý để sửa đổi Luật Doanh nghiệp, phần lớn ĐB kỳ vọng, lần thay đổi này sẽ tạo ra cú hích cho hoạt động kinh doanh các DN để đưa nền kinh tế phát triển nhanh hơn. ĐB Phạm Văn Cường (Lào Cai) cho biết, Luật Doanh nghiệp 2005 dù được coi là bước tiến rất dài, giúp tăng sự bình đẳng cho các loại hình DN cũng như thu hẹp khoảng cách giữa quy định pháp lý của Việt Nam với quốc tế.

Tuy nhiên, ĐB Cường lại cho rằng, quy định trong dự thảo Luật Doanh nghiệp sửa đổi thì “DN phải hoạt động kinh doanh theo đúng ngành, nghề đã ghi trong giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh” vô hình khiến DN bỏ lỡ các cơ hội kinh doanh chưa thuộc phạm vi ngành nghề đã đăng ký có thể đem lại thu nhập cao cho ngân sách nhà nước.

Vì vậy, Luật Doanh nghiệp sửa đổi cần “thoáng” hơn trong điều kiện kinh tế gặp nhiều khó khăn. Ngoài ra, có nhiều ý kiến khác lại tán thành với mục tiêu của sửa đổi Luật Doanh nghiệp là làm cho DN trở thành một công cụ kinh doanh rẻ hơn, an toàn hơn và hấp dẫn hơn cho các nhà đầu tư, qua đó tăng cường thu hút và huy động các nguồn lực và vốn đầu tư vào sản xuất, kinh doanh.

Xem thêm
Thường vụ Quốc hội đồng ý khởi tố, bắt tạm giam Bí thư Bắc Giang Dương Văn Thái

Ủy ban Thường vụ Quốc hội đồng ý đề nghị về việc khởi tố, bắt tạm giam, khám xét nơi ở, nơi làm việc đối với ông Dương Văn Thái.

ĐBSCL thiếu nước hay không biết giữ nước?

CẦN THƠ 'Sông có nước, trên trời có nước, vậy tại sao ĐBSCL lại thiếu nước?', vấn đề được các chuyên gia đặt ra để đi tìm giải pháp cho câu chuyện giữ nước của vùng.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Gần 1 triệu lượt khách tới Khánh Hòa dịp lễ 30/4 - 1/5

Dịp lễ 30/4 và 1/5, tỉnh Khánh Hòa thu hút đông đảo du khách trong và ngoài nước đến tham quan, nghỉ dưỡng, tổng doanh thu từ khách du lịch đạt hơn 1.300 tỷ đồng.