Trong một bài phát biểu trước toàn quốc vào tối 31/3, Tổng thống Brazil, Jair Bolsonaro, cuối cùng dường như thừa nhận mức độ nghiêm trọng của đại dịch Covid-19, gọi đó là “thách thức lớn nhất của thế hệ chúng ta”.
Trong nhiều tuần, Bolsonaro đã hạ thấp cuộc khủng hoảng, không coi nó như là sự "hoảng loạn", mà chỉ là "một bệnh cúm nhẹ", một trò lừa đảo truyền thông, và một trường hợp khẩn cấp giả do các đối thủ chính trị của ông tạo ra.
Trước đó, vào Chủ nhật (29/3), ông đã đến thăm các trung tâm mua sắm nhộn nhịp và cho biết các doanh nghiệp nên mở cửa, trái với hướng dẫn của Bộ Y tế.
Vào ngày 31/3, tuy nhiên, giọng ông dịu lại. Lần này, thay vì tranh cãi để bảo vệ nền kinh tế, ông đã nói về việc “cứu mạng mà không để lại việc làm phía sau”.
“Chúng tôi sẽ hoàn thành nhiệm vụ này trong khi chăm sóc sức khỏe cho mọi người”, ông Bolsonaro nói. “Virus là một thực tế”.
Số ca nhiễm virus Corona được xác nhận ở Brazil đã lên tới 8.000 vào ngày 3/4, với 327 người thiệt mạng. Trên khắp thế giới, hơn 1 triệu người đã có xét nghiệm dương tính với Covid-19, mặc dù số trường hợp nhiễm thực sự được cho là cao hơn nhiều.
Các nguồn tin nói với HuffPost Brazil, tuy nhiên, sự thay đổi trong tuyên bố của Bolsonaro đã được thúc đẩy bởi những cân nhắc chính trị hơn là khoa học.
Bolsonaro nhận thấy mình không được ủng hộ, không chỉ trong lĩnh vực chính trị - đây là lĩnh vực mà Bolnosaro chưa từng học hỏi và trên thực tế còn chủ động từ chối học hỏi - và theo nguồn tin thân cận với Tổng thống, "ngay trong chính phủ của mình, Bolnosaro thấy vị trí của ông ta thật mong manh".
Trong hai tuần qua, người Brazil tự cô lập ở nhà đã mở cửa sổ và ban công của họ hàng đêm để đập nồi và chảo để phản đối và hét lên ‘Bolsonaro cút đi!’
“Bolsonaro đã chứng minh rằng mình không phù hợp để trở thành Tổng thống”, Maria Hermínia Tavares de Almeida, một nhà khoa học chính trị tại Đại học São Paulo, nói với tờ New York Times. Ông vẫn nắm quyền vì một lý do rất đơn giản: “Không ai muốn tạo ra một cuộc khủng hoảng chính trị để hất cẳng ông giữa lúc khẩn cấp về y tế”.
Tại Hoa Kỳ, tương tự, Tổng thống Donald Trump đã hạ thấp mức độ nghiêm trọng của đại dịch trong nhiều tuần, nhấn mạnh rằng virus Corona sẽ "biến mất một cách kỳ diệu vào tháng Tư" và các doanh nghiệp Mỹ sẽ mở cửa trở lại vào Lễ Phục sinh. Hồi sinh nền kinh tế Hoa Kỳ, vốn đã bùng nổ trong nhiệm kỳ Tổng thống của Trump, sẽ củng cố cơ sở cho ông tái đắc cử vào mùa thu này.
“Sức mạnh lớn nhất của Tổng thống là nền kinh tế”, ông Mike DuHaime, một chiến lược gia đảng Cộng hòa, gần đây cho biết. “Nếu các thị trường chứng khoán tiếp tục suy sụp, và những người thực sự bắt đầu bị tổn thương về tài chính, nó sẽ làm tổn thương đến Tổng thống về mặt chính trị”.
Các quan chức Nhà Trắng hiện đang ước tính rằng có tới 240.000 người Mỹ có thể chết do virus Corona, tuy nhiên, tính toán chính trị của Trump, dường như đã thay đổi.
“Các cuộc bỏ phiếu tệ hại. Chiến dịch hoảng loạn về những con số ở các bang đỏ (dân chủ). Họ không có hy vọng sẽ chiến thắng ở các bang đang bị tan rã thành từng mảnh do virus”, Gabriel Sherman, một cựu quan chức của Phòng Bầu dục nói với Vanity Fair.
Theo ông Sherman, “chiến dịch này không còn quan trọng nữa”, gần đây, ông Trump đã nói với một người bạn. “Những gì tôi làm bây giờ sẽ xác định nếu tôi tái đắc cử”.
Tình cảm đó đã được lặp lại trong tuần này bởi Jared Kushner, con rể của Trump, và một cố vấn của Nhà Trắng, người đã đảm nhận vai trò trung tâm trong ứng phó với Covid-19 của chính phủ.
“Hiện tại, rất nhiều cử tri đang nhìn thấy là đối tượng mình bầu làm thị trưởng, thống đốc hoặc tổng thống, liệu sẽ là người quản lý có thẩm quyền trong thời gian khủng hoảng”, ông Kushner nói trong một cuộc họp giao ban vào ngày 2/4.
Trong thời điểm hiện tại, người Mỹ dường như đang mang đến cho Trump lợi ích của sự nghi ngờ, bất chấp những sai lầm ban đầu và bác bỏ bằng chứng khoa học. Mức độ ủng hộ của Trump đạt 49% trong cuộc thăm dò của Gallup vào tháng trước – mức cao nhất trong nhiệm kỳ tổng thống của ông - và hiện ở mức 47%, theo trung bình các cuộc điều tra công khai của RealClearPolitic.
Xu hướng của người dân tập trung quanh ngọn cờ quốc gia trong thời kỳ khủng hoảng quốc gia cũng được phản ánh ở châu Âu.
Tại Italia, tâm điểm của đại dịch ở châu Âu, Thủ tướng Giuseppe Conte đã chứng kiến mức độ tín nhiệm của ông tăng tới 71%, mặc dù hơn 13.000 người đã chết ở quốc gia Địa Trung Hải.
Tuần này, Conte chỉ trích mạnh mẽ Liên minh châu Âu vì đã không đến viện trợ Italia. “Nếu chúng ta là một Liên minh, đã đến lúc để chứng minh điều đó”, Conte đã nói trong một cuộc phỏng vấn với tờ tuần báo Die Zeit của Đức.
Hôm 2/4, chủ tịch của Ủy ban châu Âu đã xin lỗi Italia vì phản ứng chậm trễ. “Tôi xin lỗi, chúng tôi sát cánh cùng với các bạn”, Chủ tịch Ủy ban, ông Ursula von der Leyen, đã viết trong một bài báo Italia.
Ở Pháp, nơi Emmanuel Macron đã nhiều lần nói với công chúng rằng, “chúng ta đang có chiến tranh”, mức ủng hộ cho tổng thống đã tăng tới 14% kể từ tháng Hai. Tại Đức, Thủ tướng Angela Merkel đã chứng kiến tỷ lệ tán thành của bà tăng 11% lên 79% kể từ đầu tháng Ba.
Tuy nhiên, tại Tây Ban Nha, căng thẳng giữa các quốc gia, các đảng chính trị chính đang gia tăng. Hôm 2/4, nhà lãnh đạo của Đảng phổ biến bảo thủ đã mô tả "Thủ tướng Pedro Sánchez là sự kết hợp giữa sự kiêu ngạo và bất tài", theo El Pais. Đảng Vox cực hữu đã kêu gọi ông Sánchez từ chức.
Tại Vương quốc Anh cũng vậy, chính phủ của ông Boris Johnson đã phải đối mặt với những chỉ trích về việc quản lý khủng hoảng. Daily Mail và Daily Telegraph, hai tờ báo quốc gia thân nhất của Johnson, đã chỉ trích Thủ tướng về vụ thiếu xét nghiệm virus Corona của Anh.
Thậm chí, ông Trump còn tuyên bố trong tuần này rằng chiến lược ban đầu của Anh trong xử lý ổ dịch sẽ là “rất thảm khốc”.
Đầu tuần này, Bộ trưởng Văn phòng Nội các Anh Michael Gove nói với BBC rằng những lời chỉ trích về phản ứng của chính phủ nên được bảo lưu cho đến khi cuộc khủng hoảng kết thúc.
“Nói một cách thẳng thắn, điều quan trọng nhất không phải là nhìn về phía sau mà là tiến về phía trước và làm mọi thứ để tăng số lượng xét nghiệm”, ông nói. “Một khi dịch bệnh này kết thúc, sẽ có cơ hội nhìn lại và học được các bài học rút ra”.
Tuy nhiên, khi sự chỉ trích của chính phủ gia tăng trong suốt tuần, Bộ trưởng Bộ Y tế Matt Hancock đã cam kết đẩy mạnh kế hoạch xét nghiệm virus Corona, và thừa nhận mắc một số sai lầm.
“Sẽ có những lời chỉ trích”, ông Hancock nói với một cuộc họp báo hàng ngày vào hôm 2/4, “và một số sẽ có lý do để biện minh”.