| Hotline: 0983.970.780

Đại dịch Covid-19: Lời cảnh tỉnh thiên nhiên gửi tới nhân loại

Thứ Sáu 27/03/2020 , 05:35 (GMT+7)

Sự sống sau các tấm rèm, bên trong các vỏ bọc nhà cửa cao tầng, xe hơi và trung tâm mua sắm đã đạt đến điểm tới hạn văn minh mà loài người tìm kiếm?

Virus Corona gây ra cuộc khủng hoảng toàn cầu là lời cảnh tỉnh của thiên nhiên đối với nhân loại. Ảnh: RFI.

Virus Corona gây ra cuộc khủng hoảng toàn cầu là lời cảnh tỉnh của thiên nhiên đối với nhân loại. Ảnh: RFI.

Nhưng giờ đây những màng bọc tưởng như vững chắc ấy đã vỡ, con người mới cảm thấy mình trần trụi bởi những yếu tố sinh học mà chúng ta tưởng là đã chấm dứt lại đang tạo ra cơn bão quét qua cuộc sống.

Hành tinh vẫn tiềm ẩn nhiều loại bệnh dịch và một số có khả năng gây ra điều tương tự như virus Corona nhưng vẫn có khả năng điều trị. Tuy nhiên vấn đề ám ảnh nhất trong những năm gần đây là: Liệu chúng ta sẽ nuôi sống bản thân ra sao khi chứng kiến những cảnh giành giật giấy vệ sinh hay thực phẩm tại nhiều nơi vừa qua?

Có nhiều bằng chứng cho thấy các sự cố biến đổi khí hậu có khả năng sẽ tác động đến hoạt động sản xuất- nguồn cung cấp thực phẩm. Đặc biệt là nền nông nghiệp ở nhiều nơi trên thế giới đang trải qua các đợt hạn hán, lũ lụt, hỏa hoạn và nạn châu chấu đã hồi sinh trong vài tuần qua.

Tất cả dường như là hệ quả của những biến đổi dị thường khi nhiều người cho rằng, những mối nguy như vừa kể trên chỉ có trong Kinh thánh, nhưng lại đang xảy ra đúng trên thực tế và thậm chí với tần suất ngày càng tăng.

Trong cuốn sách sắp ra mắt "Our Final Warning" (Cảnh báo cuối cùng), tác giả Mark Lynas giải thích những gì có thể xảy ra đối với nguồn cung thực phẩm ở mọi mức độ tăng nhiệt độ toàn cầu.

Ông phát hiện ra rằng, những nguy hiểm cực độ sẽ xảy ra ở thời điểm nhiệt độ tăng giữa 3 - 4°C so với thời kỳ tiền công nghiệp. Tại thời điểm này, một loạt các tác động đan xen sẽ đe dọa đẩy ngành sản xuất thực phẩm vào vòng xoáy tử thần.

Nhiệt độ ngoài trời trở nên quá cao khiến con người khó có thể chịu đựng được, tậm chí không thể sinh sống nổi ở châu Phi và Nam Á. Vật nuôi chết hàng loạt vì sốc nhiệt.

Biến đổi khí hậu cực đoan cũng giết chết cây trồng trên khắp thế giới và các khu vực sản xuất thực phẩm chính sẽ biến thành cát bụi gây thất bát mùa màng trên quy mô lớn- điều chưa từng xảy ra trong thế giới hiện đại - rất có thể sẽ xảy ra?

Cùng với dân số thế giới ngày càng tăng và khan hiếm nước tưới, thu hẹp đất  canh tác cũng có thể đẩy nhân loại vào nạn đói mới.  Ngay cả ngày nay, khi thế giới có nguồn thặng dư lương thực thì hàng trăm triệu người vẫn bị suy dinh dưỡng do sự phân phối không đồng đều.

Thiếu hụt thực phẩm có thể dẫn đến tình trạng đầu cơ tích trữ khi chỉ những người giàu và có quyền lực mới có cơ hội và đẩy số đông người nghèo, yếm thế càng dễ bị tổn thương.

"Tuy nhiên, ngay cả khi mọi quốc gia giữ lời hứa theo Thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu, cho dù đến nay điều này vẫn là ảo tưởng thì nền nhiệt độ toàn cầu sẽ tăng thêm từ 3 - 4°C. Sự ảo tưởng khiến chúng ta gần như không làm gì để lường trước các thảm họa chứ đừng nói đến việc ngăn chặn nó", một bài báo trên tờ The Guardian (Anh) viết.

Đám mây châu chấu tràn qua thủ đô của Yemen hồi tháng 7/2019. Ảnh: AFP/Getty.

Đám mây châu chấu tràn qua thủ đô của Yemen hồi tháng 7/2019. Ảnh: AFP/Getty.

Trên thực tế đã xảy ra nạn kháng kháng sinh, có khả năng gây tử vong do bất kỳ bệnh mới nào. Một trong những nguyên nhân xuất phát từ thực tế là những loại thuốc này được sử dụng tràn lan trên nhiều trang trại chăn nuôi. Và khi một số lượng lớn động vật được nuôi nhốt cùng nhau, thì không thể tránh khỏi việc dùng thuốc kháng sinh nhằm ngăn chặn dịch bệnh bùng phát.

Ở một số nơi trên thế giới, kháng sinh không chỉ được sử dụng để ngăn ngừa bệnh tật mà còn là chất kích thích tăng trưởng. Kháng sinh liều thấp được bổ sung thường xuyên vào thức ăn, đây chẳng khác nào một chiến lược được "thiết kế" để tạo ra tính kháng vi khuẩn.

Ở Mỹ, nơi 27 triệu người không có bảo hiểm y tế, một số người tự điều trị bằng kháng sinh thú y, bao gồm cả những loại được bán, không cần kê đơn hay chuyên dùng cho cá cảnh. Các công ty dược phẩm không đầu tư đầy đủ vào việc tìm kiếm thuốc mới.

Nếu kháng sinh hết hiệu quả, phẫu thuật sẽ gần như không thể. Một lần nữa, sinh con trở thành mối nguy hiểm. Hóa trị liệu có thể không còn được thực hành một cách an toàn. Bệnh truyền nhiễm chúng ta từng chữa được nay lại trở thành mối đe dọa chết người.

Chúng ta nên thảo luận về vấn đề này thường xuyên như lúc nói về bóng đá. Nhưng một lần nữa, nó hiếm khi xuất hiện trong các chương trình nghị sự.

Nhiều cuộc khủng hoảng xảy ra, sau đây chỉ là hai cuộc khủng hoảng có nguồn gốc chung.

Trước tiên là phản ứng lờ đi của ban tổ chức một giải chạy bán marathon, một sự kiện lớn diễn ra vào ngày 15/3, dù nhiều người cầu xin hủy bỏ sự kiện. Ban tổ chức cho rằng đã quá muộn để hủy hoặc hoãn. Địa điểm xây dựng, cơ sở hạ tầng tại chỗ, và các nhà thầu đã sẵn sàng.

Nói cách khác, chi phí chìm của nó được đánh giá là vượt xa mọi tác động trong tương lai - khả năng truyền bệnh và tử vong.

Lượng thời gian mà IOC cân nhắc hoãn Thế vận hội Tokyo mùa hè 2020 phản ánh những đánh giá tương tự - nhưng ít nhất cuối cùng họ cũng quyết định dừng lại.

Chi phí chìm ngăn chặn sự biến đổi nhanh chóng mà chúng ta cần. Hay nói cách khác, tiền trở nên quan trọng hơn cuộc sống.

Đại dịch Covid-19 khiến các nhà lãnh đạo phải lựa chọn: Tiền hay mạng sống? (Ảnh minh họa).

Đại dịch Covid-19 khiến các nhà lãnh đạo phải lựa chọn: Tiền hay mạng sống? (Ảnh minh họa).

Có hai cách có thể xảy ra. Chúng ta có thể, như một số người đã làm, cương quyết bác bỏ. Một số người đã gạt đi các mối đe dọa khác, chẳng hạn như sự cố biến đổi khí hậu, cũng tìm cách hạ thấp mối đe dọa của Covid-19.

Chẳng hạn, ​​tổng thống Brazil, Jair Bolsonaro đã tuyên bố rằng Covid-19 không gì khác hơn là một chút cúm thông thường bất chấp truyền thông hay phe đối lập bác bỏ, công kích.

Hoặc đây có thể là thời điểm chúng ta bắt đầu nhận thấy mình vẫn chịu sự chi phối của các yếu tố sinh học và vật lý, và phụ thuộc vào một hành tinh có thể sống được.

Nhân loại không còn đủ khả năng để bị chi phối bởi những người đặt tiền lên trước mạng sống. Virus Corona đang nhắc nhở con người rằng chúng ta vẫn thuộc về thế giới vật chất.

Xem thêm
Tìm thấy virus dịch tả lợn châu Phi trong xác lợn rừng

Thủ phạm virus gây dịch tả lợn châu Phi (ASF) đã được phát hiện trong xác một con lợn rừng vừa được tìm thấy ở phía tây bắc Singapore.

Ukraine nỗ lực xâm nhập lãnh thổ Nga, Moscow xuyên thủng Patriot

Ukraine tăng cường các vụ tấn công bằng UAV và tổ chức nhiều đợt xâm nhập lãnh thổ Nga, trong khi đó, mục tiêu của Moscow là khu vực hậu phương của Kiev.

Chuyên gia Ukraine thừa nhận sự vượt trội của máy bay không người lái Nga

Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ Trinh sát Trên không Ukraine Maria Berlinskaya thừa nhận rằng quân đội Nga vượt trội hơn trong phát triển và sản xuất máy bay không người lái (UAV).

Video Thủ tướng Ấn Độ cầu nguyện dưới biển gây 'sốt' trên mạng

Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi hôm 25/2 chia sẻ video thực hiện lễ cầu nguyện tại thành cổ Dwarka, khu di tích nằm dưới đáy biển ở bang Gujarat, miền tây nước này.

Bình luận mới nhất