| Hotline: 0983.970.780

Đài Truyền hình Việt Nam: Nói sai tiểu sử cụ Nguyễn Văn Tố

Thứ Hai 10/06/2019 , 10:32 (GMT+7)

Trong bộ phim tài liệu “Nguyễn Văn Tố - Vị Chủ tịch Quốc hội đầu tiên” phát trên kênh VTV 1, tối 4/6/2019, những người làm phim  đã "sáng tác" tiểu sử cụ Nguyễn Văn Tố.  

Hội Truyền bá Quốc ngữ hay Nha Bình dân Học vụ?

Thấy cụ Nguyễn Văn Tố là Chủ tịch Hội Truyền bá Quốc ngữ từ năm 1938 thì cứ thế được các nhà làm phim suy diễn ra năm 1945-1946 cụ làm Bộ trưởng Cứu tế thì phải lo diệt giặc đói và diệt giặc dốt. Giặc đói thế nào không biết, chứ diệt giặc dốt thì phải là cụ Nguyễn Văn Tố rồi.

 

Nếu đọc các Sắc lệnh của Chính phủ năm 1945 về phong trào Bình dân Học vụ, chắc rằng những người làm phim sẽ có suy nghĩ khác. Đứng đầu phong trào Bình dân Học vụ năm 1945 là Bộ trưởng Bộ Quốc gia Giáo dục Vũ Đình Hoè (1912-2011) và Giám đốc Nha Bình dân học vụ Nguyễn Công Mỹ (1909-1949).

Cụ thể, Sắc lệnh số 17 ngày 8/9/1945, do Bộ trưởng Bộ Nội vụ Võ Nguyên Giáp và Bộ trưởng Bộ Quốc gia Giáo dục Vũ Đình Hòe cùng ký thay mặt Chủ tịch Chính phủ lâm thời đã quyết định: Khoản I - Đặt ra một Bình dân Học vụ trong toàn cõi Việt Nam. Khoản II - Cử ông Nguyễn Công Mỹ làm Giám đốc Bình dân Học vụ.

Sắc lệnh số 17 ngày 8/9/1945

Tiếp đó, vẫn trong ngày 8/9/1945, hai Bộ trưởng Bộ Nội vụ và Bộ trưởng Bộ Quốc gia Giáo dục lại ký Sắc lệnh số 19, quyết định: Khoản I – Trong toàn cõi nước Việt Nam, sẽ thiết lập cho nông dân và thợ thuyền những lớp học bình dân buổi tối. Khoản II – Trong hạn sáu tháng, làng nào và đô thị nào cũng phải cũng phải có ít ra là một lớp dạy được ít nhất là ba mươi người.

Sắc lệnh số 19 ngày 8/9/1945

Sắc lệnh số 20, ngày 8/9/1945, yêu cầu: Trong khi đợi lập được nền Tiểu học cưỡng bách, việc học chữ Quốc ngữ từ nay bắt buộc và không mất tiền cho tất cả mọi người.

Sắc lệnh số 20 ngày 8/9/1945

Với các Sắc lệnh nêu trên và thực tế phong trào diệt giặc dốt thời kỳ 1945 - 1946 do Bộ Quốc gia Giáo dục đảm nhiệm, người đứng mũi chịu sào là Giám đốc Nha Bình dân Học vụ Nguyễn Công Mỹ, cùng các cộng sự là Vương Kiêm Toàn, Nguyễn Văn Luân. Điều này đã được ghi rất rõ trong sách “Việt Nam chống nạn thất học” (Nhà xuất bản Giáo dục, 1980) do Ngô Văn Cát (chủ biên).

Cần phải phân biệt rõ Hội Truyền bá Quốc ngữ và Nha Bình dân Học vụ là hai giai đoạn của hai thời điểm khác nhau, không thể bỏ chung làm một, rồi quy công lao một cách tùy tiện.
 

Chính phủ xây dựng Hiến pháp 1946

Trong phim đưa sai khá nhiều hình ảnh. Một là do thiếu hình. Hai là do không biết. Ví dụ, nhắc đến hội viên Hội Truyền bá Quốc ngữ thì cứ đưa hình nhân viên Viễn đông Bác cổ. Khi nhắc tới Viện Viễn đông Bác cổ, thì đưa hình Bảo tàng lịch sử. Đó là Bảo tàng Luis Finot, nhân dân thường gọi là nhà Bác cổ. Còn Viện Viễn đông Bác cổ thì trụ sở chính ở 26 Lý Thường Kiệt.

Trong phim này có phỏng vấn một chuyên gia nghiên cứu về Viện Viễn đông Bác cổ là ông Ngô Thế Long (cán bộ hưu trí Viện Thông tin Xã hội - Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam) nhưng không hiểu vì sao đoàn làm phim lại không nhờ ông Long tư vấn.

Hình ảnh cụ Nguyễn Văn Tố tham gia Chính phủ lâm thời 8/1945) do không biết nên toàn đưa nhầm hình Chính phủ 11/1946. Còn thời gian cụ Tố làm Trưởng ban Thường trực Quốc hội (3/1946-11/1946) có 1 tấm ảnh cụ chủ trì Quốc hội thì đoàn lại không biết để đưa vào.

Giai đoạn cụ làm Trưởng ban Thường trực Quốc hội do ít tư liệu phổ thông cho nên trong phim mới gán  cho cụ trực tiếp tham gia xây dựng Hiến pháp 1946.

Sự thực thì xây dựng Hiến pháp 1946 là nhiệm vụ của Chính phủ chuẩn bị hết. Cuối cùng Chính phủ trình Quốc hội thảo luận tại nghị trường để các đại biểu tranh luận, góp ý sửa đổi một số điểm, song về cơ bản Hiến pháp thông qua không thay đổi nhiều so với bản dự thảo.
 

Sẽ sửa lỗi trên file phim

Trong phim tài liệu cụ Nguyễn Văn Tố, còn nói cụ đóng vai trò ở Hiệp định 4/6/1946. Không rõ đây là hiệp định gì? Trong lịch sử chỉ thấy ghi Hiệp định Sơ bộ 6/3/1946.

Còn nhiều sai sót khác trong bộ phim này, chúng tôi tạm nêu một vài điểm như trên.

Giải thích về những sai sót nêu trên, một thành viên ekip làm phim phân trần: “Chúng tôi viết nhầm Hiệp định Sơ bộ 6/3/1946 thành Hiệp ước 4/6/1946 trong kịch bản. Lỗi này chúng tôi sẽ sửa lại trên file phim”.

Thành viên này cũng cho biết, do thời gian gấp gáp, phải làm vội vã, không kịp có thời gian nghiên cứu chuyên sâu cho nên đã xảy ra những nhầm lẫn đáng tiếc.

Xem thêm
Diễn viên Midu sẽ tổ chức đám cưới vào tháng 6

Diễn viên Midu vừa thông báo sẽ tổ chức đám cưới vào tháng 6/2024. Cô cũng đã gửi thiệp đến những người bạn thân thiết về sự kiện trọng đại này.

Thua tối thiểu U23 Iraq vì VAR, U23 Việt Nam chính thức dừng bước

Tình huống thổi phạt đền ở phút 69 là bước ngoặt khiến U23 Việt Nam để thua trước U23 Iraq ở tứ kết U23 châu Á.

Cây phong lá đỏ 115 tuổi hút du khách ở Sa Pa

LÀO CAI Cây phong lá đỏ ở Sa Pa thu hút nườm nượp du khách đến chiêm ngưỡng, chụp ảnh.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm