| Hotline: 0983.970.780

Đại tướng rất quan tâm nông dân

Thứ Sáu 11/10/2013 , 09:23 (GMT+7)

Vào những năm 1980, khi đất nước bắt đầu bước vào thời kỳ đổi mới, đời sống nhân dân còn nhiều khó khăn. Những lần về thăm quê, Đại tướng luôn dành nhiều thời gian để thăm những điển hình làm ăn tốt ở Quảng Bình và động viên mọi người học hỏi làm theo.

Ông Phan Thanh Giảng năm nay 73 tuổi, nguyên là Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh Quảng Bình, bồi hồi xúc động khi kể về những lần được gặp Đại tướng Võ Nguyên Giáp.

Ông Giảng nói: “Cứ mỗi lần Đại tướng về quê, hay anh em cán bộ ra Hà Nội công tác được vinh dự thăm bác Giáp là mỗi lần Đại tướng ân cần hỏi thăm tình hình đời sống bà con nông dân và căn dặn cán bộ Hội Nông dân phải chăm lo đời sống, tìm tòi những mô hình hay, cách làm mới cho nông dân học hỏi và làm theo”.

Vào những năm 1980, khi đất nước bắt đầu bước vào thời kỳ đổi mới, đời sống nhân dân còn nhiều khó khăn. Những lần về thăm quê, Đại tướng luôn dành nhiều thời gian để thăm những điển hình làm ăn tốt ở Quảng Bình và động viên mọi người học hỏi làm theo.


Lãnh đạo Hội Nông dân Quảng Bình thăm gia đình Đại tướng (năm 2000)

Là người vinh dự nhiều lần gặp Đại tướng, ông Giảng vẫn nhớ như in những lời hỏi thăm, chỉ dạy của bác Giáp. Ông bồi hồi kể lại: “Dịp bác Giáp vô thăm quê năm 1990, bác đã thăm Hội Nông dân tỉnh và dành nhiều thời gian trò chuyện với cán bộ. Bác nói, tôi là tướng nhưng đã từng là dân cày. Quảng Bình nằm trong vùng đất khắc nghiệt cát trắng, gió Lào, nền nông nghiệp còn chưa phát triển và phụ thuộc nhiều vào tự nhiên.

Để nông dân ngày càng bớt khổ thì tổ chức Hội Nông dân phải làm sao giáo dục nông dân chống cho được tư tưởng bảo thủ, ỷ lại. Phải vận động bà con làm tốt thủy lợi, thay đổi cây, con phù hợp để tăng hiệu quả sản xuất, từng bước giảm nghèo và vươn lên làm giàu”.

Lần gặp để lại cho ông Giảng ấn tượng sâu sắc nhất là vào năm 2000. Lúc đó, ông đưa đoàn đại biểu nông dân tỉnh ra Hà Nội dự Hội nghị nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi toàn quốc. Đại tướng đã đến thăm, chúc mừng và chụp ảnh lưu niệm.

Hôm sau, ông Giảng đưa đoàn đến thăm, chúc sức khỏe Đại tướng tại tư gia. Khi đoàn vào nhà, Đại tướng bảo ông Giảng đến ngồi gần và hỏi ân cần: "Chú làm cán bộ Hội Nông dân có biết nông dân cần gì không”? Ông Giảng thưa với Đại tướng: “Thưa bác, cái cần đầu tiên là kiến thức. Có kiến thức kinh tế nông nghiệp, nông thôn mới thay đổi được tư duy cũ và biết cách thức sản xuất mới hiệu quả cao hơn. Thứ hai là phải có vốn và sau nữa phải có mô hình tốt để nông dân xem, học hỏi và làm theo”.

Nghe xong, Đại tướng cười bảo: “Chú hiểu vậy là rất tốt. Nhưng tốt hơn nữa là làm được điều mình nghĩ. Phải làm được điều đó để nông dân Quảng Bình đi lên nghe”.

Vâng lời Đại tướng, những năm làm Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh, ông Giảng khởi xướng những phong trào trong nông dân và có hiệu quả thiết thực.

“Những năm sau đó, nông dân Quảng Bình luôn được đánh giá cao trong phong trào thi đua của cả nước. Mỗi lần ra Hà Nội thăm bác Giáp, kể lại cho bác nghe cách làm, mô hình là bác mừng lắm và chỉ bảo thêm cách làm ngày càng tốt hơn”, ông Giảng nhớ lại.

Dù xa quê nhưng Đại tướng luôn quan tâm đến bà con nông dân. Nghe tin mẹ Phạm Thị Nghèng (xã Quang Phú, TP Đồng Hới) trồng rừng phi lao ven biển và có hàng trăm ha rừng, năm 1999, Đại tướng đã về thăm. Đại tướng tặng quà và hỏi thăm mẹ Nghèng như người anh cả chăm lo đến đứa em út trong nhà.



Đại tướng cùng mẹ Nghèng và các cháu thiếu nhi tại rừng phi lao ở ven biển Quang Phú

Cùng mẹ Nghèng ra rừng phi lao, ngắm rừng phi lao trùng điệp chạy dọc đồi cát ven biển, Đại tướng nói với mọi người: “Tôi cũng rất muốn được làm một người như mẹ Nghèng, được trồng những rừng phi lao trên vùng cát trắng”. Sau chuyến thăm của Đại tướng, mẹ Nghènh được Đảng và Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng Lao động trong thời kỳ đổi mới.

Trong một lần thăm, Đại tướng hỏi ông Giảng: "Nghe tin rừng phi lao mẹ Nghèng bị chặt phá phải không”? Ông Giảng thưa là người dân xã Nhân Trạch, Quang Phú có vi phạm vì có thông tin giải tỏa rừng lấy đất cho sân bay.

Nhưng sau đó, chính quyền khẩn trương vào cuộc và đã xử lý nghiêm khắc, không còn tái diễn nữa. Đại tướng hài lòng và nhắc nhở: “Cố gắng động viên nông dân phát triển trồng rừng, vừa làm tốt môi trường, hạn chế được thiên tai và cũng là làm kinh tế nông nghiệp”.

Bây giờ, Đại tướng, mẹ Nghèng đã là người thiên cổ. Nhưng sự quan tâm, chỉ bảo của Đại tướng như đã thấm sâu vào tâm trí mỗi người. Trên quê hương Quảng Bình đã có hàng ngàn điển hình nông dân tiên tiến, tỷ phú trang trại và đang tiếp tục làm giàu trên vùng cát trắng.

Xem thêm
Lật mặt 7 chạm mốc hơn 60 tỷ sau 2 ngày công chiếu

Sau hai ngày công chiếu, tính cả những suất chiếu sớm, phim 'Lật mặt 7: Một điều ước' đã thu về hơn 60 tỷ đồng, vượt xa phim Mai của Trấn Thành.

Nhận định Man United vs Burnley: Thắng để hy vọng

Trận đấu giữa Man United vs Burnley trong khuôn khổ vòng 35 Premier League sẽ diễn ra vào lúc 21h00 ngày 27/4/2024 trên sân vận động Old Trafford.

HLV Hoàng Anh Tuấn chia tay U23 Việt Nam để nhường ghế cho HLV ngoại

HLV Hoàng Anh Tuấn kết thúc nhiệm vụ dẫn dắt tạm quyền đội U23 Việt Nam sau vòng chung kết U23 châu Á tại Qatar.

Cây phong lá đỏ 115 tuổi hút du khách ở Sa Pa

LÀO CAI Cây phong lá đỏ ở Sa Pa thu hút nườm nượp du khách đến chiêm ngưỡng, chụp ảnh.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm