| Hotline: 0983.970.780

Đại tướng thường nhắc đến chủ quyền đất nước

Thứ Ba 08/10/2013 , 09:08 (GMT+7)

Trung tướng Đồng Sĩ Nguyên nhớ lại: “Trong những thời điểm còn nói chuyện được thì Đại tướng vẫn thường nhắc đến chủ quyền thiêng liêng của đất nước..."

Trung tướng Đồng Sĩ Nguyên, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Phó Thủ tướng Chính phủ, nguyên Tư lệnh bộ đội Trường Sơn là người có mặt trong những giây phút cuối đời bên Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã không giấu được xúc động và niềm tiếc thương của mình trước sự ra đi của người Anh cả Quân đội nhân dân Việt Nam.

Trung tướng Đồng Sĩ Nguyên nhớ lại: “Trong những thời điểm còn nói chuyện được thì Đại tướng vẫn thường nhắc đến chủ quyền thiêng liêng của đất nước. Chính vì thế trong giờ phút thiêng liêng tiễn biệt Đại tướng, chúng ta kính trọng Đại tướng bao nhiêu thì cũng ra sức phấn đấu, giữ gìn nền hòa bình bấy nhiêu để cho đất nước phát triển giàu mạnh”.


Trung tướng Đồng Sĩ Nguyên trong lần đến thăm Đại tướng Võ Nguyên Giáp

Vị Tư lệnh bộ đội Trường Sơn năm xưa đánh giá: Đại tướng Võ Nguyên Giáp là danh tướng của thế giới, là nhà chính trị, nhà văn hóa của nhân dân ta. Đại tướng là người học trò xuất sắc, thân cận với Chủ tịch Hồ Chí Minh và luôn tôn trọng chỉ đạo của Bác và Bộ Chính trị. Nhưng đồng thời, Đại tướng cũng là người có trình độ độc lập, tự lập, tự cường rất cao.

Trung tướng Đồng Sĩ Nguyên cũng cho rằng, tên tuổi của Đại tướng có thể đặt bên cạnh những tên tuổi lừng danh nhất trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc như: Trần Hưng Đạo, Lý Thường Kiệt, Quang Trung.

Trong cuộc đời cầm quân của mình, Đại tướng Võ Nguyên Giáp có rất nhiều quyết định quan trọng. Đó là việc thay đổi phương châm tác chiến từ “Đánh nhanh giải quyết nhanh” chuyển sang “Đánh chắc thắng chắc” - một thay đổi đưa đến chiến thắng tuyệt đối trong chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954 - được coi là quyết định to lớn và khó khăn nhất cuộc đời Đại tướng. 

Sáng tạo đặc biệt nhất của Đại tướng là tổ chức các chiến dịch để dành thắng lợi từng bước đi đến chiến dịch quyết định Điện Biên Phủ. Chiến thắng này đã đặt dấu chấm hết cho quyền lực của người Pháp tại Đông Dương sau 83 năm và đã đưa Đại tướng Võ Nguyên Giáp đi vào lịch sử thế giới như là một danh nhân quân sự Việt Nam.

Chiến dịch Điện Biên Phủ là một nghệ thuật vừa quân sự vừa chính trị rất tài tình. Chủ trương đánh chắc thắng chắc của Đại tướng đã vượt ra ngoài tầm quân sự và chính trị. Bởi lẽ, Đại tướng là người luôn luôn coi trọng sinh mệnh của binh sĩ. Giành thắng lợi nhưng phải ít tổn thất nhất. Đó vừa là sáng tạo nhưng vừa là một quan điểm quần chúng mà Đại tướng đã vận dụng một cách có hiệu quả trong nghiệp cầm quân của mình.

Nhắc về những kỉ nhiệm đáng nhớ với người Anh cả của Quân đội nhân dân Việt Nam, Trung tướng Đồng Sĩ Nguyên kể: Đó là những năm 1973 khi tôi là tư lệnh bộ đội Trường Sơn. Lúc bấy giờ tôi chuyển bộ đội Trường Sơn thành binh chủng hợp thành (gồm 8 sư đoàn binh chủng hợp thành). Có ý kiến không ủng hộ vì cho rằng, vận tải làm gì mà phải tổ chức thành sư đoàn binh chủng. Trong khi đó, Đại tướng Võ Nguyên Giáp điện cho tôi nói rằng đây là một sáng kiến để nâng tương quan lực lượng giữa ta và địch mà ta phải nâng cao hơn tầm của địch. Có làm như thế mới phục vụ tốt nhiệm vụ, mới đánh thắng cuộc chiến tranh ngăn chặn chi viện. Đây là điều tôi ấn tượng sâu sắc nhất mỗi khi nghĩ về Đại tướng.

Nói tới đây, giọng Trung tướng nghẹn lại, mắt đỏ hoe!

Xem thêm
Lật mặt 7 chạm mốc hơn 60 tỷ sau 2 ngày công chiếu

Sau hai ngày công chiếu, tính cả những suất chiếu sớm, phim 'Lật mặt 7: Một điều ước' đã thu về hơn 60 tỷ đồng, vượt xa phim Mai của Trấn Thành.

Nhận định Man United vs Burnley: Thắng để hy vọng

Trận đấu giữa Man United vs Burnley trong khuôn khổ vòng 35 Premier League sẽ diễn ra vào lúc 21h00 ngày 27/4/2024 trên sân vận động Old Trafford.

HLV Hoàng Anh Tuấn chia tay U23 Việt Nam để nhường ghế cho HLV ngoại

HLV Hoàng Anh Tuấn kết thúc nhiệm vụ dẫn dắt tạm quyền đội U23 Việt Nam sau vòng chung kết U23 châu Á tại Qatar.

Cây phong lá đỏ 115 tuổi hút du khách ở Sa Pa

LÀO CAI Cây phong lá đỏ ở Sa Pa thu hút nườm nượp du khách đến chiêm ngưỡng, chụp ảnh.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm