| Hotline: 0983.970.780

Đắk Hà: Diệt bọ cánh cứng phá hoại cà phê

Thứ Tư 19/09/2018 , 10:11 (GMT+7)

Ông Nguyễn Văn Bể, Giám đốc Cty TNHH MTV cà phê 704 (huyện Đăk Hà, tỉnh Kon Tum) cho biết: Từ cuối tháng 4/ 2018, nhiều diện tích cà phê trồng mới và giai đoạn kiến thiết cơ bản của Cty đã bị bọ cánh cứng (hay còn gọi là bọ hũ)  ăn trụi lá cà phê.

Tính đến nay, đã có trên 60 ha cà phê bị bọ cánh cứng phá hoại, trong đó cà phê trồng mới năm 2016 là 35 ha và 25 ha trồng vào năm 2017. Diện tích cà phê bị mất trắng là 7,5 ha, diện tích còn lại bị thiệt hại trên 60%.

Cty Cà phê 704 phun thuốc diệt bọ cánh cứng phá hoại cà phê.

Theo ông Bể, bọ cánh cứng ban ngày ẩn náu dưới gốc cây và đến tối (từ19 – 21h) chúng từ dưới đất chui lên cắn phá, mật độ mỗi gốc cây có khoảng từ 20 -50 con.

Do loại này là đối tượng di chuyển và phá hoại về ban đêm cho nên Cty đã tiến hành nhiều biện pháp đồng bộ, đồng loạt trên nhiều diện tích. Trong có có biện pháp thủ công bắt tay, dùng đèn chiếu sáng ... Biện pháp hóa học cứ một tuần phun thuốc một lần và tưới thuốc BVTV xuống gốc cây và ngoài ra Cty còn tiến hành phun thuốc vào buổi tối trên cây cà phê với mật độ 4 ngày một lần. Hiện tại, khoảng một tháng đầu phun thuốc bọ cánh cứng chết rất nhiều, tuy nhiên không hiểu sao vòng đời loại bọ bọ cánh cứng sống thế nào mà chỉ mấy ngày sau lại xuất hiện trở lại rất nhiều.

Để ngăn chặn bọ cánh cứng lan ra diện rộng, ông Trần Văn Chương, Phó Giám đốc Sở NN & PTNT tỉnh Kon Tum đã chỉ đạo Chi cục Trồng trọt và BVTV tỉnh phối hợp với Cục Bảo vệ thực vật đến kiểm tra thực tế và hướng dẫn người dân thực hiện các biện pháp phòng trừ bọ cánh cứng, hiện tại đã diệt được 80% bọ cánh cứng trên tổng diện tích cà phê của Cty.

Xem thêm
Nuôi dê chủ yếu bằng trái cây

ĐẮK NÔNG Thức ăn của đàn dê chủ yếu là những thứ có sẵn trong vườn như mít, chuối, cỏ ngọt nên thịt dê đạt chất lượng cao, thương lái 'tranh nhau mua'.

Tắm nước ngọt định kỳ để phòng dịch bệnh cho cá lồng bè trên biển

HẢI PHÒNG Để phòng dịch bệnh cho cá biển nuôi lồng bè vào thời điểm giao mùa, người dân ở Cát Bà thường tắm nước ngọt từ 3-4 lần mỗi tháng và mang lại hiệu quả cao.

Phủ xanh quần đảo Trường Sa

Giữa mênh mông biển khơi, đoàn cán bộ của Viện Khoa học Kỹ thuật nông nghiệp miền Nam vẫn quyết tâm vượt sóng gió, đưa cây, con giống ra phủ xanh quần đảo Trường Sa.