| Hotline: 0983.970.780

Đảm bảo mục tiêu sản lượng thóc năm 2020 trên 43 triệu tấn

Thứ Tư 25/03/2020 , 12:17 (GMT+7)

Ngày 25/3, Bộ NN-PTNT có báo cáo gửi Thủ tướng Chính phủ chi tiết kế hoạch sản xuất và nhu cầu tiêu thụ lúa gạo năm 2020.

Bộ NN-PTNT đã chỉ đạo các cơ quan chuyên môn phối hợp chặt chẽ với các địa phương về cơ cấu giống, thời vụ, giải pháp kỹ thuật để năm 2020 đạt kết quả cao nhất về sản lượng với ngành lúa gạo. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Bộ NN-PTNT đã chỉ đạo các cơ quan chuyên môn phối hợp chặt chẽ với các địa phương về cơ cấu giống, thời vụ, giải pháp kỹ thuật để năm 2020 đạt kết quả cao nhất về sản lượng với ngành lúa gạo. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Sẽ hoàn thành mục tiêu 43,5 triệu tấn thóc

Trong báo cáo gửi Thủ tướng Chính phủ do Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường ký ban hành ngày 25/3, Bộ NN-PTNT cho biết đã và đang phối hợp chặt chẽ với các Bộ ngành, địa phương tập trung chỉ đạo thực hiện các giải pháp, đảm bảo được kế hoạch sản xuất lúa năm 2020.

Theo Bộ NN-PTNT, dự kiến kế hoạch sản xuất lúa năm 2020 đạt 43,5 triệu tấn thóc. Trong đó, vụ đông xuân sản lượng ước đạt trên 20 triệu tấn thóc, sẽ kết thúc thu hoạch trước 30/6/2020.

Cụ thể, ĐBSCL sản lượng ước đạt 10,8 triệu tấn, đến nay đã thu hoạch được 1,3 triệu ha, đạt 9 triệu tấn. Đông Nam Bộ sản lượng ước đạt 0,5 triệu tấn, đến nay đang thu hoạch rộ, dự kiến sẽ thu hoạch xong trước 30/4/2020. Duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên sản lượng ước đạt 2 triệu tấn, đến nay đang thu hoạch rộ, dự kiến sẽ thu hoạch xong trước 30/4/2020.

Vùng Bắc Trung Bộ sản lượng ước đạt 2,2 triệu tấn, hiện lúa đang giai đoạn đứng cái, làm đòng, dự kiến sẽ thu hoạch xong trước 30/5/2020. Trung du miền núi phía Bắc và Đồng bằng sông Hồng sản lượng ước đạt 4,7 triệu tấn, lúa đang giai đoạn đẻ nhánh, dự kiến thu hoạch xong trước 30/6/2020.

Về kế hoạch sản xuất vụ hè thu và 6 tháng còn lại của năm 2020, theo Bộ NN-PTNT sản lượng ước đạt 11 triệu tấn thóc, dự kiến sẽ tập trung thu hoạch từ 15/6 - 30/9/2020.

Trong đó, vụ thu đông tại các tỉnh vùng ĐBSCL sản lượng ước đạt 4,2 triệu tấn thóc, diện tích gieo cấy khoảng 750.000ha, dự kiến sẽ tập trung thu hoạch từ 15/9 - 15/11/2020. Vụ mùa, sản lượng ước đạt 8,2 triệu tấn thóc, dự kiến sẽ tập trung thu hoạch từ 15/9 - 31/12/2020.

Sẽ mua tăng 3.500 tấn hạt giống lúa vào kho dữ trữ quốc gia

Theo Bộ NN-PTNT, hiện trong kho của các doanh nghiệp đã đáp ứng khoảng 50% nhu cầu hạt giống lúa cho các vụ còn lại trong năm. Cũng như hàng năm, 50% lượng giống còn lại sẽ được các doanh nghiệp sử dụng từ nguồn giống do chuyển vụ từ thu hoạch vụ đông xuân 2019-2020 để cung ứng kịp thời cho sản xuất của vụ tiếp theo.

Hiệp hội Thương mại Giống cây trồng Việt Nam cùng các doanh nghiệp cam kết đảm bảo số lượng cũng như chất lượng hạt giống lúa các loại, tổng lượng hạt giống để gieo trồng các vụ lúa trong năm khoảng 750.000 tấn.

Bên cạnh đó, hiện nay trong kho dự trữ quốc gia vẫn còn 3.225 tấn hạt giống lúa các loại, 1.184 tấn hạt giống ngô và 105 tấn hạt giống rau các loại.

Trong thời gian tới, Bộ NN-PTNT sẽ mua tăng 3.500 tấn hạt giống lúa đưa vào dự trữ quốc gia, trong đó miền Bắc mua tăng 1.500 tấn, miền Trung: 800 tấn, miền Nam: 1.200 tấn hạt giống lúa các loại.

Tính đến ngày 15/3/2020, sản lượng gạo xuất khẩu đạt gần 1,3 triệu tấn, tăng 26,5% và giá trị đạt 602 triệu USD, tăng 34,6% so với cùng kỳ năm 2019. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Tính đến ngày 15/3/2020, sản lượng gạo xuất khẩu đạt gần 1,3 triệu tấn, tăng 26,5% và giá trị đạt 602 triệu USD, tăng 34,6% so với cùng kỳ năm 2019. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Về xuất khẩu, tính đến ngày 15/3/2020, sản lượng gạo xuất khẩu đạt gần 1,3 triệu tấn, tăng 26,5% và giá trị đạt 602 triệu USD, tăng 34,6% so với cùng kỳ năm 2019. Dự báo, sản lượng gạo xuất khẩu năm 2020 từ 6,5 - 6,7 triệu tấn gạo (tương đương 13 - 13,4 triệu tấn thóc).

Theo dự báo, nhu cầu tiêu thụ thóc trong nước là 29,96 triệu tấn, trong đó, tiêu thụ của người dân: 14,26 tiệu tấn thóc (96 triệu người x 96,6kg gạo/người/năm = 9,27 triệu tấn gạo). Nhu cầu phục vụ chế biến 7,5 triệu tấn thóc, chăn nuôi: 3,4 triệu tấn thóc, dùng làm giống, giống dự phòng 1 triệu tấn thóc, dự trữ trong nước, 3,8 triệu tấn thóc.

Riêng đối với Hà Nội, nhu cầu tiêu thụ cho người dân khu vực nội thành Hà Nội là 5 triệu người x 96,6 kg gạo/người/năm = 483.000 tấn gạo.

Trên cơ sở căn cứ tình hình thực tế sản xuất, dự báo sản lượng, diện tích của ngành trồng trọt, Bộ NN-PTT kiến nghị Thủ tướng Chính phủ giao Bộ NN-PTNT tập trung theo dõi, thống kê sát thực tế về tình hình sản xuất, cơ cấu, sản lượng, nguồn thóc, gạo hàng hóa theo từng chủng loại, mùa vụ, phối hợp với các địa phương để định hướng sản xuất, kịp thời ứng phó với các tình hình mới.

Giao Bộ Công Thương chủ trì, tiếp tục theo dõi sát nhu cầu xuất nhập khẩu của các thị trường để kịp thời tận dụng tốt cơ hội từ các thị trường, đặc biệt lưu ý theo dõi sát tình hình xuất khẩu gạo của Ấn Độ và các nước xuất khẩu gạo trong khu vực.

Phối hợp Hiệp hội Lương thực và các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu gạo để đảm bảo dự trữ, lưu thông và bình ổn giá lúa gạo nội địa cũng như xuất khẩu, trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp.

Xem thêm
Đưa tư duy thị trường vào phát triển khoa học - công nghệ trong nông nghiệp

Chiều 19/4, Bộ NN-PTNT phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức Hội nghị trao đổi về nội dung phối hợp hoạt động khoa học - công nghệ (KHCN) giữa hai bộ.

Giá cam sành giảm mạnh, nông dân thất thu

ĐBSCL Hiện tại, cam sành loại 1 chỉ còn 5.000 đồng/kg, giảm 4.000đồng/kg so với dịp Tết Nguyên đán. Với giá bán hiện tại người trồng cam thua lỗ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Phú Yên tăng cường phòng chống hạn hán, thiếu nước

Tỉnh Phú Yên yêu cầu các địa phương xác định các khu vực có nguy cơ xảy ra thiếu nước để cảnh báo người dân tổ chức sản xuất, không để thiếu nước sinh hoạt.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm