| Hotline: 0983.970.780

Đảm bảo nguồn nước sản xuất nông nghiệp không ô nhiễm

Thứ Hai 18/10/2021 , 10:30 (GMT+7)

Lào Cai Sử dụng hiệu quả công trình thuỷ lợi, đảm bảo nguồn nước tưới tiêu cho hàng nghìn hécta canh tác và còn phải đảm bảo chất lượng nước để phục vụ sản xuất nông nghiệp.

Cánh đồng lúa thôn Phú Lâm, xã Phú Nhuận (huyện Bảo Thắng, Lào Cai). Ảnh: H.Đ

Cánh đồng lúa thôn Phú Lâm, xã Phú Nhuận (huyện Bảo Thắng, Lào Cai). Ảnh: H.Đ

Kiểm tra phát hiện tồn tại, vướng mắc

Huyện Bảo Thắng (Lào Cai) có 291 công trình thuỷ lợi; 183 kênh mương với tỷ lệ kênh kiên cố đạt 61,89%, trong đó kênh mương có bề rộng đáy trên 50cm là 35,89km. Tổng diện tích thuộc diện hỗ trợ tiền sử dụng sản phẩm dịch vụ công ích thuỷ lợi cho năm tới là khoảng 5.473ha.

Trong đó, lúa vụ đông xuân 1.940ha, lúa vụ mùa 2.018ha, rau mầu mạ 948ha, nuôi trồng thuỷ sản 567ha... Ngoài ra, trên địa bàn huyện còn có 37 hồ trong đó chủ yếu là hồ chứa thuỷ lợi loại nhỏ (36 hồ), loại vừa là 1 hồ.

Với số lượng các công trình thuỷ lợi, kênh mương phục vụ tưới tiêu, chứa nước... lên đến số lượng hàng trăm do đó việc quản lý, vận hành các công trình này hết sức quan trọng.

Ông Bùi Văn Song, Phó Trưởng phòng NN-PTNT huyện Bảo Thắng cho biết, năm 2020 phòng NN-PTNT huyện chủ trì tham mưu UBND huyện thành lập tổ kiểm tra hướng dẫn kỹ thuật kiểm tra được tổng số 42 cuộc/14 xã, thị trấn. Trong đó, chú trọng kiểm tra hướng dẫn tổ thuỷ nông các xã, thị trấn thực hiện công tác duy tu, bảo dưỡng, vận hành và sửa chữa nhỏ thường xuyên các công trình thuỷ lợi, cấp nước sinh hoạt tập trung.

Sau các đợt kiểm tra có những tồn tại, vướng mắc đã được phát hiện như công tác duy tu, bảo dưỡng của một số xã chưa thực hiện thường xuyên; một số tổ quản lý nước, tổ quản lý thuỷ nông cơ sở chưa thực hiện hết chức năng, nhiệm vụ của mình, vẫn để cho các công trình đập đầu mối, đập dâng bị bồi lắng.

Tuyến kênh không thường xuyên được nạo vét, tu sửa, vẫn còn tình trạng nhân dân không đắp đất vào hai bên thành kênh dẫn đến nguy cơ làm sập, vỡ thành kênh, đáy kênh...

Trong năm 2021, do tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp nên việc tiến hành kiểm tra công tác quản lý, khai thác các công trình thuỷ lợi, cấp nước sinh hoạt trên địa bàn huyện có phần hạn chế.

Cánh đồng lúa ở huyện Bảo Thắng được đảm bảo nguồn tưới không ô nhiễm. Ảnh: H.Đ

Cánh đồng lúa ở huyện Bảo Thắng được đảm bảo nguồn tưới không ô nhiễm. Ảnh: H.Đ

Ngăn chặn ô nhiễm nước sản xuất

Đánh giá về hiệu quả công trình thuỷ lợi, theo ông Song, cơ bản các công trình sau đầu tư trên địa bàn huyện đều mang lại hiệu quả cao, đảm bảo cung cấp nước sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản cho người dân.

Qua đó góp phần quan trong trong việc thúc đẩy phát triển nền kinh tế nông nghiệp nông thôn, bảo vệ môi trường sinh thái và giảm thiểu thiên tai xảy ra.

Tuy nhiên, trong số các công trình được đầu tư từ lâu nên chưa đáp ứng được việc kiên cố, một số bắt đầu xuống cấp.

Trong khi đó, ở một số nơi ý thức người dân chưa cao do là huyện miền núi, đồng bào dân tộc thiểu số chiếm số đông, tập quán canh tác còn lạc lậu... Do vậy, một số hộ dân xâm lấn vào công trình thuỷ lợi. Trong đó, hộ ông Lư Văn Mới (sinh năm 1984, trú thôn Nhuần 3, xã Phú Nhuận) xây dựng lán tạm để chăn nuôi gia cầm và thuỷ cầm.

Hộ ông Vũ Văn Dậu (sinh năm 1990, thôn Nhuần 4, xã Phú Nhuận) dựng nhà tạm cột tre lợp cọ để nuôi vịt, diện tích 20m2. Cùng thôn Nhuần 4, hộ gia đình ông Vũ Văn Đức (sinh năm 1967) đã dựng nhà tạm cột tre lợp cọ, diện tích 30m2.

Sau khi phát hiện, UBND xã Phú Nhuận đã vận động các gia đình trên tháo dỡ công trình vi phạm trả lại hiện trang hành lang an toàn đập, hồ chứa.

Tuy nhiên, trước vấn đề nêu trên, UBND huyện đã thường xuyên đôn đốc, chỉ đạo UBND các xã, thị trấn kiểm tra, rà soát, phát hiện các vi phạm báo cáo UBND huyện để xử lý theo quy định.

Đáng lưu ý là trên địa bàn huyện Bảo Thắng phát hiện một số hộ dân có hành vi vi phạm công trình thuỷ lợi với hình thức xả nước thải sinh hoạt vào kênh thuỷ lợi.

Sau khi phát hiện, Phòng NN-PTNT huyện đã tham mưu cho UBND huyện chỉ đạo UBND các xã tuyên truyền nhắc nhở các hộ gia đình không trực tiếp xả thải các chất độc hại vào công trình thuỷ lợi, gây ô nhiễm nguồn nước sản xuất.

Tồn tại khác về vi phạm công trình kênh mương thuỷ lợi trên địa bàn các xã, thị trấn đó là khi làm ruộng một số người dân cày sới sát vào thành kênh bê tông ở một số thôn, bản. Nhưng vấn đề này cũng đã được UBND các xã, thị trấn; ban quản lý công trình hạ tầng cấp xã và tổ quản lý công trình thuỷ lợi nhắc nhở, yêu cầu khắc phục kịp thời đã đảm bảo không mất an toàn cho công trình.

  • Tags:
Xem thêm
Đổi đất sau 30 năm thành mất đất

Đổi đất không thông qua chính quyền, bà Nguyễn Thị Tới ở tổ 12, phường Tân Bình, TP Tam Điệp, tỉnh Ninh Bình được 'chỉ' mảnh đất không có giấy tờ chứng minh...

Kích điện giun đất có thể bị xử phạt tới 300 triệu đồng

Theo Luật sư Dương Lê Ước An (Đoàn Luật sư TP Hà Nội), kích điện giun đất có thể bị xử phạt tối đa 300 triệu đồng hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Trường học thành nơi tập kết rơm rạ, rác thải

Trường Tiểu học và Trung học cơ sở Quang Giao (huyện Quảng Xương, Thanh Hóa) bị bỏ hoang nhiều năm, hiện đang xuống cấp nghiêm trọng, gây lãng phí lớn.

Thái Nguyên: Câu chuyện bi thảm của một vận động viên

Đó là câu chuyện về số phận bi thảm của anh Nguyễn Hồng Quang xóm Phả Lý, xã Văn Hán, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên khi không may bị phóng điện tại nương chè.