Đàn 'chuồn chuồn sắt' chào mừng các đại biểu dự Festival lúa gạo quốc tế
Thứ Ba 12/12/2023 , 11:13 (GMT+7)Sáng 12/12, các thiết bị bay không người lái được điều khiển xếp hàng chào đón đại biểu dự chương trình trình diễn cơ giới hóa nông nghiệp, một phần của Festival lúa gạo.
Sáng 12/12, lễ phát động đề án 1 triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn được tổ chức tại cánh đồng của huyện Vị Thủy, tỉnh Hậu Giang với sự tham dự của Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Minh Hoan cùng các đại diện tổ chức quốc tế, ban, ngành và địa phương. Đây là chương trình nằm trong chuỗi sự kiện của Festival quốc tế ngành hàng lúa gạo Việt Nam - Hậu Giang 2023.
Cùng với đó là chương trình trình diễn cơ giới hóa trong nông nghiệp với nhiều loại máy móc từ khâu gieo hạt cho đến xử lý sau thu hoạch. Một trong những khu vực được đại biểu của Festival và khách tham quan chú ý là các thiết bị bay không người lái (drone) dùng trong nông nghiệp.
Bắt đầu chương trình, để chào đón các đại biểu tham dự lễ phát động cũng như buổi trình diễn, dàn drone đã được điều khiển xếp hàng ngang phía trên cánh đồng, tạo đội hình với 8 thiết bị. Đây là những phương tiện của nhiều nhà cung cấp khác nhau nhưng đều có công nghệ tiên tiến, đáp ứng được nhiều nhu cầu sử dụng.
Với mong muốn kiến tạo hệ sinh thái nông nghiệp thông minh, Công ty Cổ phần Sao Tháng Tám Việt Nam (AGS) tham gia trình diễn với 2 thiết bị bay là DJI Agras T40 và DJI M300. Những thiết bị này không chỉ trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất mà còn có khả năng giám sát đồng ruộng.
Trong ảnh là DJI Agras T40 với tải trọng phun là 40 L và rải là 50 kg. Đây là thiết bị kết hợp công nghệ máy bay không người lái tiên tiến với các giải pháp nông nghiệp chính xác, khiến nó trở thành một trong những máy bay phun thuốc tiên tiến nhất để bón, phun thuốc và gieo hạt. Công suất làm việc của DJI Agras T40 là 22 ha/giờ với lúa và 4 ha/giờ với cây ăn quả, nếu bón phân, khả năng của drone này là 1,5 tấn/giờ.
Hiện nay, việc ứng dụng thiết bị bay không người lái trong nông nghiệp không chỉ bảo vệ sức khoẻ người nông dân, giảm trừ thiệt hại với môi trường, mà còn đảm bảo độ chính xác, năng suất cao và tiết kiệm chi phí.
Đây là những mắt xích quan trọng để tiến tới xây dựng nên một hệ sinh thái nông nghiệp thông minh toàn diện, hỗ trợ người nông dân canh tác, sản xuất nhanh chóng, hiệu quả.
Các thiết bị thông minh, cảm biến thu nhập, truyền thải, trao đổi thông tin và chia sẻ dữ liệu qua internet - nối điều khiển tự động, quản lý dữ liệu đang được ứng dụng mạnh mẽ và tham gia vào hoạt động sản xuất nông nghiệp, đảm bảo sức khỏe cây trồng.
Ngoài gieo trồng hay phun thuốc, bón phân, drone còn được sử dụng để thu thập dữ liệu về chất lượng không khí từ các hoạt động nông nghiệp. Dữ liệu này được sử dụng để đánh giá chất lượng môi trường, đo lường hiệu quả các biện pháp kiểm soát ô nhiễm và hỗ trợ đưa ra các quyết định trong việc bảo vệ môi trường và sức khỏe con người. Trong ảnh là DJI Matrice 300 RTK, drone được kết hợp với thiết bị đo không khí, xác định lượng khí thải trực tiếp tại hiện trường và cho ra kết quả ngay sau đó.
Đây là một trong những ứng dụng, hoạt động tiêu biểu của hệ sinh thái nông nghiệp thông minh, đóng góp vào mục tiêu phát triển lớn mạnh của nông nghiệp Việt Nam. Đến tham dự buổi trình diễn, nhiều đại biểu quốc tế của Festival đã bày tỏ sự quan tâm và tìm hiểu về các thông tin liên quan đến hệ thống drone.
tin liên quan
Nhóm bạn trẻ 11 năm liền hỗ trợ đưa ông Táo lên trời
11 năm qua, các bạn trẻ của Nhóm Cá Chép luôn có mặt mỗi dịp Tết ông Táo, hỗ trợ người dân thả cá với thông điệp 'Thả cả đừng thả túi nilon'.
Làng rèn 300 năm tuổi ngày đêm đỏ lửa dịp cận Tết
Quảng Ngãi Từ sáng sớm đến tối mịt, làng rèn truyền thống ở xã Tịnh Minh (Sơn Tịnh, Quảng Ngãi) luôn đỏ lửa để kịp sản xuất ra các sản phẩm cung ứng cho thị trường Tết.
Lãnh đạo Bộ NN-PTNT dâng hương, thả cá tại khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh
Sáng 21/1, Thứ trưởng Phùng Đức Tiến và đoàn cán bộ của Bộ NN-PTNT dâng hương tưởng niệm và thả cá nhân dịp Xuân Ất Tỵ tại khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Trại gà Móng 7.000 con, đặc sản trứ danh của Hà Nam
Gà làng Móng hay còn gọi là gà Móng cùng với cá kho làng Vũ Đại là những đặc sản trứ danh của tỉnh Hà Nam.
Bình minh trên những đầm rươi
Khi mặt trời ló rạng, nước bên trong đầm dần rút đi để lộ ra những lỗ nhỏ chi chít trên mặt bùn, đó chính là lỗ rươi.
Đào rừng cổ thụ giá hàng chục triệu đồng xuống phố
Hà Tĩnh Những gốc đào rừng tuổi đời hàng chục năm vừa được hạ sơn, đem về thành phố Hà Tĩnh phục vụ khách hàng chơi Tết. Giá bán trung bình từ 10 đến 60 triệu đồng/gốc.