| Hotline: 0983.970.780

Đằng sau chính sách trợ giá giống: Giá trên trời...

Thứ Sáu 15/01/2010 , 10:24 (GMT+7)

Biết trợ giá, các Cty độc quyền cung ứng giống tìm mọi cách để đẩy giá lên. Ở thời điểm hiện tại, khi vụ xuân 2010 chuẩn bị vào vụ, giá nhiều giống lúa lai đã tăng cao hơn nhiều so với vụ trước.

Biết trợ giá, các Cty độc quyền cung ứng giống tìm mọi cách để đẩy giá lên. Ở thời điểm hiện tại, khi vụ xuân 2010 chuẩn bị vào vụ, giá nhiều giống lúa lai đã tăng cao hơn nhiều so với vụ trước, có loại còn tăng gần gấp đôi…

Một thúng thóc không bằng 1kg lúa giống

Tiếp xúc với nhiều nông dân ở ĐBSH, họ đều khẳng định với giá lúa lai như hiện nay họ sẽ không bao giờ dám cấy nếu không có trợ giá. Hiện tại giống Syn 6 đã lên đến trên 80 ngàn đồngkg, có loại còn lên tới 90 ngàn đồng/kg, tức là gần 2 thúng thóc mới mua được một kg giống. Mà trồng lúa bây giờ thì tính lờ lãi cũng may chăng được 2 thúng thóc đó là cùng.

Đến xã Bình Minh, huyện Bình Giang (Hải Dương) khi HTX Bình Minh đang cung ứng giống lúa cho nông dân. Chủ nhiệm HTX Bình Minh Vũ Xuân Cuộc cho biết, vụ mùa vừa rồi chúng tôi cung ứng cho dân tới 3,7 tấn giống lúa lai. Vậy mà nhiều người vẫn không có giống để làm. Được trợ giá dân đăng kí nhiều, tranh nhau lấy giống, thậm chí còn đánh nhau, buộc CA phải vào cuộc. Vụ mùa này chúng tôi sẽ cung ứng khoảng 5,3 tấn chủ yếu là Thục Hưng 6 và khoảng 1 tấn Q. ưu 1. Nhưng nếu không có trợ giá thì dân cũng không dám cấy. Vì nếu tính như giá hiện tại, có 3 Cty báo giá xuống gồm Cty Thanh Bình, Cty TNHH một thành viên Giống cây trồng Hải Dương, Cty CP Kiên Giang thì 1 Cty báo giá Thục Hưng 6 là 72 ngàn đồng/kg, 2 Cty còn lại báo giá 67 ngàn đồng/kg. Còn giá Q. ưu 1 thì 3 Cty đều báo giá là 72 ngàn đồng/kg, Syn 6, 3 Cty báo giá 78 ngàn đồng/kg. Theo giá đó thì dân phải mất một thúng thóc mới mua được 1kg giống. Trong khi đó, giống lúa thuần năng suất cũng cao, dễ làm mà chỉ có 60 ngàn đồng/10kg. Nếu không có trợ giá thì lúa lai không thể vào được đâu.

Bà Nguyễn Thị Lai, chủ cửa hàng lúa giống tại thị trấn Tam Sơn (Vĩnh Phúc) cho biết: “Giá lúa TH3-3 ở ngoài chỉ có 35 ngàn, nhưng giá trợ 60%, giá lên tới trên 50 ngàn đồng/kg. Bồi tạp Sơn Thanh bình thường vụ mùa vừa rồi Cty giao cho đại lí có 41-42 ngàn đồng/kg nhưng trợ giá đẩy lên 44 là ít. Thế mới biết trợ giá, giá giống đẩy lên khủng khiếp”. Bà Lai cũng cho biết thêm, hiện nay, giống Syn 6 đã bị đẩy lên tới 84 ngàn đồng/kg. Lí do là vì giống không có nhưng lại đưa vào cơ cấu trợ giá.

Như vậy, dù giá tăng lên rất cao, nhưng nông dân vẫn thấy lợi và vẫn đổ xô vào mua giống. Tỉnh sẽ mừng vì dân "thích lúa lai", nhưng nguồn ngân sách có được từ thuế của dân đóng góp cứ hao dần đi trong khi trong khi năng suất, chất lượng và giá thành của hạt lúa không biết tăng được bao nhiêu?

 Những chiêu nâng giá

GĐ một đơn vị cung ứng giống lúa lai trợ giá độc quyền cho một tỉnh đưa cho tôi xem bảng thông báo giá của Cty TNHH Cường Tân (Nam Định) do PGĐ Cty Lưu Văn Minh kí: “Đây, Cty TNHH Cường Tân báo giá vụ này, giống lúa lai Nhị ưu 838-CT là 48 ngàn đồng/kg, giống lúa lai TH3-3 là 48 ngàn đồng/kg. Nhưng Cty này lại nói “thông báo này chỉ có hiệu lực từ 10/11/2009 đến khi có thông báo giớ mới. Tất cả các thông báo trước ngày 10/11/2009 đều không có giá trị”. Trên cơ sở này tôi trình Sở NN-PTNT, Sở NN-PTNT báo cáo với tỉnh giá giống TH3-3 và Nhị ưu 838-CT do Cty bán giống báo là 48 ngàn đồng/kg. Đơn vụ cung ứng trong tỉnh được phép cộng thêm 2.000đ/kg để chi phí cho công vận chuyển, khuân vác… ra giá trợ giá là 50 ngàn đồng/kg. Và, tỉnh sẽ quyết định giá như vậy. Nếu hỗ trợ 50% thì nông dân chỉ phải đóng cho đơn vị cung ứng là 25 ngàn. Nhưng thực tế đôi khi nó không diễn ra như thế. Vì Cty thông báo giá kiểu như trên, nên khi tỉnh có quyết định trợ giá là 25 ngàn đồng/kg là ngay lập tức Cty có thể tăng giá. Lúc đó thì mình chịu rồi, phải báo cáo tỉnh là tăng giá và thu thêm của dân thôi. Thị trường và sự độc quyền về giống nên tạo ra điều ấy thì mình chịu thôi. Đấy là cái trò của nhà cung cấp giống lúa lai”.

"Nếu cung ứng giống có trợ giá qua các Cty bán giống thì giá sẽ luôn bị ép. Trong khi đó Sở NN-PTNT chỉ chọn được một vài giống, một vài Cty để cung ứng trực tiếp giống cho dân thôi. Ngoài chi phí trung gian cho giống được trợ giá đã làm đội giá lên" - ông Nguyễn Đức Dương, GĐ Sở NN-PTNT Hải Dương

Vậy nhưng, một Cty cung ứng giống lúa lai độc quyền ở Nam Định lại khẳng định rằng: “Đôi khi các Cty được tỉnh chỉ đạo cấp giống trợ giá lại muốn báo giá kiểu đó để dễ bề “điều chỉnh”. Vậy thì, hoá ra, cả Cty bán giống và đơn vị cung cấp giống trợ giá trực tiếp cho nông dân đều có “bài” nâng giá của mình. Nếu sóng phẳng theo thị trường thì ắt hẳn điều đó sẽ khó xảy ra.

Thực tế thì việc báo giá như kiểu của Cty TNHH Cường Tân sẽ vô tình hoặc cố ý mở ra cho mình và các đối tác của mình hướng tăng giá bất thường. Một số đại lí bán giống cho rằng, nếu không có trợ giá chắc chắn giá của Cty báo cho một vụ sản xuất sẽ ổn định. Vì bán ngoài thị trường, không phải hôm nay bán giá này, mai bán giá kia được, như thế dân sẽ bỏ không mua nữa, thậm chí “cạch đến già”. Tuy nhiên, do nằm trong cơ cấu trợ giá đến 50-60% rồi, nên số tiền mà dân phải bỏ ra chỉ còn non nửa, khi đó bảo họ đóng thêm một ít thì dân vẫn có thể chấp nhận được. Nhưng cái thiệt của dân là họ chẳng bao giờ biết được giá thực của các loại giống lúa trợ gía này. Và đó càng là điều kiện để các Cty cung ứng đẩy giá lên trời. Và khi không có trợ giá thì hẳn diện tích lúa lai sẽ bị giảm xuống là điều dễ hiểu.

Sau nhiều năm trực tiếp chỉ đạo sản xuất và cũng là người yêu thích giống lúa lai, ông Dương Văn Sơn, PCT UBND huyện Sông Lô (Vĩnh Phúc) cho rằng tình hình giống lúa lai cho vụ xuân 2010 này có thể là thiếu giống thật, nhưng có thể là thiếu giả tạo để các Cty cung ứng giống lúa lai đã độc quyền lại càng độc quyền hơn. Họ găm hàng lại và tạo nên sốt giả. Nhưng khi các tỉnh đã định hình giống nào rồi, đưa vào cơ cấu rồi, nhất là cơ cấu được trợ giá rồi thì không thể thay đổi được, gần đến vụ buộc người sản xuất, người cung ứng trực tiếp phải tìm mua giống đó, giá cao cũng phải mua. Đó cũng là một nghệ thuật tăng giá. Mà, nghệ thuật này chỉ sinh ra do yếu tố độc quyền và quá phụ thuộc vào nguồn giống mà thôi.

Xem thêm
Chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi vịt cho hộ nghèo ở Thanh Hóa

Tập đoàn Mavin và Tổ chức Tầm nhìn Thế giới Việt Nam (World Vision) vừa tổ chức tập huấn, chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi vịt tại huyện Thường Xuân, Thanh Hóa.

Số hóa quản lý chó, mèo để phòng, chống bệnh dại

Để công tác phòng, chống bệnh dại có hiệu quả, chó, mèo nuôi ở các địa phương cần được quản lý chặt chẽ, nhất là thông qua việc áp dụng số hóa.

Vụ lúa đông xuân 'vui như tết' của nông dân Quảng Trị

Đến cuối tháng 4, nông dân Quảng Trị đã thu hoạch gần 60% diện tích lúa đông xuân, dự kiến sẽ kết thúc thu hoạch trước 10/5; năng suất đạt 6,1 - 6,2 tấn/ha.

Cần chế biến sâu cho 'tứ đại danh dược'

HÀ TĨNH Nhung hươu là một trong 'tứ đại danh dược' (sâm, nhung, quế, phụ), tuy nhiên giá trị gia tăng từ chế biến sâu sản phẩm nhung hươu hiện đang bị bỏ ngỏ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm