| Hotline: 0983.970.780

Đạo diễn Lê Quý Dương dàn dựng lễ tôn vinh danh nhân Nguyễn Đình Chiểu

Thứ Năm 30/06/2022 , 10:24 (GMT+7)

Đạo diễn Lê Quý Dương thực hiện chương trình sân khấu hóa lễ kỷ niệm 200 năm ngày sinh danh nhân Nguyễn Đình Chiểu vào tối 30/6 tại Ba Tri, Bến Tre.

Đạo diễn Lê Quý Dương.

Đạo diễn Lê Quý Dương.

Đạo diễn Lê Quý Dương là nhân vật từng đảm trách nhiều lễ hội sân khấu hóa quy mô lớn trên cả nước. Nhân dịp UNESCO tôn vinh danh nhân Nguyễn Đình Chiểu, đạo diễn Lê Quý Dương thực hiện chương trình nghệ thuật về tác giả “Lục Vân Tiên” diễn ra ở Khu Lăng và mộ Nguyễn Đình Chiểu – Di tích Quốc gia đặc biệt tại huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre, được truyền hình trực tiếp trên kênh VTV1 vào lúc 20h ngày 30/6.

Đạo diễn Lê Quý Dương dàn dựng lễ tôn vinh có thời lượng 90 phút dành cho danh nhân Nguyễn Đình Chiểu. Trong đó, có trình diễn trang phục áo dài với biểu tượng xứ dừa, nói thơ “Lục Vân Tiên”, trích đoạn cải lương “Lục Vân Tiên – Kiều Nguyệt Nga”, hoạt cảnh “Trái tim Đồ Chiểu”.

Chương trình nghệ thuật được đạo diễn Lê Quý Dương trực tiếp viết kịch bản và quy tụ nhiều nghệ sĩ tên tuổi như Khánh Hoàng, Đông Quân, Thu Trang, Lê Tứ, Mỹ Hằng...

Danh nhân Nguyễn Đình Chiểu tự Mạnh Trạch, hiệu là Trọng Phủ, sau khi bị mù có hiệu là Hối Trai. Danh nhân Nguyễn Đình Chiểu sinh ngày 1/7/1822 tại quê mẹ ở làng Tân Thới, huyện Bình Dương, tỉnh Gia Định (nay thuộc phường Cầu Kho, quận 1, thành phố Hồ Chí Minh).

Thân phụ của Nguyễn Đình Chiểu là ông Nguyễn Đình Huy, người xã Bồ Điền, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên, làm thơ lại Văn hàn ty của Tổng trấn Lê Văn Duyệt. Thân mẫu của Nguyễn Đình Chiểu là bà Trương Thị Thiệt, người làng Tân Thới, Gia Định.

Năm 1843, Nguyễn Đình Chiểu thi đậu Tú tài ở trường thi Gia Định. Năm 1846, Nguyễn Đình Chiểu ra Huế chờ khoa thi Hội, chưa kịp thi thì nghe tin mẹ mất nên trở về Gia Định chịu tang mẹ. Vì khóc thương mẹ, Nguyễn Đình Chiểu lâm bệnh nặng rồi bị mù mắt.

Mãn tang mẹ, Nguyễn Đình Chiểu mở trường dạy học, bốc thuốc chữa bệnh và sáng tác thơ văn. Người dân yêu quý gọi ông là “Đồ Chiểu”. Một người học trò của ông tên là Lê Tăng Quýnh cảm thương hoàn cảnh, xin cha mẹ gả em là Lê Thị Điền cho thầy.

Năm 1859, Nguyễn Đình Chiểu về quê vợ ở làng Thanh Ba, huyện Cần Giuộc, Long An. Pháp chiếm Cần Giuộc, Nguyễn Đình Chiểu về tị địa tại Ba Tri, Bến Tre. Nguyễn Đình Chiểu sống thanh bần, dùng thơ văn cổ vũ tinh thần yêu nước.

Thơ văn Nguyễn Đình Chiểu gồm nhiều thể loại, trong đó thành công nhất là truyện thơ và văn tế bằng chữ Nôm. Các tác phẩm chính của ông gồm “Lục Vân Tiên”, “Dương Tử - Hà Mậu”, “Ngư Triều y thuật vấn đáp”, “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc”...

'Lục Vân Tiên' bản in vào năm Thành Thái thứ 9 (năm 1897).

"Lục Vân Tiên" bản in vào năm Thành Thái thứ 9 (năm 1897).

Danh nhân Nguyễn Đình Chiểu mất ngày 3/7/1888. Phần mộ của danh nhân Nguyễn Đình Chiểu nằm tại ấp 3, tại An Đức, Ba Tri, Bến Tre.

Tác phẩm “Lục Vân Tiên” của gồm 2082 câu lục bát và cuộc đời danh nhân Nguyễn Đình Chiểu không chỉ được truyền tụng trong đời sống nhân dân, mà còn trở thành nguồn cảm hứng sáng tạo cho nhiều nghệ sĩ khác. 

Vì vậy, trong chương trình tôn vinh danh nhân Nguyễn Đình Chiểu do đạo diễn Lê Quý Dương dàn dựng, có ba tiết mục đáng chú ý: Ca khúc “Lục Vân Tiên” của do Tamela Hedstroem (Thụy Điển) sáng tác và biểu diễn, ca khúc “Tâm sự Kiều Nguyệt Nga” do Dominique Probst sáng tác, Junia Thanh Nguyên biểu diễn và ca khúc “Đạo không xa người” do Đỗ Bảo sáng tác, nhóm Lạc Việt biểu diễn.

Xem thêm
Quy Nhơn đăng cai giải đua mô tô nước thế giới

Từ ngày 22-24/3, tại thành phố Quy Nhơn (Bình Định) sẽ diễn ra Giải đua mô tô nước thế giới UIM-ABP Aquabike World Championship với sự tham gia của hơn 60 vận động viên…

Tuyển Thái Lan gây địa chấn với trận hoà tuyển Hàn Quốc

Tuyển Thái Lan gây địa chấn với trận hoà tuyển Hàn Quốc với tỷ số 1-1 ở lượt trận thứ 3 vòng bảng tại vòng loại World Cup 2026.

HLV Philippe Troussier rời đội tuyển Việt Nam

Ông Philippe Troussier rời đội tuyển Việt Nam và chính thức không còn nắm giữ vị trí HLV trưởng của đội bóng sau trận thua muối mặt trước tuyển Indonesia.

Cây phong lá đỏ 115 tuổi hút du khách ở Sa Pa

LÀO CAI Cây phong lá đỏ ở Sa Pa thu hút nườm nượp du khách đến chiêm ngưỡng, chụp ảnh.

Bình luận mới nhất