| Hotline: 0983.970.780

Đào tạo nghề và hỗ trợ máy cày cho bà con miền núi

Chủ Nhật 28/01/2024 , 21:19 (GMT+7)

QUẢNG BÌNH Chương trình dự án đã hỗ trợ đào tạo nghề lái máy cơ khí nông nghiệp và 5 máy cày cho bà con vùng miền núi tại Quảng Bình.

Bàn giao máy cày cho Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp Trường Sơn (thuộc xã miền núi Trường Sơn, huyện Quảng Ninh). Ảnh: T. Phùng.

Bàn giao máy cày cho Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp Trường Sơn (thuộc xã miền núi Trường Sơn, huyện Quảng Ninh). Ảnh: T. Phùng.

Trong hợp phần 2 của Dự án “Quản lý rừng bền vững và Bảo tồn đa dạng sinh học”, với nội dung Bảo tồn đa dạng sinh học bao gồm bốn tiểu hợp phần.

Trong đó, khuyến khích phát triển chuỗi giá trị thân thiện với rừng và đa dạng sinh học cho các sản phẩm lâm sản ngoài gỗ, nông nghiệp có giá trị cao, du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng và đào tạo kỹ năng, tìm cơ hội việc làm cho người dân do Tổ chức Helvetas Việt Nam phụ trách.

Tổ chức Helvetas Việt Nam đã liên kết với Trường Cao đẳng Công - Nông nghiệp Quảng Bình đào tạo 27 học viên có chuyên môn về sử dụng máy cơ khí nông nghiệp như máy cày, bừa, máy kéo, để phục vụ cơ giới hóa nông nghiệp cho các địa phương. Các học viên đã được học lý thuyết, thực hành vận hành trên máy nông nghiệp. Kết thúc khóa học, Trường đã tổ chức trao chứng chỉ nghề cho các học viên. Sau khi được đào tạo, những nông dân này đã sử dụng tốt máy nông nghiệp.

Cùng với đó, dự án hỗ trợ 5 máy cày (tổng trị giá khoảng 2 tỷ đồng) cho 5 Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp ở các xã miền núi tỉnh Quảng Bình. Những Hợp tác xã này đang triển khai chuỗi liên kết sản xuất nông sản trong khuôn khổ dự án. Hiện, bà con nông dân các xã miền núi đã thực hiện liên kết sản xuất các loại giống lạc đỏ, ớt, cây tía tô… với diện tích hơn 300 ha.

Xem thêm
‘Đòn bẩy’ nuôi gà thả đồi

Mô hình liên kết nuôi gà thịt gắn với tiêu thụ tại Hoài Ân là ‘đòn bẩy’ thúc đẩy chăn nuôi gà thả đồi giai đoạn 2022 - 2026 theo chính sách khuyến khích của Bình Định.

Bí kíp nuôi công an toàn dịch bệnh tại các khu du lịch sinh thái

Hải Phòng Công hiện được nuôi làm cảnh tại nhiều khu du lịch sinh thái, do hằng ngày công tiếp xúc nhiều với khách du lịch nên công tác phòng chống dịch bệnh vô cùng quan trọng.

Lão nông tự tạo chế phẩm tăng độ bám dính thuốc bảo vệ thực vật

Trong bối cảnh nhiều hộ trồng cam tại Cao Phong, Hòa Bình đang lao đao vì dịch bệnh thì vườn cam của ông Phạm Văn Cường lại xanh tốt, gây ấn tượng mạnh cho tôi.