| Hotline: 0983.970.780

Muôn kiểu phòng, chống dịch tả lợn Châu Phi

Thứ Sáu 04/04/2025 , 13:02 (GMT+7)

BÌNH ĐỊNH Trước nguy cơ dịch tả lợn Châu Phi có thể bùng phát bất cứ lúc nào, ngành chức năng Bình Định có nhiều cách phòng dịch bệnh nguy hiểm này để bảo toàn đàn lợn.

Theo Chi cục Chăn nuôi và Thú y Bình Định, trong quý I/2025, tổng đàn heo của Bình Định tăng trên 5% so cùng kỳ năm ngoái, nếu tính cả heo con heo mẹ là gần 1 triệu con.

Hiện, nhiều tỉnh, thành trên cả nước đang bùng phát dịch tả lợn Châu Phi, trong khi trước đây Bình Định cũng đã bị dịch bệnh này nên mầm bệnh luôn tiềm ẩn ngoài môi trường, có thể bùng phát bất cứ lúc nào.

Ngành chức năng Bình Định khuyến cáo người chăn nuôi tiêm phòng đầy đủ các loại vacxin để đàn lợn tăng sức đề kháng, chống chọi được với dịch tả lợn Châu Phi. Ảnh: V.Đ.T.

Ngành chức năng Bình Định khuyến cáo người chăn nuôi tiêm phòng đầy đủ các loại vacxin để đàn lợn tăng sức đề kháng, chống chọi được với dịch tả lợn Châu Phi. Ảnh: V.Đ.T.

Ông Huỳnh Ngọc Diệp, Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y Bình Định, chia sẻ, ngành chức năng Bình Định đang mang nặng nỗi lo là trong lúc người chăn nuôi đang tái đàn mạnh, nguy cơ heo giống sẽ ồ ạt nhập từ tỉnh ngoài vào, đó là chưa kể heo thịt nhập vào theo nhu cầu của thị trường sẽ mang mầm bệnh theo vào nên địa phương đang tăng cường công tác kiểm soát.

Hiện nay, toàn bộ heo nhập từ bên ngoài vào Bình Định đều phải khai báo qua Trạm Kiểm dịch động vật Cù Mông (phường Gềnh Ráng, TP. Quy Nhơn). Khi tiếp nhận thông tin, Trạm Kiểm dịch Động vật Cù Mông sẽ báo ngay cho Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp nơi heo nhập về, vào thời gian nào để phối hợp theo dõi.

Bên cạnh đó, ngành chức năng Bình Định tiếp tục đang tăng cường công tác giám sát, cảnh báo dịch bệnh, đồng thời, triển khai tiêm phòng các bệnh nguy hiểm trên động vật như cúm gia cầm, bệnh lở mồm long móng và viêm da nổi cục trên trâu bò, còn vacxin cho heo vận động người chăn nuôi tự tiêm phòng theo hình thức xã hội hóa.

“Để ngăn dịch tả lợn Châu Phi, chúng tôi đẩy mạnh công tác quản lý, giám sát tình hình chăn nuôi trên địa bàn. Tăng cường công tác kiểm tra, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm trong chăn nuôi, thu mua, chế biến và tiêu thụ sản phẩm động vật, nhất là đối với heo nhập lậu, heo không rõ nguồn gốc trà trộn vào địa bàn làm lây lan dịch bệnh”, ông Nguyễn Thanh Vương, Giám đốc Trung tâm Dịch vụ nông nghệp huyện Hoài Ân, địa phương có đàn lợn lớn nhất Bình Định cho hay.

Theo ông Huỳnh Ngọc Diệp, hiện ngành chức năng tỉnh đang khuyến cáo bà con chăn nuôi tích cực tiêm phòng vacxin dịch tả lợn Châu Phi. UBND tỉnh Bình Định cũng đã chỉ đạo cho chính quyền các địa phương khuyến cáo với người chăn nuôi là khi tiêm cần phải kết nối với nhân viên thú y cấp xã, để thú y cấp xã báo cho Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp địa phương để được hướng dẫn, tư vấn”, ông Huỳnh Ngọc Diệp cho hay.

“Khi tiêm phòng vacxin dịch tả lợn Châu Phi cần phải có giám sát của nhân viên thú y cấp xã là bởi, loại vacxin này phải được tiêm đúng đối tượng heo thịt (heo từ 4-8 tuần tuổi). Nếu không được giám sát, người chăn nuôi tiêm sai đối tượng sẽ xảy ra sự cố đáng tiếc. Cần phải có giám sát để nếu có vấn đề xảy ra, nhân viên thú y xác nhận để hộ chăn nuôi được hưởng hỗ trợ của nhà nước theo quy định”, ông Diệp cho hay.

Tỷ lệ tiêm phòng dịch tả lợn Châu Phi trên địa bàn Bình Định rất thấp. Ảnh: V.Đ.T.

Tỷ lệ tiêm phòng dịch tả lợn Châu Phi trên địa bàn Bình Định rất thấp. Ảnh: V.Đ.T.

Tuy nhiên, hiện tỷ lệ tiêm vacxin phòng dịch tả lợn Châu Phi cho đàn lợn ở Bình Định đạt rất thấp, chỉ một số cơ sở ý thức được sự cần thiết mới tiêm phòng vacxin này, nhưng số lượng không nhiều. Qua nắm bắt của ngành chức năng, số lượng heo được tiêm phòng vacxin dịch tả lợn Châu Phi so với tổng đàn chẳng có bao nhiêu, chỉ gần 100.000 con trong tổng đàn khoảng 720.000 con heo thịt.

Thực tế cho thấy, các trang trại chăn nuôi heo quy mô lớn theo hướng công nghiệp thì tiêm phòng đầy đủ các loại vacxin để bảo toàn tài sản của mình, còn hộ chăn nuôi nhỏ lẻ thì rất lơ là. Bởi, 1 lọ vacxin dịch tả lợn Châu Phi phải tiêm 10-20 con heo, trong khi mỗi hộ chỉ nuôi 3-4 con heo, mua một lọ vacxin về thì tiêm không hết, bỏ đi thì phí vì 1 lọ vacxin dịch tả heo Châu Phi hiện có giá 40.000đ-50.000đ nên họ không tiêm.

“Nông dân mình còn thiếu sự liên kết trong làm ăn, những hộ chăn nuôi nhỏ lẻ có thể liên kết 2-3 hộ, mỗi hộ nuôi 5-7 con heo mua 1 lọ vacxin dịch tả lợn Châu Phi để tiêm heo của mình nhưng họ không làm”, ông Diệp chia sẻ.

Xem thêm
Cải thiện chất lượng bò thịt tại Việt Nam theo tiêu chuẩn Pháp

HÀ NỘI Trung tâm Nghiên cứu Bò và Đồng cỏ Ba Vì ký kết thỏa thuận hợp tác với Phòng Thương mại và Thủ công nghiệp Ile-de-France (CMA IDF) nâng cao chất lượng bò thịt Việt Nam.

Thách thức của nông dân trong quản lý cỏ dại trên ruộng lúa

Cỏ dại được đánh giá là một trong những nguyên nhân chính làm giảm năng suất lúa, tạo ra thách thức lớn trong sản xuất nông nghiệp.

Những mầm xanh vươn lên từ vùng đất khắc nghiệt

SƠN LA Từ nương rẫy bạc màu, chị Hường vươn lên với mô hình ươm cây giống trong nhà màng, mở ra hướng đi bền vững cho nông nghiệp công nghệ cao tại huyện Vân Hồ.

Đại sứ Colombia: ‘Chính sách tốt bắt nguồn từ cơ sở khoa học vững chắc’

Bà Camila nhấn mạnh điều này khi trao đổi với CIAT và cho rằng Chính phủ các quốc gia phải có trách nhiệm trong việc nghiên cứu khoa học, đổi mới sáng tạo.

Giống dừa xiêm xanh Tam Quan, lựa chọn số 1 cho vùng Nam Trung bộ

Dừa xiêm xanh Tam Quan được các nhà khoa học của Viện Khoa học kỹ thuật nông nghiệp Duyên hải Nam Trung bộ bình tuyển là giống dừa uống nước ngon nhất Nam Trung bộ…

Chuyển biến tích cực trong chống khai thác IUU: [Bài 1] Tuyệt đối không vượt ranh giới

Tiếp thu những khuyến nghị của EC, Bà Rịa - Vũng Tàu đã có những chuyển biến tích cực trong việc khắc phục các tồn tại về chống khai thác IUU.

Hơn 10 nghìn ha nứa, vầu, luồng chết khô, người dân ngồi trên đống lửa

THANH HÓA Theo thống kê ban đầu, hiện toàn huyện Quan Sơn đã có trên 10 nghìn ha nứa, vầu, luồng bị chết khô (khuy sinh học).

Bình luận mới nhất