| Hotline: 0983.970.780

Dấu ấn con tôm trong hành trình 60 năm phát triển của ngành thủy sản

Thứ Ba 26/03/2019 , 09:15 (GMT+7)

Ngày 18/3/1995, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 173-TTg chính thức lấy ngày 01/4 hàng năm là Ngày truyền thống ngành Thủy sản Việt Nam.

Nhân dịp 60 năm Ngày truyền thống ngành Thủy sản (01/4/1959 - 01/4/2019), Bộ NN- PTNT đã chỉ đạo các địa phương tổ chức tuyên truyền rộng rãi và có nhiều hoạt động nhằm tôn vinh các thành tựu của ngành trong suốt 60 năm qua.

Theo đó, Bộ NN- PTNT và UBND tỉnh Quảng Ninh thống nhất triển khai 7 hoạt động chính: Tuyên truyền nội dung các hoạt động kỷ niệm trên các phương tiện truyền thông; Hội chợ triển lãm; Hội thảo khoa học 15 năm kết quả triển khai Hiệp định hợp tác nghề cá Vịnh Bắc Bộ Việt Nam - Trung Quốc; Hội nghị tổng kết khai thác cá vụ Bắc năm 2018 - 2019, triển khai kế hoạch khai thác vụ cá Nam năm 2019; Lễ kỷ niệm 60 năm ngày truyền thống ngành thủy sản; Khánh thành công trình lưu niệm Bác Hồ ra thăm đảo Tuần Châu; Lễ thả giống tái tạo nguồn lợi thủy sản Vịnh Bắc Bộ năm 2019. 

Trong chuỗi hoạt động đó, sự kiện triển lãm 60 năm ngày truyền thống Ngành Thủy sản - Quảng Ninh 2019 (thời gian từ ngày 30/3 - 4/4/2019 tại Cung Quy hoạch và Triển lãm tỉnh Quảng Ninh) quy tụ rất nhiều thành tựu, sản phẩm ngành thủy sản từ khắp mọi miền đất nước hội tụ về đây để tỏa sắc trong sự thành công rực rỡ của ngành.

Trong sự phát triển chung của ngành thủy sản, chúng ta không thể không nhắc đến ngành tôm, đây là ngành đã có những dấu ấn và đóng vai trò hết sức quan trọng đối với sự lớn mạnh của ngành thủy sản, nhất là con tôm đã đóng góp xứng đáng vào kim ngạch xuất khẩu thủy sản của cả nước. Với sự cải tiến không ngừng trong áp dụng khoa học kỹ thuật, ngành tôm đã có những đột phá vượt bậc, điển hình là việc chủ động được nguồn tôm bố mẹ và không bị lệ thuộc nguồn tôm bố mẹ nhập chính là gốc rễ để thúc đẩy sự phát triển bền vững của ngành.

Tập đoàn Việt - Úc là đơn vị đầu tiên và duy nhất ở Việt Nam đã chủ động được nguồn tôm thẻ chân trắng bố mẹ. Với việc ứng dụng các phương pháp hiện đại di truyền số lượng, di truyền phân tử…, hiện tại Tập đoàn Việt - Úc đã chọn tạo được giống tôm thẻ chân trắng bố mẹ thế hệ G7 với tốc độ tăng trưởng bình quân tốt hơn thế hệ G0 khoảng 48%. Đây là yếu tố hết sức quan trọng để có thể sản xuất nguồn tôm giống chất lượng không chỉ có sức đề kháng cao, mà còn thích nghi với điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu của từng địa phương.

viet-uc-3153223193
Hoạt động thả tôm tại Tập đoàn Việt - Úc

Đặc biệt, năm 2018, lần đầu tiên tại Việt Nam, cơ sở sản xuất tôm giống của Tập đoàn Việt - Úc đã chính thức được trao Giấy chứng nhận là cơ sở sản xuất đạt chuẩn an toàn dịch bệnh theo khuyến cáo của Tổ chức Thú y thế giới (OIE). Đây được xem là một mốc son cho ngành tôm, đặc biệt khi mà yêu cầu từ các thị trường nhập khẩu tôm ngày một khắt khe hơn thì việc đáp ứng được các tiêu chí từ Tổ chức OIE là yếu tố hết sức quan trọng.

Ngoài ra, các ứng dụng công nghệ vượt trội trong các mô hình nuôi tôm như nuôi siêu thâm canh trong nhà kính, hay mới đây là mô hình nuôi theo kiểu nhà màng bong bóng đã giúp nâng cao hiệu quả sản xuất và an toàn sinh học. Việc ứng dụng công nghệ cần có sự đầu tư không ngừng về mặt con người, quy mô, để tìm kiếm các giải pháp và không ngừng thay đổi mỗi ngày để cải tiến.

Quan trọng hơn là cần lan tỏa để các mô hình nuôi tôm tiên tiến, ứng dụng công nghệ cao đến được với người nuôi, để làm sao nâng cao giá trị con tôm nói riêng và ngành thủy sản Việt nói chung có được thương hiệu uy tín trên thương trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt.

Xem thêm
Mở rộng nuôi tôm sú 2 giai đoạn vùng ven biển miền Trung

Mô hình nuôi tôm sú 2 giai đoạn có nhiều triển vọng mở rộng nhằm thay thế hình thức nuôi tôm thẻ chân trắng theo cách truyền thống tại các tỉnh ven biển miền Trung.

Tập huấn thực hiện đồng quản lý trong bảo vệ nguồn lợi thủy sản

CÀ MAU Ngày 19/12 tại TP Cà Mau, Cục Kiểm ngư phối hợp với Sở NN-PTNT Cà Mau tổ chức tập huấn hướng dẫn thực hiện đồng quản lý trong bảo vệ nguồn lợi thủy sản.

Xuất khẩu thủy sản Việt Nam 11 tháng đạt 9,2 tỷ USD

Với đà tăng trưởng hiện tại, ngành thủy sản Việt Nam năm 2024 có thể hoàn thành mục tiêu đạt 10 tỷ USD xuất khẩu, tăng 11,5% so với năm 2023.

Xây dựng nông thôn mới ở các làng, nơi ven biển thành nơi đáng sống

Đây là mục tiêu mà Cục trưởng Cục Thủy sản Trần Đình Luân chia sẻ về câu chuyện chuyển đổi nghề cho ngư dân vùng ven biển.