| Hotline: 0983.970.780

ĐBQH: Nhiều vụ xâm hại tình dục trẻ em báo động sự suy đồi về đạo đức

Thứ Hai 03/06/2019 , 09:27 (GMT+7)

Theo đại biểu Triệu Thị Thu Phương (Bắc Kạn), nhiều vụ xâm hại tình dục trẻ em báo động sự suy đồi về đạo đức, như hiếp dâm tập thể, hiếp dâm rồi giết trẻ em, thầy giáo xâm hại tình dục nhiều học sinh, xâm hại tình dục trẻ em nam tính, cha đẻ xâm hại tình dục con gái ruột.

Bà Triệu Thị Thu Phương - Đại biểu Quốc hội tỉnh Bắc Kạn. Ảnh: TTXVN.

Bà Triệu Thị Thu Phương cho biết: Theo số liệu báo cáo thống kê của Thư viện Quốc hội cung cấp về tình hình trẻ em bị xâm hại trong 2 năm 2017 – 2018 và quý I năm 2019, cho thấy: Toàn quốc đã xảy ra 3.499 vụ, với 3.546 trường hợp trẻ em bị xâm hại được phát hiện, trong đó trẻ em bị xâm hại tình dục trên 60%.

“Những hành vi, vụ việc xâm hại trẻ em chỉ khi chạm ngưỡng hình sự mới bị phát hiện, xử lý. Do đó, những con số được nêu ra mới chỉ là phần nổi của tảng băng chìm. Trên thực tế con số này còn rất lớn vì gia đình và nạn nhân không tố giác, vì e ngại thông tin sẽ ảnh hưởng đến trẻ em trong gia đình”, bà Phương nói.

Cũng theo Đại biểu tỉnh Bắc Kạn, đáng chú ý là trẻ em bị xâm hại bởi người thân trong gia đình chiếm tỷ lệ cao với hơn 21,3%, gần 60% bị xâm hại bởi người quen, hàng xóm.

Ước tính khoảng 68,4% trẻ em từ 1 – 14 tuổi phải chịu ít nhất 1 hình phạt về thể chất và tâm lý bởi người thân trong gia đình, tính chất vụ việc bạo lực, xâm hại trẻ em ngày càng nghiêm trọng, gây bức xúc trong xã hội.

Xâm hại tình dục trẻ em báo động sự suy đồi đạo đức xã hội.

Bà Phương cho rằng, hành vi bạo lực trẻ em vi phạm nghiêm trọng chuẩn mực đạo đức, nhiều vụ xâm hại tình dục trẻ em báo động sự suy đồi về đạo đức như: hiếp dâm tập thể, hiếp dâm rồi giết trẻ em, người cao tuổi hiệp dâm trẻ nhỏ tuổi, thầy giáo xâm hại tình dục nhiều học sinh, xâm hại tình dục trẻ em nam tính, loạn luân như cha đẻ xâm hại tình dục con gái ruột, cha dượng hiếp dâm con cái riêng của vợ trong một thời gian dài, gây bức xúc cho dư luận trong thời gian qua.

Một trong những nguyên nhân được đại biểu Triệu Thị Thu Phương nhận định, là công tác bảo vệ trẻ em ở nhiều nơi chưa được quan tâm đúng mức, kịp thời, không ít trẻ em chưa nhận được sự quan tâm chăm sóc, giáo dục, bảo vệ cần thiết nên bị xâm hại cả về thể chất và tinh thần.

Nhiều vụ việc hành vi xâm hại trẻ em chưa được phát hiện kịp thời, xử lý chưa nghiêm, văn bản pháp luật còn có những khoảng trống nhất định như thiếu quy định triển khai chính sách về bảo vệ trẻ em, thiếu đội ngũ làm công tác trẻ em, thiếu sự quan tâm giám sát về cơ quan dân cử.

Bà Phương đề nghị Quốc hội thực hiện chuyên đề về việc thực hiện chính sách pháp luật về phòng chống xâm hại trẻ em.

Đồng quan điểm, đại biểu Quốc hội Tô Văn Tám (Kon Tum) cũng cho rằng: Trẻ em không chỉ bị bạo lực xâm hại tình dục mà còn bị bóc lột. Quyền trẻ em quy định rõ: “Trẻ em có quyền được bảo vệ dưới mọi hình thức mà không bị bóc lột sức lao động, không phải lao động trước tuổi, lao động quá thời gian, hoặc công việc nặng nhọc, độc hại”. Nhưng trên thực tế còn nhiều bức xúc.

Một khảo sát cho kết quả, có khoảng 1,75 triệu trẻ em chưa đến tuổi trưởng thành phải làm việc nặng nhọc hoặc làm việc trong điều kiện có hại cho sức khỏe, với giá nhân công rẻ mạt. Thời gian làm việc của các em bị ép từ 11, 12 tiếng, thậm chí 16 tiếng/ngày. Trẻ em không chỉ bị bóc lột mà còn là nạn nhân của nạn buôn bán người diễn ra ngày càng phức tạp, nghiêm trọng. Một bộ phận được buôn bán trong nước, một bộ phận được bán ra nước ngoài. Nhiều trẻ em bị bỏ rơi, không thừa nhận.

Năm 2020: Quốc hội sẽ giám sát việc thực thi pháp luật phòng, chống xâm hại trẻ em

Tại phiên họp vào sáng 3/6, Quốc hội lấy ý kiến các đại biểu về việc thông qua nội dung chuyên đề giám sát của Quốc hội trong năm 2020.

Theo đó, Trong tổng số 426 đại biểu tham gia cho ý kiến, có 79,13% đại biểu Quốc hội đồng ý với chuyên đề giám sát việc thực thi phap luật về phòng, chống xâm hại trẻ em.

Xem thêm
Thái Nguyên thông qua nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã 2023-2025

Đây là 1 trong 10 nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội được thông qua tại Kỳ họp thứ 18 của HĐND tỉnh Thái Nguyên khóa XIV, nhiệm kỳ 2021-2026.

Syngenta tập huấn kỹ thuật, sử dụng drone an toàn, hiệu quả tại ĐBSCL

Vĩnh Long Ngày 26/4, tại Vĩnh Long, Công ty TNHH Syngenta Việt Nam tổ chức tập huấn cho 230 người điều khiển máy bay phun thuốc BVTV, cách sử dụng an toàn và hiệu quả tại ĐBSCL.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Kỷ lục 120 món ăn chế biến từ sâm dây tại núi rừng Ngọc Linh

Tại núi rừng Ngọc Linh (huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum) đã chứng kiến các đầu bếp chế biến 120 món ăn từ sâm dây và được xác lập kỷ lục Việt Nam.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm