| Hotline: 0983.970.780

ĐBSCL: Dự báo năm 2022 cá tra đạt mức tăng trưởng 20-25%

Thứ Sáu 25/02/2022 , 20:53 (GMT+7)

ĐBSCL Từ dự báo thị trường phục hồi nhanh sau dịch Covid-19 và thực tiễn vùng nuôi ở ĐBSCL, dự kiến năm 2022 mức tăng trưởng ngành hàng cá tra sẽ đạt 20-25%.

Thứ trưởng Phùng Đức Tiến phát biểu chỉ đạo hội nghị. Ảnh: HĐ.

Thứ trưởng Phùng Đức Tiến phát biểu chỉ đạo hội nghị. Ảnh: HĐ.

Sau chuyến công tác thăm thực tế vùng nuôi cá tra tại 2 tỉnh An Giang và Đồng Tháp trở về, ngày 25/2 tại TP Cần Thơ, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Phùng Đức Tiến chủ trì Hội nghị trực tuyến và trực tiếp triển khai kế hoạch phát triển ngành hàng cá tra năm 2022 tại các tỉnh có vùng nuôi chủ lực ở ĐBSCL.

Thứ trưởng Phùng Đức Tiến, nhận định: Ở ĐBSCL thị trường cá tra nguyên liệu báo hiệu hồi phục nhanh chóng. Cơ hội mới từ thị trường xuất khẩu năm 2022 đang mở ra.

Thứ trưởng nhìn nhận năm 2021 đã khép lại với hàng loạt khó khăn do tác động trực tiếp của đại dịch Covid-19 lên nền kinh tế nước ta, trong đó có ngành thủy sản và ngành hàng cá tra. Nếu như năm 2020, ngành hàng cá tra bị ảnh hưởng bởi lệnh phong tỏa tại các thị trường xuất khẩu chính thì từ quý 3 năm 2021 đã bị trực tiếp ảnh hưởng bởi đại dịch Covid19 tại các tỉnh ĐBSCL. Chuỗi sản xuất, chế biến, xuất khẩu cá tra đã bị tác động mạnh làm cho toàn ngành gặp nhiều khó khăn.

Riêng ba tháng 7, 8, 9 năm 2021, diện tích thả nuôi cá tra đã giảm 30-55% và sản lượng giảm tới 17,9% so với cùng kỳ năm 2020 do nhiều địa phương phải thực hiện giãn cách xã hội. Nhiều doanh nghiệp chế biến thủy sản tạm ngưng hoặc dừng hoạt động do không đáp ứng được gánh nặng chi phí và điều kiện “3 tại chỗ”. Trước bối cảnh đó, Bộ NN-PTNT đã kịp thời triển khai nhiều hành động thiết thực như: thành lập tổ công tác đặc biệt “970”, phối hợp với các Bộ Y tế, Giao thông vận tải, Công thương và các địa phương để trực tiếp xử lý các vướng mắc nảy sinh. Tổ chức một số hội nghị bàn giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho sản xuất, tiêu thụ thủy sản.

Kết quả sản xuất nuôi trồng thủy sản năm 2021 vẫn duy trì tăng trưởng. Sản lượng nuôi trồng thủy sản cả năm đạt trên 4,8 triệu tấn, tăng 1,1 % so với năm 2020, trong đó sản lượng cá tra đạt 1,52 triệu tấn, tăng 1,63% so với cùng kỳ năm 2020. Kim ngạch xuất khẩu cá tra đạt 1,62 tỷ USD tăng 8,4% so với cùng kỳ năm trước. Đây là cú lội ngược dòng ngoạn mục của ngành hàng cá trong năm 2021.

Thực tế theo các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu và người nuôi cá ở ĐBSCL cho biết, từ 2 tháng cuối năm 2021 đến nay hoạt động sản xuất và xuất khẩu cá tra trong vùng, giá cá nóng lên từng ngày. Sau đại dịch Covid-19, dấu hiệu thị trường phục hồi mạnh mẽ. Xuất khẩu sản phẩm cá tra bắt nhịp tiêu thụ tăng trở lại tại nhiều nước.

Theo Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) và các DN chế biến xuất khẩu cá tra ở ĐBSCL hiện nay tất cả các thị trường xuất khẩu cá tra đang tốt dần lên. Từ đó kéo theo giá cá tra thương phẩm lên mức 29.500-30.000 đ/kg, tăng 4.000-5.000 đ/kg so với các tháng cuối năm 2021.

Dự báo về cơ hội xuất khẩu cá tra trong năm 2022, Bà Tô Tường Lan – Phó Tổng thư ký VASEP, nhận xét: Thị trường nhập khẩu phục hồi, tăng trưởng tốt. Trong đó có nhóm 4 thị trưởng chính: Trung Quốc (31%), Mỹ (23%), CPTPP (13%) và EU (6.6%) chiếm 73,6% đều có khả năng tăng trưởng mạnh mẽ trong năm 2022. Giá cá xuất khẩu dự báo sẽ tăng khoảng 5% do chi phí nuôi trồng, logistics, lao động… Do đó xuất khẩu cá tra năm 2022 dự báo tăng 20-22% so năm 2021.

Chế biến xuất khẩu cá tra ở ĐBSCL. Ảnh: HĐ.

Chế biến xuất khẩu cá tra ở ĐBSCL. Ảnh: HĐ.

Theo Bà Lan song hành cùng cơ hội vẫn còn thách thức đặt ra. Các cơ quan hữu quan ngành thủy sản và đối tác tham gia chuỗi sản xuất cần đánh giá và định hướng người nuôi. Đó là cân bằng cung cầu nhằm tăng lợi nhuận và giá trị cho ngành cá tra. Sau dịch Covid-19 hoạt động sản xuất tuy phục hồi nhưng dịch bệnh chưa chấm dứt vẫn là thách thức cho chuỗi cung ứng. Chi phí sản xuất, vận chuyển  leo thang, tình hình vận tải biển vẫn cần có giải pháp tích cực, Mặt khác, tại Mỹ lạm phát tăng có thể khiến sức mua giảm, do vậy sức tăng đột biến như năm 2021 khó xảy ra.

Nhận định và chỉ đạo tại hội nghị, Thứ trưởng lưu ý: Hiện nay, giá cá tra nguyên liệu tăng là tiền đề quan trọng để phát triển sản xuất, tiêu thụ trong năm 2022 nhưng cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro về sự phát triển ổn định của ngành hàng. Do đó để ngành hàng cá tra đạt kết quả tốt trong năm 2022, Tổng Cục Thủy sản và các cơ quan chức năng liên quan thuộc Bộ cần có sự phối hợp với các địa phương, đánh giá đúng thực trạng, kịp thời đưa ra các giải pháp khắc phục khó khăn để phát triển ngành hàng cá tra hiệu quả bền vững.

Xem thêm
Đưa tư duy thị trường vào phát triển khoa học - công nghệ trong nông nghiệp

Chiều 19/4, Bộ NN-PTNT phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức Hội nghị trao đổi về nội dung phối hợp hoạt động khoa học - công nghệ (KHCN) giữa hai bộ.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Bắc Kạn lại hứng chịu mưa lớn kèm gió lốc gây nhiều thiệt hại

Khi người dân đang tập trung khắc phục hậu quả dông lốc thì đêm qua, rạng sáng nay (20/4) tiếp tục xảy ra mưa lớn kèm gió lốc gây thiệt hại ở nhiều nơi.

Hai giám đốc sở chỉ đạo cứu lúa trên cánh đồng Mường Lò

Giám đốc hai Sở: NN-PTNT và Công thương tỉnh Yên Bái trực tiếp chỉ đạo chống hạn cho diện tích lúa tại cánh đồng Mường Lò (thị xã Nghĩa Lộ).

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm