| Hotline: 0983.970.780

ĐBSCL: Lúa đông xuân trúng giá, bội thu

Thứ Ba 28/02/2023 , 08:23 (GMT+7)

ĐBSCL bà con nông dân bước vào vụ thu hoạch rộ vụ lúa đông xuân 2022 – 2023. Vụ lúa năm nay dân thu hoạch phấn khởi vì trúng mùa, trúng giá.

Empty

Nông dân huyện Vĩnh Lợi đã thu hoạch dứt điểm vụ lúa Tài nguyên năm 2022 - 2023, năng suất đạt từ 6,5 - 7 tấn/ha. Ảnh: Trọng Linh.

 Lúa Tài nguyên bội thu

Ghi nhận của PV tại huyện Vĩnh Lợi (Bạc Liêu), hiện nay bà con nông dân trong vùng chuyên canh lúa Tài nguyên đang bước vào thu hoạch trà lúa Tài nguyên vụ mùa 2022-2023. Theo đánh giá, vụ mùa Tài nguyên năm nay, bà con được mùa bội thu, cộng thêm giá lúa tăng cao, do đó bà con nông dân ai nấy cũng vui mừng, phấn khởi sau một vụ mùa gắn bó vất vả với ruộng đồng, cũng như có thu nhập trong dịp đầu năm mới.

Ông Nguyễn Hùng Dũng, Phó trưởng Phòng NN-PTNT huyện Vĩnh Lợi, cho biết: Tính đến thời điểm hiện tại, bà con nông dân vùng chuyên canh lúa Tài nguyên chủ yếu tập trung ở thị trấn Châu Hưng và xã Châu Hưng A đã thu hoạch dứt điểm tổng số 3.310 ha diện tích, năng suất lúa bình quân ước đạt từ 6,5 đến 7 tấn tươi/ha, cá biệt có hộ sản lượng lúa đạt 1 tấn/công, ngang bằng so với vụ mùa Tài nguyên năm rồi. 

Cùng với niềm vui trúng mùa, bà con nông dân còn vui mừng do giá lúa Tài nguyên tăng lên trên dưới 1.000 đồng/kg lúa tươi, so với năm trước. Cụ thể, tại thời điểm thu hoạch, nông dân được thương lái vào tận ruộng thu mua với mức giá từ 7.500 đến 8.000 đổng/kg.

Với mức giá hiện tại, sau khi trừ đi các khoản chi phí nông dân còn lãi từ 30 - 40 triệu đồng/ha, tùy theo từng hộ nông dân. Lợi nhuận tăng hơn 1 triệu đồng/công, so với vụ mùa năm trước. Do đó, bà con nông dân rất phấn khởi vì có một vụ mùa bội thu, được giá.

Empty

Với năng suất đạt 6,5 - 7 tấn/ha, nông dân có lãi khoảng 35 triệu đồng/ha. Ảnh: Trọng Linh.

Ông Trần Văn Hồng, nông dân ấp Thạnh Long, xã Châu Hưng A canh tác hơn 1ha diện tích lúa Tài nguyên, loại giống lúa mùa đặc sản ở địa phương, nổi tiếng gạo ngon cơm, được thị trường ưa chuộng. Nhiều năm nay, ông Hồng chọn giống lúa này để canh tác. Bởi lẽ, nó rất dễ làm, cho sản lượng cao, lúa hàng hóa sau khi thu hoạch thường bán với giá cao hơn so với một số giống lúa ngắn ngày khác.

Hiện tại, gia đình ông Hồng đã thu hoạch 100% diện tích lúa của gia đình mình, năng suất ước đạt hơn 5,6 tấn/ha. Sau khi thu hoạch xong, gia đình ông cũng bán lúa tươi cho thương lái với giá 7.500 đồng/kg, ông Hồng thu vào 6 triệu đồng/công. Sau khi trừ đi tất cả các khoản chi phí canh tác, vật tư nông nghiệp, gia đình ông còn lại 35 triệu đồng/ha. Do đó, ông Hồng vui mừng vì có thu nhập trong khá sau tết. 

Theo ông Nguyễn Đẳng, Phó Giám đốc Trung tâm dịch vụ kỹ thuật nông nghiệp huyện Vĩnh Lợi: Trà lúa Tài nguyên của huyện sẽ cho thu hoạch dứt điểm trong tháng này. Năng suất lúa tài nguyên vụ này đạt khá cao là do thời tiết thuận lợi, lúa trổ vào thời điểm thời tiết ngừng mưa, ít lem lép hạt. Bên cạnh đó, nông dân áp dụng đồng bộ, hiệu quả chương trình quản lý dịch hại tổng hợp và khoa học kỹ thuật vào canh tác và lựa cho phương pháp cấy dăm, hạn chế lá ủ, hạt lúa sáng chắc. 

Empty

Vĩnh Lợi là địa phương được thiên nhiên ưu đãi cho vùng đất phù sa, màu mỡ thích nghi với cây lúa Tài Nguyên, một giống lúa mùa đặc sản, nổi tiếng gạo ngon cơm, được thị trường ưa chuộng. Ảnh: Trọng Linh.

Vĩnh Lợi là địa phương được thiên nhiên ưu đãi cho vùng đất phù sa, màu mỡ thích nghi với cây lúa Tài nguyên, một giống lúa mùa đặc sản, nổi tiếng gạo ngon cơm, được thị trường ưa chuộng nên nhiều nông dân vùng này duy trì canh tác. Và vụ mùa năm nay, hầu hết bà con nông dân có một vụ mùa bội thu, giá cao, vui mừng có thu nhập trong dịp đầu năm mới.

Giá lúa cao, nông dân phấn khởi 

Bước vào vụ lúa đông xuân, tỉnh Cà Mau xuống giống gần 36.000 ha, trong đó, huyện Trần Văn Thời tập trung nhiều nhất với gần 29.000 ha. Đến thời điểm này, năng suất lúa bình quân đạt từ 5,5 - 6 tấn/ha, đặc biệt có nhiều diện tích lúa cho năng suất trên 6 tấn/ha.

Ghi nhận của PV tại huyện Trần Văn Thời, ngay từ đầu vụ, mặc dù bị ảnh hưởng mưa lớn kéo dài đầu vụ gây khó khăn trong việc xuống giống, tốn kém nhiều chi phí cho sản xuất… Thế nhưng, từ thời điểm nông dân xuống giống đến lúc thu hoạch, lúa ít bị sâu bệnh nên năng suất lúa đạt khá cao. Không chỉ được mùa, năm nay giá lúa được các thương lái thu mua tại ruộng cũng cao hơn so với cùng kỳ năm trước, trung bình khoảng 1.000 đồng/kg.

z3241518431360_f917f0ec80f68ee648ec8b147eca235f

Nông dân xã Khánh Bình Đông được thương lái mua tận ruộng, sau đó vận chuyển ra ghe. Ảnh: Trọng Linh.

Vụ lúa đông xuân năm nay ông Nguyễn Văn Nhiệm, ở ấp 2B, xã Khánh Bình Đông, sản xuất 1,5 ha giống Lộc trời 28, ông vừa thu hoạch xong, năng suất khoảng  5,6 tấn/ha.

Ông Nhiệm chia sẻ, thấy một số hộ sản xuất giống lúa Lộc trời 28 vừa đạt năng suất khá, vừa có giá nên năm nay tôi chọn giống này để đưa vào sản xuất. Vụ mùa năm nay gặp rất nhiều khó khăn trong việc xuống giống do mưa lớn kéo dài liên tục, cộng với việc mình chưa quen với quá trình canh tác giống lúa mới này, nhưng khi thu hoạch năng suất cũng khá, đặc biệt là giá lúa cao hơn năm ngoái rất nhiều. Hiện tại, giống lúa Lộc trời 28 được thương lái thu mua với giá 7.000 đồng/kg.

Cùng niềm vui, ông Nguyễn Văn Tươi, ấp Minh Hà A, xã Khánh Bình Đông, đánh giá: Vụ lúa đông xuân năm nay bà con ở đây ai cũng mừng, năng suất thì tương đương mấy năm trước, nhưng giá lúa khá cao. Từ trước tới giờ chưa có năm nào giá lúa thường ở mức cao như năm nay, mấy năm trước chỉ ở mức 5.300-5.500 đồng/kg là nông dân mừng rồi, riêng năm nay giá lúa thường ở mức 6.300 - 6.500 đồng/kg.

Theo ông Tươi, vụ mùa năm nay tương đối thuận lợi, bởi ít sâu bệnh gây hại nên nông dân ít tốn kém chi phí. Gia đình tôi sản xuất giống lúa OM5451, vài ngày nữa mới cắt, theo tôi đánh giá, có thể đạt năng suất khoảng 5,6 – 6,3 tấn/ha.

Hiện tại, giống lúa ST24, ST25 và Lộc trời 28 có giá trên 7.000 đồng/kg; còn lại các loại giống lúa khác, như Ðài thơm 8, OM5451, OM18 đều có giá trên 6.300 đồng/kg. Với giá lúa hiện tại, sau khi trừ chi phí, người dân có thể còn lợi nhuận từ 25-30 triệu đồng/ha.

Empty

Cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp, giúp nông dân giairm chi phí và nhân công lao động. Ảnh: Trọng Linh.

Chuỗi liên kết khép kín

Thực tế, tình hình sản xuất cơ bản gặp thuận lợi và Cà Mau đang dần bước vào cao điểm của những tháng mùa khô. Tuy nhiên, thời tiết vẫn còn diễn biến bất thường, một số cơn mưa trái mùa xuất hiện làm nhiều diện tích lúa đông xuân bị ngã, đổ.

Tình trạng mưa trái mùa khiến cho việc thu hoạch lúa của nông dân gặp nhiều khó khăn. Để hạn chế thiệt hại, nông dân phải tranh thủ thu hoạch lúa cả vào ban đêm để đảm bảo năng suất, chất lượng cho hạt lúa khi bán ra thị trường được giá cao.

Theo chia sẻ của nông dân trồng lúa địa phương, khắc phục những khó khăn để vụ mùa năm nay thắng lợi là do đa số nông dân đều đã chuyển đổi sang trồng các giống lúa thơm có năng suất, chất lượng cao. Sự thay đổi này có vai trò của cơ quan chức năng địa phương rất lớn.

Bên cạnh đó, những năm gần đây nhờ áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật về giống: Đưa các giống lúa mới vừa có năng suất cao, chất lượng ngon vừa thích ứng với biến đổi khí hậu vào sản xuất. Cùng với áp dụng đồng bộ các biện pháp kỹ thuật trong canh tác, đưa cơ giới hóa đồng bộ trong sản xuất lúa, đã hình thành nhiều vùng sản xuất lúa hàng hóa chất lượng, quy mô tập trung. Từ đó đã góp phần nâng cao hiệu quả trong sản xuất lúa, nâng cao đời sống cho người nông dân và bảo đảm an ninh lương thực, là cơ sở vững chắc thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh Cà Mau.

Bà Trần Hồng Ửng, Trưởng phòng NN-PTNT huyện U Minh cho biết, đến thời điểm này nông dân địa phương đã thu hoạch ước đạt khoảng 80% diện tích, năng suất bình quân ước đạt khoảng 5,5 tấn/ha. Trong thời gian tới, ngành nông nghiệp sẽ tiếp tục xây dựng kế hoạch tập huấn cho nông dân, đồng thời xây dựng lịch thời vụ phù hợp để hướng dẫn để bà con tiếp tục canh tác lúa hiệu quả hơn nữa trong thời gian tới.

Theo Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và BVTV tỉnh Cà Mau, tổng diện tích gieo trồng lúa năm 2022 của tỉnh là gần 111.000 ha, tăng trên 10% so với cùng kỳ. Trên địa bàn tỉnh có 26 chuỗi liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm lúa gạo gồm: 11 Cty, 18 hợp tác xã/tổ hợp tác với diện tích 6.687 ha, trong đó lúa hữu cơ 802 ha (tiêu chuẩn Việt Nam hơn 300 ha và quốc tế như: NOP, EU và JAS hơn 495 ha..Ngoài ra, lúa an toàn và VietGAP 5.885 ha, sản lượng tiêu thụ khoảng 29.000 tấn.

Theo đánh giá của ngành nông nghiệp, ngày càng có nhiều hợp tác xã đầu tư chuỗi liên kết khép kín từ khâu tổ chức sản xuất vùng nguyên liệu, bao tiêu thu mua lúa, sơ chế, xây dựng nhãn hiệu lúa gạo riêng, như: HTX Minh Tâm với nhãn hiệu “Gạo Toàn Tâm”, HTX Phương Quang với nhãn hiêu “Gạo Phương Quang”, HTX lúa tôm Trí Lực với nhãn hiêu “Gạo Hoàng Yến”, HTX Ðoàn Phát với nhãn hiệu “Gạo Từ Tâm”... Ðây là cơ sở, tạo điều kiện thuận lợi tiến tới xây dựng mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói trong thời gian tới, đưa nông sản Cà Mau gia tăng giá trị sản phẩm, cạnh tranh thị trường. Qua đó giúp đời sống nông dân ngày càng phát triển, góp phần thay đổi diện mạo khu vực nông thôn ngày càng phát triển.

Xem thêm
Báo chí phải phản ánh hào khí và sức vươn lên của dân tộc

Kỷ nguyên mới đặt ra yêu cầu nhiệm vụ mới, cao hơn đối với báo chí cách mạng, đòi hỏi báo chí cũng phải phát triển tương xứng, vươn mình cùng dân tộc, xứng tầm nền báo chí chuyên nghiệp, nhân văn, hiện đại.

Nhận quà khủng, chủ xe VF 6 chốt cọc với mức giá từ 579 triệu đồng

VF 6 đang là mẫu xe đáng mua nhất phân khúc khi chi phí bỏ ra cho chiếc xe chưa đến 600 triệu đồng nhưng giá trị nhận được thì vượt xa con số này.

Đề xuất mức trợ cấp hưu trí xã hội hằng tháng là 500.000 đồng

Bộ LĐ-TB-XH đề xuất kể từ ngày 1/7, mức trợ cấp hưu trí xã hội là 500.000 đồng cho người từ đủ 75 tuổi trở lên không có lương hưu.

Trường Sơn: Hương tóc, hương rừng

Những ngày cuối năm, đồng bào PaKô, Vân Kiều thôn Trăng – Tà Puồng, mang a chói (gùi) sau lưng, lũ lượt vào rừng hái bồ kết đem về phơi khô, bán cho thương lái...