| Hotline: 0983.970.780

ĐBSCL: Phân bón đột ngột tăng giá

Thứ Năm 16/09/2010 , 10:15 (GMT+7)

Từ đầu tháng 9 đến nay, nhiều mặt hàng phân bón ở ĐBSCL đã bất ngờ tăng giá từ 5-10%. Giá phân bón nóng ngay từ đầu vụ đã khiến không ít nông dân lo lắng.

Từ đầu tháng 9 đến nay, nhiều mặt hàng phân bón ở ĐBSCL đã bất ngờ tăng giá từ 5-10%. Giá phân bón nóng ngay từ đầu vụ đã khiến không ít nông dân lo lắng.

Nông dân sững sờ 

Mùa nước nổi năm nay ở ĐBSCL, mực nước rất thấp, do đó nhiều khả năng nông dân sẽ xuống giống vụ lúa ĐX 2010-2011 sớm hơn mọi năm. Hiện giá lúa đang ở mức cao nên nhiều nông dân tranh thủ bán lấy tiền mua phân dự trữ trước để tránh bị tăng giá khi vào vụ. Hơn nữa, khoảng gần 32.000ha lúa TĐ rải rác ở các tỉnh, thành đang vào thời điểm sinh trưởng, rất cần phân bón. Trong khi đó, các DN đầu mối kinh doanh phân bón đang tung tiền trữ hàng cho vụ ĐX. Vì vậy, thị trường phân bón trong khu vực đã sớm sôi động.

Ông Vũ Duy Thành, GĐ Cty TNHH Duy Thành, đơn vị chuyên kinh doanh mặt hàng phân bón, thuốc BVTV lớn nhất tỉnh Kiên Giang cho biết: Giá phân bón tăng mạnh ngay vào thời điểm này là điều khá bất ngờ. Là DN đầu mối nên Cty đang tập trung nhập hàng về để phân phối lại cho các đại lý, giá tăng cao buộc chúng tôi phải tính toán lại kế hoạch. Giờ nhập phân về cũng khó, mà không nhập cũng kẹt. Trong lúc giá đang tăng mà nhập về thì rất dễ thua lỗ. Nhưng nếu không nhập thì không có hàng phân phối cho đại lý, dễ bị mất mối. Trong khi đó, nhiều nơi trong tỉnh mới vừa thu hoạch lúa HT xong, Cty chưa thu hồi nợ được, nguồn tiền còn kẹt ở các đại lý và trong dân. Nếu đi vay ngân hàng thì lãi suất lên đến hơn 14%/năm, một vụ phân kéo dài 6 tháng, tính ra trên 7% thì không thể có lời được.

Theo ông Thành, sở dĩ vụ ĐX năm ngoái các DN mạnh dạn nhập một lượng lớn phân bón về từ trước vụ là do được Chính phủ hỗ trợ 4% lãi suất từ vốn kích cầu. Chứ nhập phân dự trữ là con dao hai lưỡi, không khéo DN gặp rủi ro ngay.

Không ít nông dân cũng tỏ ra bất ngờ trước việc phân bón tăng giá quá đột ngột như hiện nay. Dạo quanh thị trường, chúng tôi chứng kiến cảnh ông Nguyễn Văn Đồng, ở xã Thạnh Đông, Tân Hiệp, Kiên Giang đang do dự trước của hàng bán phân bón một hồi lâu rồi quyết định cầm tiền về. “Nhà dự trữ được hơn 2 tấn lúa HT, thấy giá đã chựng lại, tôi vội bán lấy tiền mua phân để sẵn ở nhà trước cho chắc ăn. Ai ngờ ra đây, được đại lý thông báo mới biết giá phân đã tăng gần 50.000 đồng/bao. Thôi đành ôm tiền về làm chuyện khác, rồi từ từ tính sau” – ông Đông than thở.

"Té nước theo mưa"?

Chiều qua (15/9), ông Đỗ Văn Hùng, TGĐ Cty CP Phân bón Việt Mỹ cho biết: Hiện nay, các NMSX phân bón đang “dòm chừng” theo nhau tăng giá phân bón lên khoảng 5%. Tuy nhiên, với giá tăng 5% như hiện nay thì cũng không thể theo kịp được giá nguyên liệu đang tăng mạnh. Giá phân bón trong nước tăng do ảnh hưởng của giá nguyên liệu NK và giá phân bón trên thị trường thế giới gần đây tăng lên. Hiện nay, giá nguyên liệu nhập vào như DAP giá đã tăng 1.200 đồng/kg, kali 1000 đồng/kg, urê 7.600đồng/kg.
Theo ông Vũ Duy Thành, nguyên nhân khiến giá phân bón tăng nhanh hiện nay một phần là do những nước sản xuất nông nghiệp lớn trong khu vực đã bắt đầu vào vụ nên nhu cầu tăng mạnh. Đồng thời, mới đây Nhà nước cho điều chỉnh tăng tỷ giá USD, khiến giá NK nguyên liệu cũng như phân thành phẩm tăng theo. Tuy nhiên, cũng không loại trừ khả năng một số Cty lợi dụng tình hình này để nâng giá theo kiểu “té nước theo mưa”.

Ông Nguyễn Văn Minh, chủ đại lý bán VTNN cấp 2 ở ấp Hòa Dân, xã Nhị Mỹ, huyện Cao Lãnh, Đồng Tháp cũng cho biết: Tình hình kinh doanh năm nay phấn khởi hơn mọi năm. Thời điểm này đã có nông dân đến đại lý ký gửi tiền mua phân,  sớm hơn cả tháng so với các năm trước. Ông Minh cho biết, ông đã đăng ký nhập gần 1.000 tấn phân để dự trữ cho vụ ĐX, chủ yếu là phân Urê, NPK, DAP.

Trước tình hình này, nhiều Cty sản xuất phân bón có uy tín ở các tỉnh, thành phía Nam đang tích cực đẩy mạnh sản xuất, tập trung cung hàng về ĐBSCL. Ông Nguyễn Văn Sung, GĐ Cty CP Phân bón Sinh hóa Củ Chi (TPHCM) cho biết, vụ ĐX này Cty có kế hoạch sản xuất, cung ứng ra thị trường khoảng 10.000 tấn phân bón, chủ yếu là phân NPK chuyên dùng cho lúa. Điều đáng mừng là phần lớn nguồn nguyên liệu Cty đã nhập về từ trước khi giá thị trường thế giới tăng, vì vậy Cty không bị ảnh hưởng nhiều.

Xem thêm
Nhiều thị trường sẽ 'theo chân' EU về quy định không gây mất rừng

Các thị trường khác như Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ cũng sẽ theo EU bởi đây là xu thế tất yếu trong chuyển đổi xanh, giảm phát thải carbon, hướng đến phát triển bền vững.

Phú Lương lần đầu tổ chức Ngày hội hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau THCS

Sáng 21/4, huyện Phú Lương (Thái Nguyên) tổ chức Ngày hội Tư vấn hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS năm 2024.

Lộc Trời ghi nhận doanh thu đạt 3.849 tỷ đồng trong quý I/2024

Công ty Cổ phần Tập đoàn Lộc Trời vừa công bố hoạt động kinh doanh quý I/2024 với doanh thu đạt 3.849 tỷ đồng, tăng 57% so với cùng kỳ năm 2023.

Những gương mặt 'vàng' trong danh sách trả nợ trái phiếu doanh nghiệp bất động sản

Năm 2024, hơn 90 doanh nghiệp bất động sản có trái phiếu doanh nghiệp đáo hạn với tổng nợ vay gần 100.000 tỷ đồng. Trong đó, nhiều 'ông lớn' có nợ tới hàng nghìn tỷ.