| Hotline: 0983.970.780

ĐBSCL siết chặt hoạt động giết mổ, đảm bảo ATTP

Thứ Ba 29/01/2019 , 15:05 (GMT+7)

Chưa đầy 10 ngày nữa là đến Tết Nguyên đán Kỷ Hợi, những ngày này, nhu cầu sử dụng thực phẩm của người dân ở ĐBSCL đang tăng cao.

Chính vì vậy, ngành chức năng các địa phương đã chỉ đạo các cơ quan chuyên môn tăng cường công tác quản lý, kiểm soát hoạt động vận chuyển, giết mổ gia súc, gia cầm một cách chặt chẽ.

07-53-59_cn_bo_thu_y_tinh_c_mu_dong_du_kiem_dich_len_heo_khi_d_giet_mo
 Cán bộ Thú y tỉnh Cà Mau đóng dấu kiểm dịch lên heo khi đã giết mổ

Ghi nhận tại tỉnh Bến Tre, việc mua bán, vận chuyển, giết mổ gia súc, gia cầm diễn ra khá sôi động, tăng cao hơn so với tháng trước. Hiện trên địa bàn tỉnh này đều có cơ sở giết mổ tập trung, đáp ứng kịp thời nhu cầu sử dụng thực phẩm sạch của người tiêu dùng. Bà Nguyễn Thị Cúc, tiểu thương chuyên kinh doanh thịt trâu, bò sạch – ngụ phường 7, TP Bến Tre, cho biết: “Bình thường, cửa hàng của tôi tiêu thụ mỗi ngày chỉ 1, 2 con trâu, bò. Nhưng những ngày qua, sức mua của người tiêu dùng tăng cao. Vì vậy, tôi phải giết mổ nhiều hơn. Dự kiến từ nay cho đến Tết Nguyên đán lượng tiêu thụ mặt hàng này sẽ tăng mạnh hơn nữa”.

Theo bà Cúc, bà chuyên kinh doanh các mặt hàng thịt, chả được làm từ trâu, bò. Trước khi giết mổ đều được nhân viên cơ quan thú y kiểm tra rất chặt chẽ và đóng dấu kiểm dịch. Trâu, bò giết mổ đều khỏe mạnh, đặc biệt, thực phẩm kinh doanh của bà Cúc đã được chứng nhận đủ điều kiện về VSATTP.

Ông Nguyễn Hữu Thiết, Trưởng phòng NN-PTNT huyện Châu Thành, cho biết: “Sức mua của người tiêu dùng những ngày qua đang tăng cao. Đơn vị cũng đã phối hợp với các trạm kiểm dịch trên địa bàn tăng cường kiểm soát chặt chẽ các hoạt động vận chuyển, giết mổ gia súc, gia cầm tại địa phương. Xử lý nghiêm các trường hợp vận chuyển, giết mổ động vật nhiễm bệnh”.

07-53-59_hien_cc_tinh_dbscl_dng_siet_cht_hot_dong_giet_mo_de_dm_bo_vsttp_trong_dip_tet_nguyen_dn
Hiện các tỉnh ĐBSCL đang siết chặt hoạt động giết mổ để đảm bảo VSATTP trong dịp Tết Nguyên đán

Theo ông Thiết, trên địa bàn huyện có đến 6 lò giết mổ hoạt động, thông qua sự kiểm soát của Trạm thú y. “Tình trạng giết heo bệnh, heo chết hoặc heo không qua kiểm dịch tại địa phương là không có”, ông Thiết nói và cho biết, hiện địa phương có 1 cơ sở giết mổ gia súc theo chuỗi giá trị, từ khâu đầu vào đến khâu đầu ra đều được giám sát chặt chẽ. Đây được xem là mô hình mới, rất hay tại tỉnh Bến Tre. Mô hình này có thể nhân rộng ra toàn tỉnh và các tỉnh lân cận.

Tại tỉnh Cà Mau, toàn tỉnh hiện có 29 cơ sở giết mổ gia súc tập trung, trong đó có 2 lò giết mổ gia cầm, 3 lò giết mổ trâu và 1 lò giết mổ dê. Tất cả các cơ sở đều thực hiện giết mổ trên dây chuyền bán thủ công, chứng nhận đủ điều kiện ATTP.

Ghi nhận tại lò giết mổ gia súc tập trung Vũ Biển, xã Hồ Thị Kỷ, huyện Thới Bình cho thấy, hàng ngày cơ sở này cung cấp cho thị trường từ 30 - 40 con heo với khoảng trên 40 tấn thịt. Đặc biệt, trong những ngày giáp tết, số lượng giết mổ tăng lên gấp 2 - 3 lần so với ngày thường. Hầu hết heo đều được cán bộ thú y kiểm tra nghiêm ngặt, có gắn mã vạch đầu vào và dấu kiểm soát giết mổ đầu ra, 100% là thịt sạch, đảm bảo VSATTP.

Ông Vũ Biển, chủ lò giết mổ gia súc tập trung Vũ Biển, cho biết: “Bình thường, cơ sở tôi giết mổ từ 15 – 20 con heo, nhưng những ngày cận tết nhu cầu tăng cao nên lượng giết mổ cũng vì đó mà tăng lên. Cơ sở của tôi nhập nguồn heo sạch, có nguồn gốc CP và được kiểm tra nghiêm ngặt của cơ quan thú y”.

07-53-59_thuc_phm_sch_luon_l_lu_chon_tot_nht_cu_nguoi_tieu_dung
Thực phẩm sạch luôn là lựa chọn tốt nhất của người tiêu dùng

Năm 2018, Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Cà Mau đã kiểm soát giết mổ trên 193.000 con heo, 946 con trâu và 131.350 con gia cầm. Qua đó, đáp ứng được nhu cầu tiêu thụ thực phẩm trong tỉnh. Để đảm an toàn dịch bệnh cũng như nguồn thực phẩm sạch, ngành thú y tỉnh này đang đẩy mạnh khâu kiểm soát vận chuyển, quản lý chặt hoạt động giết mổ tại các lò giết mổ trên địa bàn. Đồng thời tuyên truyền, vận động người chăn nuôi chấp hành nghiêm các quy định chăn nuôi an toàn, chủ động các biện pháp phòng chống, ngăn chặn có hiệu quả sự phát sinh và lây lan dịch bệnh trong thời điểm cận tết. Bên cạnh đó, Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Cà Mau cũng đã phối hợp với các đơn vị liên quan duy trì hoạt động kiểm soát thực phẩm nhập lậu, không rõ nguồn gốc lưu thông trên thị trường.

Ông Nguyễn Thành Huy, Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Cà Mau, cho biết: “Thời điểm này, mật độ vận chuyển gia súc, gia cầm từ các địa phương khác vào tỉnh Cà Mau tăng cao. Chúng tôi luôn phân công cán bộ trực tại các trạm mấu chốt trên địa bàn tỉnh để kịp thời ngăn chặn, xử lý các hành vi vi phạm. Chính vì vậy, năm nay địa phương đã hạn chế được một số dịch bệnh thường gặp so với các năm trước như heo tai xanh, lở mồm long móng… thường lây lan qua con đường vận chuyển”.

Xem thêm
Hội chợ xúc tiến thương mại khu vực kinh tế tập thể, hợp tác 2024

Hội chợ diễn ra từ 18-22/4 tại phố Trần Nhân Tông và công viên Thống Nhất, Hà Nội với sự tham gia của 120 HTX từ 44 tỉnh thành và 30 doanh nghiệp.

350 lao động Đồng Tháp sang Hàn Quốc làm nông nghiệp thời vụ

Đã có 350 người lao động Đồng Tháp trúng tuyển để xuất cảnh đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc trong tháng 3 và tháng 4/2024.

Bảo hiểm Agribank Phú Thọ chi trả 352 triệu đồng quyền lợi cho khách hàng

Bảo hiểm Agribank Phú Thọ phối hợp với Agribank - Chi nhánh Tuyên Quang chi trả quyền lợi Bảo an tín dụng cho khách hàng tham gia vay vốn không may gặp rủi ro.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm