| Hotline: 0983.970.780

Đề án tái cơ cấu kinh tế: Thiếu trọng tâm

Thứ Sáu 20/04/2012 , 10:06 (GMT+7)

“Mênh mang” là từ mà Chủ tịch QH Nguyễn Sinh Hùng đã dùng để nhận xét về Đề án tái cơ cấu kinh tế mà Chính phủ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội…

Chủ tịch QH Nguyễn Sinh Hùng
“Mênh mang” là từ mà Chủ tịch QH Nguyễn Sinh Hùng đã dùng để nhận xét về Đề án tái cơ cấu kinh tế mà Chính phủ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội…

Năm mục tiêu, bảy giải pháp

Đề án tái cơ cấu kinh tế được xây dựng trên cơ sở đánh giá những thành tựu, yếu kém cơ bản của kinh tế Việt Nam xác định các mục tiêu tổng quát, hệ thống các giải pháp và tổ chức thực hiện, cơ quan soạn thảo nêu rõ quan điểm tái cơ cấu “vừa tuần tự tiệm tiến, vừa tăng tốc đột phá”.

Trong đề án Chính phủ đã nêu 5 mục tiêu giai đoạn 2012-2015 gồm: Nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực xã hội, năng suất lao động và năng lực cạnh tranh, chuyển đổi mô hình tăng trưởng từ chiều rộng sang kết hợp hợp lý giữa chiều rộng và chiều sâu; Duy trì ổn định kinh tế vĩ mô một cách vững chắc với lạm phát thấp; Phát triển cân đối hợp lý giữa các địa phương, vùng miền; Các ngành sử dụng công nghệ cao, có giá trị gia tăng cao từng bước thay thế các ngành công nghệ thấp, thâm dụng lao động và giá trị gia tăng thấp để trở thành những ngành kinh tế chủ lực của nền kinh tế; Hình thành cơ cấu kinh tế hợp lý và năng động hơn, có năng lực cạnh tranh cao hơn và có tiềm năng tăng trưởng lớn hơn.

Thực hiện những mục tiêu trên Chính phủ đề xuất 7 giải pháp ưu tiên: Tái cơ cấu hệ thống các tổ chức tín dụng; Tái cơ cấu đầu tư nhà nước, tập trung khắc phục đầu tư dàn trải, ban hành luật đầu tư công, luật mua sắm công, sửa đổi luật Ngân sách; Tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước hoàn thành cổ phần hóa và thoái vốn ở tất cả các doanh nghiệp mà nhà nước không cần nắm tỷ lệ sở hữu chi phối; Ban hành quy chế công bố thông tin áp dụng đối với các tập đoàn, tổng công ty nhà nước. Các tập đoàn, tổng công ty phải tự xây dựng các đề án tái cơ cấu và thoái vốn ra khỏi các ngành, các hoạt động kinh doanh không thuộc ngành, nghề kinh doanh chính; Ban hành các luật (bổ sung, sửa đổi) các luật tạo thành môi trường pháp lý về kinh doanh theo hướng tháo bỏ rào cản không còn phù hợp với cơ chế thị trường và các nguyên tắc hội nhập kinh tế quốc tế.

Ban hành luật về khuyến khích, ưu đãi đầu tư, phân cấp và phối hợp quản lý đầu tư, trước hết là Luật Đầu tư, các quy định có liên quan của các luật về thuế nhằm huy động nhiều hơn vốn đầu tư của tư nhân, đồng thời, hỗ trợ phát triển các ngành, sản phẩm ưu tiên; Xây dựng và tăng cường thể chế, năng lực phối hợp phát triển kinh tế vùng, trước mắt là tăng cường thẩm quyền và năng lực các ban chỉ đạo phát triển vùng và cơ chế phối hợp phát triển kinh tế giữa các địa phương trong vùng; đồng thời, rà soát lại, bổ sung sửa đổi các quy hoạch có liên quan đảm bảo kết hợp tái cơ cấu vùng kinh tế với cơ cấu lại các ngành sản xuất và dịch vụ, nhất là các ngành, sản phẩm ưu tiên phát triển. Giải pháp cuối cùng, xây dựng và triển khai thực hiện các chương trình quốc gia hỗ trợ phát triển một số sản phẩm ưu tiên phát triển bao gồm: đóng tàu, điện tử, chế biến lương thực, thực phẩm, máy móc phục vụ nông nghiệp, gạo, cà phê, chè… cũng như các chương trình nâng cao chất lượng doanh nghiệp dân doanh.

Không sát với thực tế

Đánh giá đề án tái cơ cấu kinh tế của Chính phủ, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Quốc hội Nguyễn Văn Giàu cho rằng đề án chưa nêu bật các điểm đặc trưng của sự cần thiết phải tái cơ cấu tổng thể nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng. Bản đề án cũng không đề cập đến chi phí để tái cơ cấu nền kinh tế mà việc tính toán chi phí để thực hiện tái cơ cấu nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng là hết sức cần thiết, nhất là trong điều kiện của Việt Nam nguồn lực bị hạn chế, cả về tài chính và nhân lực, sẽ góp phần xác định những nội dung cần ưu tiên thực hiện, tránh dàn trải, lãng phí.

Hầu hết các thành viên UBTVQH đều nhận thấy nội dung đề án còn quá chung chung, chưa đề cập thẳng vào những vấn đề cốt lõi của nền kinh tế. Góp ý đề án tái cơ cấu kinh tế của Chính phủ, Chủ tịch QH Nguyễn Sinh Hùng lưu ý đề án tổng thể trình ra Quốc hội phải có đủ các đề án thành phần đi theo và xác định tổng nguồn lực chứ không thể đưa ra một cách "mênh mang" được.
Cũng theo Ủy ban Kinh tế Quốc hội, xét về tính cấp thiết cả trong ngắn hạn và dài hạn, cần ưu tiên thực hiện nhóm giải pháp liên quan đến ổn định kinh tế vĩ mô và phát triển thị trường tài chính trước tiên. Việc phối hợp chặt chẽ và hiệu quả chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa cũng như các chính sách khác như thương mại, đầu tư là giải pháp hết sức quan trọng, là nguyên tắc trong điều hành kinh tế vĩ mô để đạt được ổn định kinh tế vĩ mô và các cân đối lớn của nền kinh tế, không phải là giải pháp bổ trợ khác. Ủy ban Kinh tế Quốc hội cũng đề nghị đề án cần cập trung làm rõ việc tái cấu trúc thị trường vốn để phục vụ đầu tư phát triển trong điều kiện đầu tư công giảm.

Việc tạo điều kiện cho thị trường chứng khoán phát triển bền vững là một kênh huy động vốn đầu tư rất phù hợp với yêu cầu phát triển bền vững, vừa giảm áp lực đối với hệ thống tổ chức tín dụng trong việc đáp ứng vốn đầu tư của xã hội, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, thực hiện IPO các tập đoàn, tổng công ty đã cổ phần hóa để thực hiện thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp theo đề án tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước. Mặt khác khi doanh nghiệp đã tham gia thị trường chứng khoán thì tạo thêm một kênh giám sát của xã hội, của nhà đầu tư đối với tài chính doanh nghiệp, làm hạn chế phát sinh tiêu cực.

Đồng tình với giải pháp tái cơ cấu thị trường tài chính, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách Phùng Quốc Hiển đưa ý kiến: “Phải khắc phục căn bệnh thừa tiền trong tái cơ cấu thị trường tài chính. Thừa tiền gây ra lạm phát, doanh nghiệp thừa tiền hoạt động kém hiệu quả, gia đình thừa tiền thì cũng tiêu dùng kém hiệu quả...". Để khắc phục thì Chính phủ phải sử dụng chính sách tiền tệ và thuế.

Xem thêm
Thái Nguyên thông qua nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã 2023-2025

Đây là 1 trong 10 nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội được thông qua tại Kỳ họp thứ 18 của HĐND tỉnh Thái Nguyên khóa XIV, nhiệm kỳ 2021-2026.

Syngenta tập huấn kỹ thuật, sử dụng drone an toàn, hiệu quả tại ĐBSCL

Vĩnh Long Ngày 26/4, tại Vĩnh Long, Công ty TNHH Syngenta Việt Nam tổ chức tập huấn cho 230 người điều khiển máy bay phun thuốc BVTV, cách sử dụng an toàn và hiệu quả tại ĐBSCL.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Kỷ lục 120 món ăn chế biến từ sâm dây tại núi rừng Ngọc Linh

Tại núi rừng Ngọc Linh (huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum) đã chứng kiến các đầu bếp chế biến 120 món ăn từ sâm dây và được xác lập kỷ lục Việt Nam.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm