| Hotline: 0983.970.780

Kỷ niệm 75 năm ngày Phòng chống thiên tai Việt Nam

Đê biển, kè chắn sóng - lá chắn phòng chống thiên tai ở Kiên Giang

Thứ Bảy 08/05/2021 , 09:04 (GMT+7)

Tỉnh Kiên Giang đã có nhiều giải pháp bảo vệ tuyến đê biển nhằm góp phần phòng chống thiên tai, bảo vệ sản xuất và đời sống dân sinh.

Khẩn cấp bảo vệ đê biển

Kiên Giang có tuyến đê biển dài hơn 200km, từ Mũi Nai (TP Hà Tiên) đến Tiểu Dừa (huyện An Minh, giáp tỉnh Cà Mau). Tuyến đê biển này cùng với hệ thống rừng phòng hộ ven biển tạo thành là chắn bảo vệ sóng biển, nước biển xâm nhập vào đất liền, nhất là khi có mưa, bão. Cùng với đó, trên tuyến đê biển còn có hàng trăm cống, công trình thủy lợi điều tiết mặn, ngọt phục vụ phát triển sản xuất theo các mô hình ngọt, lợ, mặn - ngọt luân phiên.

Lực lượng chức năng tỉnh Kiên Giang khôi phục lại đoạn đê biển bị sóng đánh vỡ trong mùa mưa bão năm 2020. Ảnh: Trung Chánh.

Lực lượng chức năng tỉnh Kiên Giang khôi phục lại đoạn đê biển bị sóng đánh vỡ trong mùa mưa bão năm 2020. Ảnh: Trung Chánh.

Trong những năm gần đây, do tác động của biến đổi khí hậu, nước biển dâng, sóng to gió lớn đã sạt lở nghiệm trọng, thậm chí vỡ đê. Trong mùa mưa bão năm 2020, một số cơn bão đã làm vỡ, đứt nhiều đoạn đê tại huyện An Minh, nước biển tràn vào gây ảnh hưởng đến sản xuất, đe dọa an toàn tính mạng người dân. Trong đó, đoạn sạt lở nghiêm trọng nhất là Vàm Tiểu Dừa, thuộc xã Vân Khánh Tây.

Theo lãnh đạo UBND xã Vân Khánh Tây, toàn bộ tuyến đê quốc phòng, chạy dài từ Kim Quy đến Tiểu Dừa, có chiều dài khoảng 4,3km, sóng biển đã gây ra hàng chục điểm sạt lở nghiêm trọng, có đoạn đê bị đứt vỡ hoàn toàn. Điều đáng lo ngại là có nhiều hộ dân sống trong khu vực nguy hiểm, buộc phải di dời đến nơi an toàn.

Để bảo vệ sản xuất và đời sống dân sinh, lãnh đạo xã Vân Khánh Tây kiến nghị UBND tỉnh Kiên Giang và huyện An Minh xem xét cân đối nguồn kinh phí kè đá đối với các điểm sạt lở mới phát sinh có nguy cơ vỡ thuộc phía bờ Tây đê quốc phòng. Đồng thời, gia cố nạo nét, đắp đất nâng cao mặt đê phía bờ Đông đảm bảo nước không tràn qua đê.

Ông Nguyễn Văn Dũng, Giám đốc Sở NN-PTNT Kiên Giang cho biết, trong hơn 200km đê biển của tỉnh Kiên Giang, hiện đang có khoảng 80km bờ biển bị sạt lở, có nhiều đoạn sạt lở rất nghiêm trọng. Trong đó, có nhiều đoạn sạt lở nguy hiểm, ăn sâu vào đất liền, đe dọa đời sống người dân và làm mất đất sản xuất.

Thời gian qua, một số vị trí bị sạt lở nghiêm trọng đã được UBND tỉnh Kiên Giang quyết định công bố tình huống khẩn cấp, khẩn trương khắc phục, đó là khu vực Mũi Rãnh (huyện An Biên), Xẻo Nhàu và vàm Kim Quy đến Tiểu Dừa (huyện An Minh).

Làm kè gây bồi tạo bãi, trồng rừng phòng hộ ven biển là giải pháp  hữu hiệu nhất để bảo vệ tuyền đê biển trong bối cảnh biến đổi khí hậu hiện nay. Ảnh: Trung Chánh.

Làm kè gây bồi tạo bãi, trồng rừng phòng hộ ven biển là giải pháp  hữu hiệu nhất để bảo vệ tuyền đê biển trong bối cảnh biến đổi khí hậu hiện nay. Ảnh: Trung Chánh.

Làm kè chắn sóng

Kết quả quan trắc của ngành chức năng tỉnh Kiên Giang cho thấy, trong khoảng 10 năm trở lại đây, các bãi bồi ven biển không ổn định và thay đổi theo từng năm. Hiện tượng bồi, lở bờ biển diễn ra theo mùa, theo điều kiện thời tiết, cũng như dòng chảy các kênh thoát lũ ra biển Tây. Mặc dù có những đoạn được bồi đắp nhưng vẫn không đáng kể, tình hình sạt lở vẫn nhiều hơn là bồi tụ, ăn sâu vào chân đê biển.

Giải pháp hữu hiệu nhất hiện nay để bảo vệ đê biển là làm kè chắn sóng, gây bồi tạo bãi, trồng và khôi phục lại rừng phòng bộ ở những nơi bị sạt lở nghiêm trọng. Trong tình huống cấp bách, để xử lý các đoạn đê bị sạt lở, bị sóng đánh vỡ thì sẽ tiến hành đổ đá hộc, giải pháp này có thể làm ngay không bị cản trở bởi thời tiết, những đoạn bị xói lở xử lý bằng rọ đá.

Theo Sở NN-PTNT Kiên Giang, hiện tỉnh đang triển khai 3 tiểu dự án đầu tư làm kè chắn sóng từ nguồn vốn Trung ương và Ngân hàng Thế giới (WB), chủ yếu thuộc địa bàn huyện An Minh và An Biên.

Kè gây bổi tạo bãi, trồng rừng chống sạt lở đê biển tại khu vực Mũi Rãnh, huyện An Biên. Ảnh: Trung Chánh.

Kè gây bổi tạo bãi, trồng rừng chống sạt lở đê biển tại khu vực Mũi Rãnh, huyện An Biên. Ảnh: Trung Chánh.

Tiểu dự án thứ 1, làm kè chắn sóng, gây bồi tạo bãi đoạn Tiểu Dừa - Chủ Vàng, dài 10km, thuộc dự án WB 9, triển khai vào đầu năm 2021. Tiểu dự án thứ 2, đoạn Kênh 9 rưỡi (Xẻo Nhàu) đến xã Đông Hưng A, chiều dài 23km. Tiểu dự án thứ 3 đoạn từ Xẻo Nhàu trở ngược về phía huyện An Biên, dài 4km. 

Hiện nay, trong 80km đê biển đang bị sạt lở nghiệm trọng tại tỉnh Kiên Giang, đã có một số khu vực được thực hiện kè bằng cọc bê tông hai hàng, thả đá hộc ở giữa để phá sóng, tạo bãi bồi phát triển rừng, với tổng chiều dài là 30km đê kè. Giải pháp này đã phát huy hiệu quả rõ rệt, nhiều đoạn đê bị sạt lở nay đã tạo thành bài bồi, trồng cây phát triển thành rừng.

Tỉnh Kiên Giang đang kiến nghị Bộ NN-PTNT đề xuất Chính phủ xem xét hỗ trợ nguồn vốn để triển khai 50km kè bờ biển còn lại để bảo vệ đê, tạo bãi để phát triển rừng phòng hộ, với kinh phí khoảng 900 tỷ đồng.

Trong chuyến khảo sát tuyết đê biển tại Kiên Giang mới đây, Thứ trưởng Thường trực Bộ NN-PTNT Hà Công Tuấn đã chỉ đạo tỉnh Kiên Giang cần tập trung khôi phục, phục hồi rừng phòng hộ ven biển để bảo vệ đê. Những đoạn bị sạt lở nghiêm trọng thì phải đầu tư làm kè, gây bồi tạo bãi để trồng rừng ngập mặn ven biển, bảo vệ hiệu quả tuyến đê biển.

Xem thêm
Các nhà báo đã chung tay lan tỏa 'câu chuyện Việt Nam'

Gặp gỡ báo giới đầu năm, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn cho rằng các nhà báo đã cùng nhau kể 'câu chuyện Việt Nam', đẹp và đáng tự hào.

Nhận quà khủng, chủ xe VF 6 chốt cọc với mức giá từ 579 triệu đồng

VF 6 đang là mẫu xe đáng mua nhất phân khúc khi chi phí bỏ ra cho chiếc xe chưa đến 600 triệu đồng nhưng giá trị nhận được thì vượt xa con số này.

Ông Hồ Văn Hà làm Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai

Đồng Nai Hội đồng nhân dân tỉnh Đồng Nai khóa X vừa tổ chức kỳ họp thứ 24 và bầu thêm một Phó Chủ tịch UBND tỉnh nhằm kiện toàn công tác nhân sự.

Ba người đàn ông ở thung lũng trong mơ

Tròn mười năm tôi mới trở lại thung lũng trong mơ ấy, nếu không có Tạ Xuân Anh - cán bộ Chi cục Chăn nuôi Thú y tỉnh Ninh Bình dẫn vào thì đã lạc đường.