| Hotline: 0983.970.780

Dè chừng tôm khô, cá khô tẩm hóa chất

Thứ Năm 08/02/2018 , 13:20 (GMT+7)

Hàng khô thủy sản (tôm, cá) thường được người tiêu dùng dự trữ để sử dụng trong ba ngày tết do vắng chợ, trong đó không ít loại giá rẻ, bình dân đều chống mốc và kiến do được tẩm hóa chất và phẩm màu.

14-49-20_1
Tôm khô trên thị trường hầu hết không rõ nguồn gốc, xuất xứ có rất nhiều giá khác nhau, chênh lệch lên đến 500 ngàn đồng/kg

Tôm khô là mặt hàng đang bán chạy nhất trong những ngày cận tết nhưng trên thị trường có rất nhiều giá nhưng không rõ nguồn gốc do hầu hết đều chứa trong bao xá (bao bì không ghi xuất xứ hàng hóa),  loại 1 bình quân là 1.000.000 đồng/kg được người bán quảng cáo là tôm đất, tôm bạc sống ở biển tự nhiên hoàn toàn không tẩm hóa chất và phẩm màu. Sau đó, loại 2, 3 có giá từ 500 ngàn trở xuống và thấp nhất là 250-300 ngàn/kg, tức chênh lệch lên đến trên 500 ngàn đồng/kg, mà người bán gọi đó là tôm khô “nát” có tẩm phẩm màu.

Ngoài tôm khô, gần đây xuất hiện loại khô cá dứa bán khá chạy cũng có 2-3 giá khác nhau, được người bán chào mời hết sức đon đả. Khô cá dứa loại xịn (sống ở biển tự nhiên) giá từ 500.000 đồng/kg trở lên, nhưng loại thường (không rõ nguồn gốc) có giá tầm khoảng 100.000 đồng.

Bà Liên, tiểu thương chuyên bán khô ở chợ Thủ Đức, TP. HCM giới thiệu khô cá dứa ở sạp của bà có thịt trắng, ướp nhạt, đặc biệt ít mỡ nên ăn rất ngon.

“Hiện nay khô cá tra không còn hấp dẫn người dùng, trong khi mặt hàng này khá nhiều nên để bán được hàng, một vài người dù đang bán khô cá tra (khoảng 80-90 ngàn đồng/kg) nhưng kêu thành khô cá dứa để bán giá cao hơn, từ 100 ngàn đồng trở lên.

Bà Lê Thị Thương, một tiểu thương chuyên bỏ mối hàng khô ở cảng Vàm Láng, huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang tiết lộ, trước đây nếu muốn làm khô, người ta thường ướp với muối, đường, bột ngọt chừng vài ngày cho thấm; sau đó vớt ra ướp trong thùng nước đá cả ngày để khi phơi thì cá, tôm nhìn trong vắt.

“Tuy nhiên, sau này không ai làm như vậy vì vừa tốn công mà bảo quản cũng không được lâu. Theo đó, thông thường con cá, tôm khi bắt dưới biển lên phải chờ cả tuần mới về đất liền. Vì vậy khi ghe cập bến, cá còn tươi sẽ được phân loại xẻ thịt ngay tại bãi biển. Sau đó, tùy từng đối tượng mà cá sẽ được rửa bằng thuốc tẩy giun (dùng trong thú y - PV) để khi cá khô ruồi không bâu (bu) vào; còn tôm trong khi luộc cũng sẽ được pha phẩm màu đỏ trước khi đem phơi khô để sau này tôm có màu đẹp và giữ được lâu, bởi tất cả khô chỉ được sấy trong lò hoặc phơi ngoài bãi cát chừng 2 nắng”, bà Thương chia sẻ.

14-49-20_2
Một hộ sản xuất tôm khô phơi tôm có tẩm phẩm màu ở xã Vàng Láng, huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang

TS Phan Thế Đồng, Phó Chủ tịch Hội Dinh dưỡng TP.HCM, cho biết màu sử dụng trong chế biến thực phẩm nhằm cải thiện màu sắc và tăng tính hấp dẫn. Tuy nhiên, màu chỉ là chất tăng tính cảm quan và hoàn toàn không có giá trị dinh dưỡng, trong khi màu tự nhiên không được ưa chuộng trong chế biến thực phẩm vì khó tan trong nước và không bền, dễ bị phai hoặc biến màu.

Theo TS Đồng, hiện nay màu sử dụng trong chế biến thực phẩm gồm hai nhóm chính: Màu tự nhiên và màu tổng hợp (còn gọi là phẩm màu). Màu tự nhiên được trích xuất từ các bộ phận của lá, hoa, củ, hạt… hoặc từ côn trùng và không độc hại. Màu tổng hợp là các hợp chất được tạo thành thông qua phản ứng hóa học. Màu tổng hợp đẹp, bền, giá rẻ nên được ưa chuộng trong chế biến thực phẩm. Thế nhưng, màu tổng hợp chỉ an toàn khi sử dụng trong giới hạn cho phép.

Cũng theo TS Đồng, thực tế cho thấy không ít màu tổng hợp kinh doanh trên địa bàn TP.HCM không có xuất xứ rõ ràng. Bên cạnh đó, vẫn còn cơ sở sử dụng màu công nghiệp để chế biến thực phẩm, ảnh hưởng nghiêm trọng sức khỏe người tiêu dùng”.

Hội thảo khoa học “Phẩm màu trong thực phẩm” do Trung tâm Truyền thông giáo dục sức khỏe TP.HCM tổ chức vừa qua, BS Huỳnh Văn Tú, khoa Dinh dưỡng - Vệ sinh ATTP - Viện Y tế công cộng TP.HCM (Bộ Y tế), cho rằng sử dụng tùy tiện màu tổng hợp trong chế biến thực phẩm có nguy cơ sinh ung thư, độc tính thần kinh. Có thể gây phản ứng dị ứng quá mức và là khởi phát chứng hiếu động thái quá và thay đổi hành vi ở trẻ em.

 

Xem thêm
Ngành điều hoàn thành kế hoạch xuất khẩu năm 2024 chỉ trong 10 tháng

Với đà tăng trưởng hiện tại, ngành điều Việt Nam kỳ vọng sẽ tiếp tục tạo nên kỷ lục mới trong tháng cuối năm 2024.

1.900 người tham gia Ngày hội việc làm huyện Đại Từ năm 2024

Thái Nguyên Sáng 28/11, huyện Đại Từ tổ chức Ngày hội việc làm kết nối cung cầu lao động, Tư vấn hướng nghiệp năm 2024.

Dừa hữu cơ Cocohihi - Tinh hoa xứ dừa Bến Tre vươn xa thế giới

Bến Tre không chỉ là xứ sở của dừa mà còn là nơi khởi nguồn của những sản phẩm hữu cơ, như dừa tươi Cocohihi, góp phần đưa nông sản Việt vươn ra thế giới.