| Hotline: 0983.970.780

Để dân vùng DA mỏ sắt Thạch Khê khổ sở đến bao giờ nữa?

Thứ Năm 08/04/2021 , 22:23 (GMT+7)

Phải chăng sự kêu gào của Hà Tĩnh và những thống khổ, khát vọng của dân chúng chưa thấu trời xanh?

Sống ‘treo’ bên mỏ sắt Thạch Khê

Hơn một thập kỷ trôi qua, Trung ương, tỉnh Hà Tĩnh vẫn chưa thể đưa ra phương án giải quyết dứt điểm tồn đọng tại mỏ sắt lớn nhất Đông Nam Á. Ảnh: Gia Hưng.

Hơn một thập kỷ trôi qua, Trung ương, tỉnh Hà Tĩnh vẫn chưa thể đưa ra phương án giải quyết dứt điểm tồn đọng tại mỏ sắt lớn nhất Đông Nam Á. Ảnh: Gia Hưng.

Trong khi cái mỏ sắt được ví lớn nhất Đông Nam Á ấy chìm nghỉm hơn một thập kỷ qua với bao khốn đốn cho người dân thì những hệ lụy và tệ nạn khác cứ thế lộ thiên lên ngôi.

Dự án đầu tư khai thác và tuyển quặng mỏ sắt Thạch Khê do Công ty cổ phần Sắt Thạch Khê (TIC) làm chủ đầu tư, được triển khai từ năm 2008; tổng vốn đầu tư khoảng 14.500 tỷ đồng.

Dự án nằm trên địa bàn 5 xã ven biển của huyện Thạch Hà (Hà Tĩnh), gồm: Thạch Khê, Đỉnh Bàn, Thạch Hải, Thạch Trị và Thạch Lạc, cách thành phố Hà Tĩnh 8 km; tổng diện tích đất sử dụng của dự án là 4.821 ha.

Mỏ sắt Thạch Khê được các chuyên gia phát hiện từ năm 1960, với trữ lượng khoảng 544 triệu tấn, được đánh giá là "con voi" lớn nhất Đông Nam Á.

Theo tính toán ban đầu, dự án ảnh hưởng đến cuộc sống của hơn 5.000 hộ dân, di dời gần 4.000 hộ. Tuy nhiên, sau hơn một thập kỷ triển khai, đế nay chỉ mới di dời được 113 hộ dân và giải phóng mặt bằng hơn 830 ha diện tích.

Dự án “đắp chiếu” nhiều năm nay đã ảnh hưởng nặng nề đến môi trường, đời sống của người dân trong vùng dự án.

Ông Nguyễn Văn Sáu, Phó Chủ tịch UBND huyện Thạch Hà bày tỏ thất vọng: “Thực tế, nhiều năm qua việc tách hộ để cấp đất ở cho những hộ dân nằm trong vùng quy hoạch không thực hiện được, dẫn đến nhiều thế hệ cùng sinh sống trong một gia đình, cuộc sống đảo lộn. Riêng xã Thạch Hải 200 gia đình chưa được tách hộ để cấp đất.

Không những vậy, việc thu hồi diện tích đất lớn khiến bà con thiếu đất sản xuất, mạch nước ngầm ô nhiễm nghiêm trọng, bão cát, sụt lún luôn rình rập. Trong các cuộc họp, người dân đã kiến nghị giải quyết rất nhiều lần nhưng đến nay chưa ngã ngũ”.

Nhiều gia đình 'tam, tứ đại đồng đường' phải sống trong những ngôi nhà xập xệ, không thể tách hộ để xin cấp đất do vướng quy hoạch dự án. Ảnh: Gia Hưng.

Nhiều gia đình "tam, tứ đại đồng đường" phải sống trong những ngôi nhà xập xệ, không thể tách hộ để xin cấp đất do vướng quy hoạch dự án. Ảnh: Gia Hưng.

Mới đây tỉnh Hà Tĩnh tiếp tục đề xuất Trung ương xem xét chấm dứt dự án khai thác mỏ sắt Thạch Khê trước tháng 5/2021.

Sau đề xuất của Hà Tĩnh, PV Nông nghiệp Việt Nam trở lại hiện trường ghi nhận ý kiến của người dân trong vùng dự án. Kết quả, 100% số hộ được khảo sát đều đồng nhất mong muốn “khai tử” mỏ sắt Thạch Khê càng sớm càng tốt.

Người dân xã Đỉnh Bàn cho biết, toàn xã có hơn 20 hộ thuộc đối tượng di dời đến khu vực tái định cư (TĐC) mỏ sắt. Hiện các hộ dân đã nhận tiền bồi thường, tuy nhiên nhiều hộ đang sống dở chết dở theo kiểu “đi không nỡ, ở không xong” vì khu TĐC đang nằm “trên giấy”, còn khu vực nhà ở cũ nằm ngay sát bãi thải, nguồn nước ô nhiễm nghiêm trọng.

“Nơi chúng tôi sống chỉ cách thành phố Hà Tĩnh chừng 10km mà như vùng sâu vùng xa. Gia đình tôi thuộc diện di dời đến khu TĐC nhưng do ngoài đó không có việc làm, không có ruộng đất nên từ 2015, tôi lui về mảnh đất cũ để chăn nuôi con gà, trồng rau kiếm sống”, ông Nguyễn Văn Chiến, trú thôn 1, xã Đỉnh Bàn ngán ngẩm nói.

Đồng cảnh ngộ, gia đình ông Bùi Quang Mại, 60 tuổi có đến 3 thế hệ ở trong nhà. Năm 2014 ông nhận hơn 500 triệu đồng tiền bồi thường, đến nay số tiền trên cũng đã vơi cạn. Khi nghe tin chính quyền đề nghị Trung ương dừng dự án khai thác mỏ sắt Thạch Khê, ông Mại nói: “Chúng tôi đồng tình dừng dự án, bởi nếu tiếp tục triển khai thì mạch nước ngầm của huyện Thạch Hà và TP Hà Tĩnh sẽ bị tụt trên diện rộng, gây sa mạc hóa. Chúng tôi không muốn đánh đổi sự sống bởi những kế hoạch hảo huyền”.

Bà Nguyễn Thị Triển, xóm 1 xã Đỉnh Bàn ngán ngẩm khi nhắc đến mỏ sắt Thạch Khê. Ảnh: Gia Hưng.

Bà Nguyễn Thị Triển, xóm 1 xã Đỉnh Bàn ngán ngẩm khi nhắc đến mỏ sắt Thạch Khê. Ảnh: Gia Hưng.

Không chỉ xã Đỉnh Bàn, hơn 1.400 hộ dân của xã Thạch Khê và Thạch Lạc, huyện Thạch Hà cũng đang phải chịu cảnh tương tự.

Ông Phan Quốc Mậu, Chủ tịch UBND xã Thạch Khê một lần nữa bày tỏ mong muốn “khai tử” dự án mỏ sắt Thạch Khê.

Theo ông Mậu, việc dừng khai thác mỏ trong những năm qua không chỉ phá vỡ quy hoạch xây dựng hạ tầng nông thôn mới, sản xuất nông nghiệp của người dân mà còn gây ngập lụt cho bà con khi mưa bão đến. Nguyên nhân do bờ bao các hố sâu, vũng nước lớn của diện tích bóc đất tầng phủ bị vỡ.

Quyết ‘khai tử’ dự án

Theo báo cáo của TIC, giai đoạn 2008 - 2011, doanh nghiệp đã bóc đất tầng phủ được khoảng 12,7 triệu m3; độ sâu -34 m so với mực nước biển; thu hồi 3.000 tấn quặng.

Dự án sau đó gặp vướng mắc về huy động và góp vốn dẫn đến hàng loạt hệ lụy, như: Chậm tiến độ giải phóng mặt bằng, thiếu tiền thanh toán cho nhà thầu tư vấn lập thiết kế kỹ thuật và xây dựng khu TĐC.

Đến tháng 11/2011, Chính phủ phải cho tạm dừng dự án để thẩm định lại thiết kế kỹ thuật và tái cơ cấu cổ đông.

Chính quyền và người dân Hà Tĩnh cho rằng, việc tiếp tục khai thác mỏ sắt Thạch Khê sẽ dẫn đến ô nhiễm môi trường, tụt nước ngầm, nguy cơ sa mạc hóa diện rộng ở huyện Thạch Hà và TP Hà Tĩnh. Ảnh: Gia Hưng.

Chính quyền và người dân Hà Tĩnh cho rằng, việc tiếp tục khai thác mỏ sắt Thạch Khê sẽ dẫn đến ô nhiễm môi trường, tụt nước ngầm, nguy cơ sa mạc hóa diện rộng ở huyện Thạch Hà và TP Hà Tĩnh. Ảnh: Gia Hưng.

Kể từ đó đến nay, tỉnh Hà Tĩnh ban hành hàng loạt thông báo, báo cáo, kết luận kiến nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Ban Bí thư Trung ương Đảng, Thủ tướng Chính phủ, Ủy ban kinh tế Quốc hội, Bộ KH&ĐT về việc, đề nghị dừng khai thác dự án mỏ sắt Thạch Khê.

Hà Tĩnh cho rằng công nghệ, kỹ thuật khai thác chưa phù hợp với đặc thù địa chất mỏ, tiềm ẩn nhiều nguy cơ tác động đến môi trường; phương thức vận chuyển quặng khó khả thi, hiệu quả thấp, ảnh hưởng đến hệ thống giao thông trong khi thị trường sắt chưa chắc chắn.

Ngoài ra, dự án sẽ gây suy giảm, thậm chí cạn nguồn nước ngầm, gây sạt lở đất, ảnh hưởng đời sống người dân trên diện rộng.

Ông Trần Việt Hà, Giám đốc Sở KH&ĐT Hà Tĩnh cho biết, trong văn bản góp ý dự thảo phương án xử lý tổ hợp dự án khai thác, tuyển quặng mỏ sắt Thạch Khê mới đây nhất trình Bộ KH&ĐT, tỉnh Hà Tĩnh đề nghị Bộ báo cáo, đề xuất với cấp có thẩm quyền xem xét chấm dứt dự án trước tháng 5/2021.

“Căn cứ Thông báo kết luận của Bộ Chính trị yêu cầu việc khai thác mỏ sắt Thạch Khê, Ban Thường vụ Tỉnh ủy, UBND tỉnh Hà Tĩnh hết sức thận trọng, khách quan, cân nhắc kỹ lưỡng, toàn diện và nhất quán quan điểm chấm dứt dự án khai thác và tuyển quặng mỏ sắt Thạch Khê”, văn bản nêu.

Theo tỉnh Hà Tĩnh, khu vực nằm trong dự án mỏ sắt Thạch Khê có điều kiện chuyển đổi sang làm du lịch vì có vùng biển đẹp, quỹ đất lớn. Ảnh: Gia Hưng.

Theo tỉnh Hà Tĩnh, khu vực nằm trong dự án mỏ sắt Thạch Khê có điều kiện chuyển đổi sang làm du lịch vì có vùng biển đẹp, quỹ đất lớn. Ảnh: Gia Hưng.

Ông Hà cho rằng, khu vực nằm trong dự án mỏ sắt Thạch Khê có điều kiện chuyển đổi sang làm du lịch vì có vùng biển đẹp, quỹ đất lớn.

“Mỏ sắt tạm dừng khai thác nhiều năm để lại nhiều hệ lụy, các dự án bị treo, cuộc sống người dân gặp khó khăn. Khi chấm dứt, chắc chắn thu hút rất nhiều đơn vị vào đầu tư ngành công nghiệp không khói thay thế cho công nghiệp khai khoáng”, ông Trần Việt Hà nói thêm.

Tỉnh Hà Tĩnh nhất quán quan điểm đề nghị Trung ương đóng mỏ ít nhất đến năm 2070, tuy nhiên, ông Đỗ Đình Thừa, quyền Tổng giám đốc TIC cho rằng, nếu dừng triển khai cần phải có sự bồi thường thỏa đáng bởi chủ đầu tư không sai.

TIC vẫn kiến nghị tiếp tục khai thác mỏ sắt Thạch Khê, bởi hiện hai cổ đông lớn sẵn sàng góp vốn. Đơn vị đầu tư đã thuê đơn vị độc lập nước ngoài đánh giá môi trường dự án, kết quả khả quan.

Theo ông Thừa, từ tháng 3/2011, TIC cùng các cổ đông đã bỏ vào dự án khoảng 1.800 tỷ đồng. Từ năm 2008 - 2011, giá thép là 50 USD/tấn; qua 10 năm tạm dừng khai thác mỏ, hiện tại giá lên hơn 150 USD/tấn, trong khi đó nhu cầu dùng thép, quặng ở trong nước hiện rất lớn. Vì thế tiếp tục triển khai thác mỏ lúc này là hợp lý.

Xem thêm
Guinea muốn học hỏi kinh nghiệm của nông nghiệp Việt Nam

Việt Nam đang nỗ lực thúc đẩy hợp tác Nam - Nam và Việt Nam - Nam Phi - Guinea, thể hiện là thành viên có trách nhiệm về an ninh lương thực, nhất là với châu Phi.

Chuyện chuyển dịch cơ cấu cây trồng ở vựa rau Minh Tân

Ông Đinh Văn Thủy, Chủ tịch UBND xã Minh Tân, huyện Phú Xuyên, TP Hà Nội thông tin, địa phương có 587 ha đất nông nghiệp trong đó có 160 ha rau.

Vì sao đây là thời điểm tốt nhất để mua VinFast VF 7?

Loạt chính sách mới được công bố dành cho khách hàng mua VinFast VF 7 đang khiến nhiều người có ý định chốt cọc VF 7 hồ hởi.

Sóc Trăng có hơn 600 kênh thủy lợi là 'hồ thuận thiên' trữ nước ngọt

Huyện Trần Đề (Sóc Trăng) có 613 kênh cấp I, II, III, khối lượng trữ nước trên 6,5 triệu m3. Hệ thống này là thế mạnh trữ nước ngọt trong điều kiện xâm nhập mặn.