| Hotline: 0983.970.780

Để tang trên đồi phong tướng

Thứ Năm 10/10/2013 , 09:54 (GMT+7)

“15 năm ấy thiết tha mặn nồng” với chiến khu Việt Bắc, Đại tướng Võ Nguyên Giáp từng bày tỏ, luôn coi ATK Định Hóa (Thái Nguyên) như quê hương thứ hai của mình. Nay, Đại tướng đi xa, người Tày, người Dao, người Sán Chay… ở ATK thảng thốt khóc thương.

“15 năm ấy thiết tha mặn nồng” với chiến khu Việt Bắc, Đại tướng Võ Nguyên Giáp từng bày tỏ, luôn coi ATK Định Hóa (Thái Nguyên) như quê hương thứ hai của mình. Nay, Đại tướng đi xa, người Tày, người Dao, người Sán Chay… ở ATK thảng thốt khóc thương.

Với đồng bào, Đại tướng là một người con của Định Hóa, một người ruột thịt, một người cha, người anh trong mỗi gia đình.

Cả nhà sẽ để tang

Từ người hái chè, người gặt lúa, đi chợ, người già trong bản và cả những em thiếu nhi hớt hải truyền tin Đại tướng từ trần. Bà Hoàng Thị Nụ (xã Phú Đình) tất tả chạy xuống nhà em trai là ông Hoàng Văn Hiệp để xác minh. Cả hai chị em lại vội vã bước thấp, bước cao chạy về phía cơ quan Ban Quản lý Khu di tích lịch sử ATK Định Hóa để gặp cán bộ của Ban với mong muốn được xác nhận, đó chỉ là tin đồn thất thiệt. Nhưng không thể khác được.

Đại tướng đã vĩnh biệt chúng ta!

Bàng hoàng, ông Lực, bà Nụ cũng như tất thảy những cụ ông, cụ bà ở bản Tỉn Keo bật khóc như con trẻ. Cụ bà Ma Thị Tôm dù đang ốm nằm giường nhưng nghe tin Đại tướng qua đời lại cố vịn thành giường ngồi dậy, nước mắt giàn giụa. Suốt mấy ngày qua, ông Lực cứ lủi thủi quanh di tích lịch sử đồi Phong Tướng. Tại đây, ngày 20/05/1948, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã thay mặt Chính phủ phong quân hàm Đại tướng cho đồng chí Võ Nguyên Giáp.


Đồng bào ATK tụ họp về những điểm di tích gắn liền với lịch sử hoạt động cách mạng của Đại tướng để tưởng niệm

Ông Hoàng Văn Lực kể, trong một lần về thăm Phú Đình, Đại tướng đã gặp lại những người thân trong kháng chiến và ân cần thăm hỏi từng người. Cụ thân sinh của ông là Hoàng Văn Hiệp từng là cận vệ của bác Giáp. Năm 2001, trước khi trút hơi thở cuối cùng, cụ Hiệp trăng trối lại với con cháu là phải báo tin cho bác Giáp. Vòng hoa viếng người cận vệ của Đại tướng có dòng chữ “Vô cùng thương tiếc đồng chí Hiệp. Đại tướng Võ Nguyên Giáp”.

Điện chia buồn của Đại tướng ghi “Tôi vừa nhận được tin đột ngột, đồng chí Hiệp từ trần. Đồng chí Hiệp từng làm tốt nhiệm vụ cán bộ bảo vệ Bộ tổng Tư lệnh những năm kháng chiến. Trong giờ phút đau thương, tôi có lời chia buồn thống thiết với gia đình và bạn bè thân thuộc đồng chí Hiệp. Vô cùng thương tiếc đồng chí! Đại tướng Võ Nguyên Giáp”. Lật đật giở bức điện và dòng chữ viếng của Đại tướng, ông Lực mếu máo, chị em chúng tôi coi Bác như bố đẻ của mình. Hai chị em sẽ về Hà Nội viếng Bác, còn đại gia đình sẽ để tang cụ.

Trong tâm trí của cụ bà Nguyễn Thị Vân (78 tuổi, bản Tỉn Keo, xã Phú Đình) thì hình ảnh bác Giáp như một người cha dung dị, hiền lành vẫn như còn đâu đây. Bà nhớ như in lời nói của Đại tướng khi đến thăm lớp học của đội thiếu nhi Tỉn Keo. Đại tướng đã căn dặn, các em cố gắng học giỏi và nhớ "3 không": Không biết, không thấy, không có, để đảm bảo bí mật cách mạng.

Ra đồi Phong Tướng, bà Vân cứ ôm chặt rồi lại vân vê bia di tích: Bác ơi, ngày xưa Bác về đây, giờ Bác qua đời rồi, chúng con không còn được gặp Bác nữa rồi.

Điểm di tích lịch sử Bảo Biên (xã Bảo Linh, huyện Định Hóa), nơi Đại tướng đã ở và làm việc trong những năm từ 1949 - 1954 để chỉ đạo các lực lượng vũ trang nhân dân trên các chiến trường toàn quốc. Với đồng bào nơi này thì dù ở đâu, Đại tướng vẫn nhớ về ngọn đồi Đỏn Mỵ Bảo Biên.


Di tích lịch sử Đình Làng Quặng (xã Định Biên, huyện Định Hóa), nơi Đại tướng tuyên bố sáp nhập 2 đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân và Cứu quốc quân thành Việt Nam giải phóng quân

Được tin Đại tướng qua đời, nhiều người đã đến điểm di tích thắp nhang tưởng nhớ Người. Ông Đồng Quang Sá (xóm Bảo Hoa 2, xã Bảo Linh) cho biết, từng là Chủ tịch UBND xã nên ông đã vinh dự được về thăm Đại tướng 5 lần. Năm 1992, ông còn được ngủ lại tại nhà riêng của Đại tướng. Đại tướng đã viết thư gửi nhân dân Bảo Linh. Ông Sá đọc vanh vách nội dung bức thư. Trên một góc thư, Đại tướng nhắc: “Nhớ đọc cho đồng bào nhân kỷ niệm ngày sinh nhật 19/5 của Bác Hồ. Văn”. Thư viết: “Thân gửi các cụ, các bác, các anh chị em thanh niên và nhi đồng xã Bảo Linh.

Tôi được đoàn đại biểu xã nhà báo cáo những việc đã làm được. Tôi rất mừng.

Tôi có dặn dò một số việc, các đồng chí sẽ báo cáo lại”…

Cuối thư, Đại tướng viết: “Khen ngợi đồng bào đã chăm sóc khu di tích lịch sử để giáo dục truyền thống cho các thế hệ mai sau. Thân ái. Đại tướng Võ Nguyên Giáp. T.B: Chị Hà (phu nhân của Đại tướng - PV) rất nhớ và gửi lời thăm bà con”.

Không ngủ được

Ông Mông Đức Ngô (xóm Pa Chò, xã Phượng Tiến, huyện Định Hóa) từng có quãng thời gian gần 7 năm gắn bó với Đại tướng. “Tối mùng 5, đúng 1 giờ sàng thì Đại tá Huyên (thư ký của Đại tướng Võ Nguyên Giáp - PV) báo tin Đại tướng đã mất. Từ lúc báo đến giờ, tôi không ngủ được”.


Ông Mông Đức Ngô: Khi nhận tin Đại tướng qua đời, tôi không ngủ được

Ông Ngô nghẹn giọng, bật khóc: “Cảm động, rất thương ông ấy, trong chiến trường đánh nhau, anh em hy sinh hay bị thương, ông ấy khóc suốt”. Ông Ngô lại khóc nấc lên, thổn thức. Hồi tưởng quá khứ, trong chiến dịch Điện Biên Phủ, ông Ngô từng là người trực tiếp truyền lệnh của Đại tướng đến các quân binh chủng bằng tiếng Tày. Đối với ông, Đại tướng rất mực giản dị và gần gũi với mọi người. Đại tướng khuyến khích mọi người cứ chủ động mượn sách của mình để học tập. Người thường xuyên quan tâm đến miếng ăn, giấc ngủ của chiến sĩ.

Những giọt nước mắt của người đàn ông đã ngoài 80, hiện là Trưởng ban liên lạc chiến sĩ Việt Bắc huyện Định Hóa khiến cho chúng tôi không thể cầm lòng. Ông Ngô lật giở cuốn sổ có những bức ảnh chụp qua nhiều lần về thăm Đại tướng. Cẩn thận nâng niu từng bức ảnh, ông nói: Những bức ảnh này giờ đây là kỷ vật vô giá, nhắc nhở những thế hệ bộ đội phải sống và cống hiến sao cho xứng đáng là chiến sĩ của Đại tướng Võ Nguyên Giáp.

"Đồng bào các dân tộc huyện Định Hóa rất xúc động và đau thương khi nhận tin Đại tướng Võ Nguyên Giáp từ trần. Đại tướng đã dành tình cảm sâu sắc với tâm nguyện mong muốn Định Hóa ngày càng phát triển. Đồng bào nhân dân các dân tộc Định Hóa xin được bày tỏ lòng thành kính, sự biết ơn vô hạn và sẽ nỗ lực thực hiện lời căn dặn của Đại tướng, đoàn kết, nỗ lực xây dựng Định Hóa xứng đáng với tầm vóc truyền thống cách mạng hào hùng của vùng đất ATK", ông Lương Văn Lành (Bí thư Huyện ủy huyện Định Hóa, Thái Nguyên)

Xem thêm
Diễn viên Midu sẽ tổ chức đám cưới vào tháng 6

Diễn viên Midu vừa thông báo sẽ tổ chức đám cưới vào tháng 6/2024. Cô cũng đã gửi thiệp đến những người bạn thân thiết về sự kiện trọng đại này.

Nhận định Man United vs Burnley: Thắng để hy vọng

Trận đấu giữa Man United vs Burnley trong khuôn khổ vòng 35 Premier League sẽ diễn ra vào lúc 21h00 ngày 27/4/2024 trên sân vận động Old Trafford.

Thua tối thiểu U23 Iraq vì VAR, U23 Việt Nam chính thức dừng bước

Tình huống thổi phạt đền ở phút 69 là bước ngoặt khiến U23 Việt Nam để thua trước U23 Iraq ở tứ kết U23 châu Á.

Cây phong lá đỏ 115 tuổi hút du khách ở Sa Pa

LÀO CAI Cây phong lá đỏ ở Sa Pa thu hút nườm nượp du khách đến chiêm ngưỡng, chụp ảnh.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm