| Hotline: 0983.970.780

Để thất thoát hàng trăm tỉ: Lãnh đạo EVNNPT có trách nhiệm?

Thứ Ba 07/05/2019 , 17:01 (GMT+7)

Vụ việc ông Đoàn Tấn Phong, Giám đốc Ban quản lý Dự án các công trình điện Miền Nam (SPMB) tạo dựng hồ sơ để rút khống hàng trăm tỉ đồng một cách dễ dàng cho thấy “lỗ hổng” quản lý tại Tổng Công ty Truyền tải điện Quốc gia (EVNNPT).

Như Báo NNVN đã thông tin, để xây dựng TBA 500 KV Đức Hòa, Long An, ngày 26/7/2017, SPMB đã thay mặt EVNNPT ký hợp đồng mua của Cty CP Cơ khí và Kết cấu thép Sóc Sơn (TUSSO) 136 cột thép mạ kẽm; thời gian thực hiện 8 tháng; bàn giao tại chân công trình; tổng giá trị hợp đồng 122,36 tỉ đồng.

Để thất thoát hàng trăm tỉ đồng, lãnh đạo EVNNPT có trách nhiệm quản lý

Trong quá trình quản lý và thực hiện hợp đồng này, SPMB đã tổ chức nghiệm thu khống (không có hàng) 3 lần để thanh toán tiền cho TUSSO theo trình tự như sau: 

Đợt 1: Ngày 19-20/12/2017, nghiệm thu khống 55 cột thép trị giá 37,57 tỉ đồng (chưa VAT), đã thanh toán 30 tỉ đồng.

Đợt 2: Ngày 1/2/2018, nghiệm thu khống 44 cột thép trị giá 26 tỉ đồng (chưa VAT), đã thanh toán 20,8 tỉ đồng.

Đợt 3: Ngày 5-6/4/2018, nghiệm thu khống 37 cột thép trị giá 43,4 tỉ đồng (chưa gồm VAT), đã thanh toán 34,7 tỉ đồng.

"Hành vi nghiệm thu khống diễn ra nhiều lần nhưng không bị phát hiện!"

Để hợp thức hóa số cột điện ảo, song song với việc lập biên bản giao nhận khống, ông Đoàn Tấn Phong - GĐ SPMB cũng 3 lần đặt bút ký vào các hợp đồng gửi khống cột thép vào kho của nhà thầu, với lý do kho của SPMB đã hết chỗ và cũng chưa cần sử dụng ngay.

Như vậy, tiến trình thời gian mà ông Đoàn Tấn Phong thực hiện “khống” hợp đồng để rút tiền của EVNNPT diễn ra  nhiều lần và đã khá lâu.

"Lãnh đạo EVNNPT có đầy đủ công cụ quản lý nhưng vận hành chưa chặt chẽ!"

Đặc biệt, trong tiến trình này ông Phong  tất nhiên cũng đã nhiều lần không thực hiện đầy đủ các bước nghiệm thu theo quy định của EVNNPT:  việc tổ chức nghiệm thu cột mẫu không có sự tham gia của đại diện cơ quan quản lý dự án, đơn vị tư vấn thiết kế, nhà sản xuất. Do làm khống hồ sơ và không có cột mẫu thực tế nên ông Nguyễn Tấn Phong không thể có biên bản nghiệm thu này vậy nhưng EVNNPT vẫn không phát hiện ra thiếu sót này.

Thêm nữa, theo quy định thì việc thực hiện hợp đồng mua sắm vật tư thiết bị phải được cập nhật đầy đủ liên tục trên Hệ thống quản lý đầu tư xây dựng. Tại phần mềm này SPMB đã báo cáo “Hợp đồng đã kết thúc thực hiện”: Lô 13.1 đã nhận hàng xong ngày 16/4/2018, Lô 13.2 đã nhận hàng xong và cả hai lô hàng hiện đang gửi tại kho của nhà thầu Cty Cổ phần Cơ khí và Kết cấu thép Sóc Sơn (TUSSO). Nhưng ông Phong không gửi báo cáo cho EVNNPT sau khi ký kết hợp đồng, phụ lục hợp đồng và thanh lý hợp đồng; cũng không gửi báo cáo về việc ký hợp đồng gửi hàng tại kho của nhà thầu. Chuyện này hoàn toàn trái với quy định của EVNNPT mà không lãnh đạo quản lý nào phát hiện ra.

Về lý mà nói thì EVNNPT đã có  quy trình quản lý chặt chẽ nhưng quy trình này đã không được thực hiện đầy đủ.  Nếu ngay trong đợt thanh toán đầu tiên, EVNNPT đã yêu cầu SPMB phải cung cấp đầy đủ các biên bản nghiệm thu cột mẫu cũng như hình ảnh sản phẩm tại kho của nhà thầu cùng với đầy đủ những hợp đồng ký kết theo quy định thì  EVNNPT đã không bị thất thoát cả trăm tỉ đồng.

Có thể khẳng định đây chính là lỗ hổng quản lý mà trách nhiệm thuộc về lãnh đạo EVNNPT.

Tháng 12/2018, EVNNPT có văn bản yêu cầu SPMB báo cáo đánh giá chi tiết quá trình và các bước thực hiện hợp đồng, quá trình nghiệm thu đánh giá chất lượng khi nhận hàng, công tác bảo quản lưu kho tại SPMB và bảo quản vật tư sau khi bàn giao cho các đơn vị xây lắp các Dự án đường dây 500 KV TTĐL Long Phú – Ô Môn; đặc biệt về việc phát sinh hạng mục thay sứ cách điện Dự án ĐZ 500 KV NĐ Long Phú – Ô Môn; Đường dây 500 KV Sông Hậu- Đức Hòa tuy nhiên cũng như Dự án TBA 500 KV Đức Hòa, EVNNPT không nhận được báo cáo của SPMB.  Cho thấy tại các dự án khác mà SPMB đang triển khai cũng có nhiều khuất tất

Xem thêm
Đề nghị kỷ luật nguyên Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Phúc Phạm Văn Vọng

Ông Phạm Văn Vọng, nguyên Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc đã suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống...

Hà Nội dự chi gần 38 tỷ đồng hỗ trợ khôi phục sản xuất

Theo đề xuất, đối tượng hỗ trợ là các tổ chức, cá nhân có diện tích sản xuất cây trồng, vật nuôi bị thiệt hại do bão số 3 và sau bão.

Nhận quà khủng, chủ xe VF 6 chốt cọc với mức giá từ 579 triệu đồng

VF 6 đang là mẫu xe đáng mua nhất phân khúc khi chi phí bỏ ra cho chiếc xe chưa đến 600 triệu đồng nhưng giá trị nhận được thì vượt xa con số này.

Ghi ở 'thủ phủ' phế liệu Hà Nội [Bài 3]: Cân bằng là thách thức!

Mặc dù có thể giảm thiểu nhưng việc loại bỏ hoàn toàn ô nhiễm song song với phát triển kinh tế tại các làng nghề hiện vẫn là thách thức lớn.