| Hotline: 0983.970.780

Đẹp dáng nhưng kém duyên

Thứ Bảy 12/09/2020 , 08:35 (GMT+7)

Trí cưới Dung vì ở cô có nhiều điểm thu hút như sắc đẹp, thông minh, lắm tài năng. Nhưng khi sống với đối tượng lại là một vấn đề khác.

Họ quen nhau do một hôm Trí được một người bạn rủ đi ăn họp mặt nhóm bạn thời học cũ của anh ta. Ngay lập tức anh nhận ra Dung là cô gái nổi bật nhất trong ngày hôm đó, vì cô vừa làm MC giới thiệu các tiết mục sinh hoạt cho mấy chục người, lại vừa là giọng ca chính. Vẻ yêu kiều, sự nhanh nhẹn và duyên dáng của cô gái đã mau chóng làm cho Trí xiêu lòng.

Sau đó Trí đã nhanh chóng lân la làm quen và đến nhà thăm Dung. Quá trình tìm hiểu và tiếp cận cô tuy ban đầu có hơi khó khăn do hai người không biết gì mấy về nhau. Nhưng rồi qua những buổi nói chuyện, cuối cùng họ đã trở thành một đôi bạn. Một năm sau hai người tiến tới hôn nhân.

Cuộc tình của họ có thể gọi là xứng đôi vừa lứa. Trí là giáo viên cấp ba, và Dung là hiệu phó trường tiểu học. Đều cùng ở trong môi trường sư phạm. Họ cưới nhau vào cuối năm, tính ra đúng vào ngày hai người gặp gỡ nhau.

Nhưng có chung sống với nhau, Trí mới bắt đầu thấy từ Dung xuất hiện những cá tính mà trước đây anh không biết hoặc chỉ thấy lờ mờ, bây giờ ngày càng rõ rệt hơn. Ngay từ lúc sắp sửa làm đám cưới, Dung đã lấn lướt Trí đòi quyền quản lý tài chánh để tổ chức đám cưới. Nể vợ, anh nín nhịn giao tiền cho cô tùy nghi sử dụng. Rốt cuộc Trí còn bị tốn kém nhiều hơn dự định.

Sở dĩ xảy ra như vậy là do Dung vẫn nghĩ rằng sau khi lấy chồng, cô không cần phải kiềm chế giữ gìn như trước nữa. Chính vì vậy mà cô đã gần như bộc lộ hoàn toàn con người thật của mình. Điều này hoàn toàn là một bất ngờ không vui đối với Trí.

Dường như Dung muốn một mình kiểm soát hết mọi chi tiêu trong nhà. Đặc biệt người chịu trách nhiệm phí tổn nhiều hơn đối với các khoản tiền phải chi hàng tháng trong gia đình chẳng hạn như tiền điện, nước, internet, tiền chợ, v.v... sẽ là Trí, hoặc nếu có món tiền lớn nào hai người phải chi chung, thì người phải chi nhiều hơn rốt lại vẫn là Trí.

Dung lý giải rằng Trí là chủ gia đình, tất nhiên phải gánh vác phần lớn các trọng trách. Mỗi lần nghe vợ nói như vậy, Trí chỉ nhủ thầm: ‘Cô bảo rằng tôi là chủ gia đình, nhưng tôi thấy cô mới chính là bà chủ trong nhà đấy’. Anh không phải là người nhiều chuyện nên cũng mặc vợ nói sao thì nói.

Dẫu sao, những chi phí như vậy trong khả năng anh vẫn có thể trả được. Mặc dù chính vì phải lãnh trách nhiệm chi trả phần lớn các khoản tiền, nên rốt cuộc hầu như đến cuối mỗi tháng Trí chẳng còn đồng xu nào trong túi.

Biết hỏi xin vợ thì không được, anh biết thừa người như vợ anh, đồng tiền chỉ có đi vào chứ không có ra. Trí chỉ còn biết thở dài, ngấm ngầm bất mãn, thậm chí đôi lúc còn nghĩ đến chuyện ly dị vợ.

Dung có tính tham ăn, điều mà trước đây cô vẫn cố kiềm chế mình mỗi lần đi ăn chung với Trí. Nhưng bây giờ cô chẳng có gì phải ý tứ nữa. Trí thấy Dung lên ký rõ rệt, bởi vì cô không chỉ ăn ở nhà, mà chủ yếu là ăn thêm nhiều mỗi khi cô đi ra đường.

Trí vẫn hay ngẫm nghĩ đến cái nết xấu ăn của Dung. Hình ảnh cô khép nép ăn uống ngày còn là tình nhân bây giờ đã xa xưa rồi. Mỗi lần hai vợ chồng ăn chung với nhau, Trí thấy Dung ăn rất ngon miệng, điều này được thể hiện ra thực tế, đó là cách ăn uống ngồm ngoàm, rất khiếm nhã của vợ. Anh cảm thấy xấu hổ vì lối ăn đó mỗi lần vợ chồng anh đi ăn chung với các bạn bè.

Cho đến một hôm, sau khi đi ăn bên ngoài về. Dung bỗng bị sốt cao đến cả tuần, kèm thêm đau đầu, chán ăn, cơ thể mệt mỏi rã rượi, hay ho khan và bị tiêu chảy. Đi bác sĩ mới hay cô bị bệnh thương hàn do nhiễm độc thực phẩm. Dung nằm bệnh viện hơn một tháng rưỡi mới được về.

Biến cố đó làm cho tóc cô bị rụng nhiều. Kể từ đó tật ham ăn của cô bỗng dưng hết hẳn. Dung không bao giờ dám đi ăn uống la cà ngoài phố như trước nữa. Ngay cả ở nhà cô ăn uống cũng chừng mực, người cô bị gầy sọp đi một thời gian rồi mới dần dần lâu ngày khôi phục lại như cũ. Do tóc bị rụng nhiều vì hậu quả của thương hàn, Dung phải cắt ngắn lại mái tóc cho đỡ xơ xác.

Từ ngày cô nằm viện, mọi khoản xử lý chi tiêu đều rơi vào tay Trí. Ngay cả khi Dung đã về đến nhà, cô vẫn còn rất mệt mỏi, nên không buồn bắt chồng phải giao tay hòm chìa khóa như trước nữa. Trí lấy làm mừng vì vợ đã chịu để cho mình quản lý tiền bạc ăn tiêu trong gia đình. Các khoản chi tốn kém vô lối của Dung trước đây cũng đã không còn. Cô ăn uống lại từ tốn, nhỏ nhẹ như ngày trước.

Trí không thể ngờ được chỉ một lần bệnh lại có thể thay đổi nhiều con người ta đến như thế. Dĩ nhiên anh không mong vợ bệnh để có những thay đổi, nhưng vẫn mừng vì Dung đã khả ái trở lại như thuở hai người còn là tình nhân của nhau.

(Kiến thức gia đình số 37)

Xem thêm
Phụ nữ Hàn Quốc 'giả bệnh' trước kì nghỉ lễ Trung thu

Áp lực khi phải chuẩn bị cỗ bàn, chiều lòng các thành viên trong gia đình chồng, nhiều phụ nữ Hàn Quốc giả bệnh trước kì nghỉ lễ Trung thu.

Chúng ta ở quãng nào?

Nhiều người vẫn chép miệng tiếc nuối 'Sao thời xưa nghèo mà yên thế?'. Có thể họ muốn nói đến thời bao cấp chăng?

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm