| Hotline: 0983.970.780

Dịch ASF, cần biến khủng hoảng thành cơ hội

Thứ Tư 10/07/2019 , 09:15 (GMT+7)

Trong lịch sử, chưa bao giờ ngành chăn nuôi Việt Nam lại khó khăn như thời điểm hiện tại, khi mà bệnh Dịch tả heo châu Phi (ASF) đã khiến hàng triệu con heo chết, gây thiệt hại nặng nề. 

Tuy nhiên, trong thách thức và khủng hoảng vẫn có những cơ hội dành cho nhà chăn nuôi thực sự chuyên nghiệp và kiên trì, với sự đồng hành, hỗ trợ của cơ quan chức năng, nhà chuyên môn và doanh nghiệp.

ASF vẫn diễn biến phức tạp

Phát biểu tại cuộc họp 2/7, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Xuân Cường cho biết: Kể từ khi dịch tả lợn Châu Phi (ASF) xảy ra đầu tiên từ ngày 1/2/2019 tại Hưng Yên, đến nay đã tròn 5 tháng, khiến 2,8 triệu con lợn phải tiêu hủy (chiếm 10% tổng đàn lợn cả nước), tương đương 166.00 tấn. Đến nay, dịch ASF vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại.

Theo dự đoán của các chuyên gia, những tháng cuối năm nay, khi dịch bắt đầu lắng xuống, heo bị tiêu hủy với số lượng lớn làm nguồn cung thịt heo cuối năm giảm mạnh cộng với khoảng trống do người chăn nuôi nhỏ lẻ dừng tái đàn; giá heo hơi tại Việt Nam sẽ phục hồi, đem lại cơ hội cho những người chăn nuôi chuyên nghiệp.

Tiến Sĩ Pengfei Guo, Giám đốc công nghệ ứng dụng chia sẻ về bài học ASF thích nghi tồn tại ở Trung Quốc.

Ở một diễn biến khác, theo công bố của Học viện Nông nghiệp Việt Nam, vacxin phòng bệnh Dịch tả lợn châu Phi do Học viện nghiên cứu, khi đưa ra tiêm thử nghiệm sơ bộ ban đầu cho thấy, vacxin có hiệu quả bảo hộ cao đối với đàn lợn được tiêm phòng. Tuy nhiên, đây mới là bước đầu và chặng đường sản xuất ra vacxin phòng ASF thương mại còn rất dài.

Chính vì vậy, hiện nay việc thực hiện tốt An toàn sinh học, nâng cao khả năng miễn dịch cho vật nuôi và đảm bảo thức ăn an toàn vẫn là các giải pháp tiên quyết giúp nhà chăn nuôi vượt qua đại dịch và mang lại hiệu quả kinh tế trong giai đoạn khó khăn này.

Provimi: Đồng hành cùng ngành chăn nuôi vượt qua giai đoạn khó khăn nhất

Theo bà Alcina Ascensao, Chuyên gia dinh dưỡng và kỹ thuật của Provimi Hà Lan, ASF đã xuất hiện ở Châu Âu hơn 60 năm, căn cứ vào báo cáo mới nhất của Cục An toàn thực phẩm châu Âu, hầu hết việc truyền nhiễm ASF ở heo nuôi là do sai lầm của con người đã gián tiếp gây ra.

Trọng tâm của việc phòng ngừa ASF là kiểm soát và thực hiện nghiêm ngặt các biện pháp An toàn sinh học tại các trang trại. Nguyên tắc chính của An toàn sinh học trang trại gồm các mục sau: Phòng chống ô nhiễm bên ngoài; Phương án vệ sinh và khử độc; Tránh lây nhiễm chéo trong nội bộ.

Bà Alcina Alcina Ascensao, Chuyên gia dinh dưỡng và kỹ thuật của Provimi Hà Lan chia sẻ việc phòng chống ASF trên mọi phương diện.

Có mặt tại 27 quốc gia với hơn 70 nhà máy sản xuất, cùng với đội ngũ chuyên gia dày dạn kinh nghiệm, Provimi, một trong những công ty dinh dưỡng vật nuôi hàng đầu thế giới đã tổ chức buổi hội thảo “Vượt qua khủng hoảng ASF cùng Provimi” vào ngày 9/07/2019 tại TP.HCM để chia sẻ các giải pháp ứng phó toàn diện với ASF.

Cụ thể, Provimi chia sẻ những kinh nghiệm trong công tác an toàn sinh học tại trại, nâng cao khả năng miễn dịch của đàn heo và đảm bảo thức ăn chăn nuôi không bị nhiễm các virut bên ngoài.

Về lĩnh vực này, Provimi cung cấp gói dịch vụ an toàn sinh học bao gồm: 1. Huấn luyện cho đội ngũ bán hàng của khách hàng; 2. Khảo sát đánh giá an toàn sinh học tại trang trại; 3. Tư vấn và đào tạo an toàn sinh học tại trại.

Tại Việt Nam, một trong những nguyên nhân dẫn đến ASF lây lan và nhiễm chéo ở các địa phương xuất phát từ các khâu vận chuyển và cho ăn, sử dụng nguồn thức ăn không đảm bảo. Vì vậy, việc quản lý sản xuất thức ăn chăn nuôi để ngăn ngừa nguy cơ lây lan dịch bệnh cũng là một giải pháp bắt buộc để chống lại ASF.

Quản lý thức ăn an toàn là kiểm soát toàn bộ quá trình sản xuất, dự đoán và ngăn chặn trước những rủi ro trong toàn bộ quy trình, từ khâu nguyên vật liệu đến khâu vận chuyển thức ăn hoàn chỉnh đến trại. Provimi hỗ trợ khách hàng quản lý nguồn gốc nguyên vật liệu, đáp ứng được các yêu cầu về truy xuất nguồn gốc và an toàn thực phẩm trong chăn nuôi.

Ngoài ra, với những bệnh dịch chưa có vacxin và thuốc chữa như ASF, thì việc tăng sức đề kháng cho vật nuôi cũng hết sức quan trọng. Sức đề kháng là "vũ khí" giúp kháng lại các virus - tác nhân gây bệnh. Rất nhiều bằng chứng cho thấy, heo khỏe mạnh, có hệ thống miễn dịch tốt thì mức độ rủi ro trong việc nhiễm virus sẽ thấp hơn.

Theo các chuyên gia, hơn 70% sức đề kháng của động vật nằm ở đường ruột, do đó, dinh dưỡng đóng vai trò cực kỳ quan trọng giúp tạo nền tảng đề kháng tự nhiên cho vật nuôi để phòng ngừa các loại dịch bệnh.

Vì vậy, ngoài quản lý an toàn sinh học tại trại và kiểm soát an toàn sinh học của thức ăn chăn nuôi; chương trình phòng ngừa và ngăn chặn ASF cùng Provimi còn giới thiệu giải pháp dinh dưỡng  Provimi ImmuneX giúp tăng cường miễn dịch cho heo.

Sản phẩm cung cấp dinh dưỡng, giúp cải thiện năng suất vật nuôi và rút ngắn thời gian xuất chuồng. Đây cũng là cách để giảm rủi ro và tối đa hóa lợi nhuận; ngay cả trong giai đoạn ASF và giai đoạn tái đàn sau dịch bệnh.

Sản phẩm này đã được đưa vào sử dụng thành công tại Mỹ, châu Âu… và đang trong quá trình phát triển tại thị trường Việt Nam.

Xem thêm
80% sản lượng dừa sáp Trà Vinh bán dưới hình thức nguyên liệu thô

Doanh nghiệp có nhu cầu mở rộng diện tích dừa hữu cơ gắn với mã số vùng trồng xuất khẩu tại Trà Vinh, cần liên hệ với cơ quan chức năng để được hỗ trợ.

1.900 người tham gia Ngày hội việc làm huyện Đại Từ năm 2024

Thái Nguyên Sáng 28/11, huyện Đại Từ tổ chức Ngày hội việc làm kết nối cung cầu lao động, Tư vấn hướng nghiệp năm 2024.

Tháp đôi Prime Thái Nguyên mừng tân gia, chào đón giáng sinh và năm mới 2025

Năm 2025 sắp gõ cửa, mang theo những hy vọng và ước mơ mới. Năm 2024, Tháp đôi Prime vui mừng chào đón những cư dân đầu tiên về sinh sống tại toà nhà.

Thu ngân sách hơn 1,8 triệu tỷ đồng, vượt 6,3% dự toán

Qua 11 tháng, tổng thu ngân sách Nhà nước ước đạt 1.808,5 nghìn tỷ đồng, bằng 106,3% dự toán, tăng 16,1% so cùng kỳ 2023; trong đó, thu ngân sách trung ương vượt hơn 10%.