| Hotline: 0983.970.780

Đưa Diễn đàn thành ‘chợ trực tuyến’ kết nối nhà quản lý, doanh nghiệp, nông dân

Thứ Bảy 25/09/2021 , 07:44 (GMT+7)

Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Trần Thanh Nam nêu kỳ vọng tại Diễn đàn kết nối sản xuất, tiêu thụ nông sản khu vực Tây Nguyên trong sáng 25/9.

Thứ trưởng Trần Thanh Nam (bên trái) - Tổ trưởng Tổ công tác 970 phía Nam của Bộ NN-PTNT.

Thứ trưởng Trần Thanh Nam (bên trái) - Tổ trưởng Tổ công tác 970 phía Nam của Bộ NN-PTNT.

Diễn đàn kết nối sản xuất, tiêu thụ nông sản và sản phẩm OCOP khu vực Tây Nguyên năm 2021 – Diễn đàn nông sản 970 Phiên thứ 4 được tổ chức dưới sự chủ trì của lãnh đạo Bộ NN-PTNT, Báo Nông nghiệp Việt Nam, Trung tâm Xúc tiến thương mại nông nghiệp và lãnh đạo các địa phương như Hà Nội, TP.HCM, Lâm Đồng, Đắk Lắk, Đắk Nông, Kon Tum, Gia Lai.

Đầu cầu tại báo Nông nghiệp Việt Nam, 14 Ngô Quyền (Hoàn Kiếm, Hà Nội).

Đầu cầu tại báo Nông nghiệp Việt Nam, 14 Ngô Quyền (Hoàn Kiếm, Hà Nội).

Diễn đàn sẽ giới thiệu tổng quan về tình hình sản xuất nông nghiệp của tỉnh Lâm Đồng, Đắk Lắk, Đắk Nông và tình hình sản xuất, tiêu thụ nông sản (chú trọng những sản phẩm nông sản chủ lực, sản phẩm đang vào vụ thu hoạch của 03 địa phương như: bơ, sầu riêng, cà phê….) và sản phẩm OCOP.

Sau đó là phiên trao đổi, thảo luận, kết nối tiêu thụ giữa các điểm cầu TP. Hà Nội - tỉnh Lâm Đồng - TP. Hồ Chí Minh - tỉnh Đắk Lắk  - tỉnh Đắk Nông - tỉnh Kon Tum - tỉnh Gia Lai và dự kiến ký kết các biên bản ghi nhớ tiêu thụ sản phẩm.

Tất cảTổng thuật

11h45

Đưa Diễn đàn thành ‘chợ trực tuyến’ kết nối nhà quản lý, doanh nghiệp, nông dân

Thứ trưởng Nam phát biểu tại diễn đàn: “Chúc mừng các đơn vị đã có ký kết hợp tác trong thời gian tới. Tôi đề nghị chúng ta tiếp tục đẩy mạnh chương trình kết nối nông sản, đưa các hoạt động đi vào thực chất. Đây là mong muốn của ngành nông nghiệp và các địa phương”.

Lãnh đạo ngành nông nghiệp cho biết diễn đàn là kênh thông tin từ doanh nghiệp đến các cơ quan quản lý từ trung ương đến địa phương. Tại diễn đàn, các cơ quan chuyên môn của Bộ NN-PTNT luôn có mặt, kịp thời xử lý thông tin “Một trong những mục đích của diễn đàn là để doanh nghiệp hiểu được vùng sản xuất, từ bơ, chanh leo, xoài, sầu riêng có ở đâu, đang gặp vấn đề gì. Chúng ta cần tiếp tục đưa diễn đàn thành 'chợ phiên' thường xuyên của nhà quản lý, doanh nghiệp, nhà sản xuất”.

Thứ trưởng Nam yêu cầu các Sở NN-PTNT tiếp tục nắm đầu mối nông sản, và phải “nắm rất rõ” để kịp thời cung cấp thông tin cho các doanh nghiệp. “Không để tồn tại mâu thuẫn là địa phương nói còn hàng rất nhiều, nhưng doanh nghiệp lại kêu thiếu nguyên liệu sản xuất”.

Lãnh đạo Bộ NN-PTNT khẳng định luôn hỗ trợ, đồng hành với doanh nghiệp, địa phương chuyển từ tư duy sản xuất nông nghiệp sang tư duy kinh tế nông nghiệp. “Qua 2 tháng hoạt động, chúng tôi rút ra được rất nhiều bài học. Dù dịch bệnh, khó khăn khi qua trạm kiểm soát, nhưng nếu doanh nghiệp có liên kết sản xuất thì vẫn bao tiêu bình thường cho nông dân ở vùng nguyên liệu”.

Liên quan đến vấn đề tiêu thụ nông sản, Thứ trưởng Nam cho biết nguồn hàng nông sản rất lớn, song vấn đề về logicstic cần chính quyền vào cuộc với tinh thần “khó đâu gỡ đó”. Trong bối cảnh đại dịch Covid-19 đang ảnh hưởng toàn thế giới, Thứ trưởng Nam lưu ý ngành nông nghiệp và các địa phương về việc nhu cầu nông sản của các nước đang tăng, do đó việc đáp ứng nguồn nguyên liệu là “rất quan trọng”.

Đối với thông tin về việc Trung Quốc áp dụng các chính sách mới liên quan đến nhập khẩu nông sản Việt Nam từ 01/01/2022, Thứ trưởng Nam cho biết Bộ NN-PTNT đang triển khai các chương trình hướng dẫn. Bộ cũng sẽ tổ chức các hội nghị trực tuyến để các doanh nghiệp xuất khẩu nắm được.

11h40

z2791525174397_1e83d080c26c4c1e0999d5b223a6ff12

Tổng Biên tập Báo Nông nghiệp Việt Nam Nguyễn Ngọc Thạch khẳng định sẽ liên tục cập nhật thông tin từ các đơn vị cung cấp, nhà sản xuất đến các khách hàng, đơn vị, doanh nghiệp.

Thay mặt Diễn đàn, Tổng Biên tập Báo Nông nghiệp Việt Nam Nguyễn Ngọc Thạch cho biết: “Diễn đàn hôm nay đã ghi nhận rất nhiều thông tin từ các đơn vị cung cấp, nhà sản xuất đến các khách hàng, đơn vị, doanh nghiệp thông qua các đầu cầu. Chúng tôi sẽ liên tục cập nhật những nội dung đó lên hệ thống cơ sở dữ liệu, nhất là báo điện tử Nông nghiệp Việt Nam (nongnghiep.vn).

Dự kiến ngày 2/10, Diễn đàn kết nối nông sản 970 sẽ tổ chức phiên thứ 5 với chủ đề “Diễn đàn Xúc tiến, quảng bá sản phẩm du lịch nnoong thôn thông qua chuyển đổi số”.

Rất mong lãnh đạo các địa phương và các đơn vị liên quan sẽ tham dự và đẩy mạnh kết nối, góp phần quảng bá các sản phẩm du lịch trên cả nước.

11h35

Nhiều doanh nghiệp bao tiêu nông sản tiến hành ký kết hợp tác

Ông Đào Văn Hồ, Giám đốc Trung tâm Xúc tiên Thương mại Nông nghiệp (Bộ NN-PTNT) cho biết: Ngay trong Diễn đàn được tổ chức vào sáng 25/9, một số doanh nghiệp bao tiêu nông sản đã ký kết hợp tác với các địa phương và đơn vị ở khu vực Tây Nguyên.

Điển hình như UBND tỉnh Đăk Lăk và UBND tỉnh Kon Tum ký kết hợp tác kết nối cung cầu nông sản với hệ thống siêu thị MM Mega Maket; chuỗi cửa hàng Bác Tôm ký kết hợp tác với UBND tỉnh Gia Lai và Hợp tác xã Thành Đạt (Lâm Đồng); Chi cục Quản lý Chất lượng nông lâm, thuỷ sản Đăk Lăk ký kết hợp tác với Công ty Cổ phần Dinh dưỡng Hữu cơ Việt Nam...

11h20

Các sản phẩm măng giòn, măng muối, măng khô tìm đầu ra

Cơ sở Vân Long huyện Đắk Đoa , tỉnh Gia Lai có sản phẩm Măng giòn (OCOP 3 sao, 160.000 đ/kg), Măng muối chua (50.000 đ/kg), Măng khô (400.000 đ/kg). Liên hệ: cô Vân 0977921460, web vanlong.net, manggionvanlong@gmail.com, ocopdakdoa.vn.

11h05

Sài Gòn Co.op ưu tiên hợp tác xã nông nghiệp có chứng nhận OCOP

Đại diện OCOP đề nghị các địa phương hỗ trợ test Covid cho bộ phận lái xe, giao nhận hàng hóa, hạn chế thời gian chờ. Đơn vị này hiện có 7 siêu thị tại Tây Nguyên với đầy đủ hệ thống vận tải, xe, tổng kho.

Sài Gon Co.op cho rằng hoàn toàn có thể đưa sản phẩm đặc hữu của Tây Nguyên ra thị trường quốc tế. Hiện đơn vị này đã tiêu thụ được nông sản Tây Nguyên ở Singapore. “Chúng tôi cam kết ưu tiên hợp tác xã nông nghiệp có chứng nhận OCOP. Rất mong các địa phương hỗ trợ về quy hoạch vùng trồng”.

11h00

Đẩy mạnh mẫu mã, thương hiệu cho nông sản Tây Nguyên

Ông Paul Lê, đại diện Central Retail cho biết, để kết nối với 5 tỉnh Tây Nguyên, hệ thống siêu thị sẽ hỗ trợ tất cả các sản phẩm OCOP để đưa đến với người tiêu dùng Việt Nam. Ngoài ra, Tây Nguyên cũng có nhiều sản phẩm hàng đầu thế giới, do đó doanh nghiệp sẽ hỗ trợ các nhà sản xuất về bao bì và thương hiệu để tiếp cận tốt hơn với khách hàng nước ngoài.

“Các tỉnh Tây Nguyên là nguồn cung rất lớn cho các siêu thị của Central Retail cả về sản phẩm tươi sống lẫn chế biến và chúng tôi đã có nhiều hoạt động để quảng bá sản phẩm của khu vực này đến trụ sở của Central Retail tại Thái Lan, ví dụ như cà phê sữa đá”, ông Paul Lê cho biết thêm.

Theo đại diện của Central Retail, điều cần làm hiện nay là chúng ta phải hợp tác với nhau để làm sao nâng cao được thương hiệu cho các nông sản của Tây Nguyên. Trong tương lai, Central Retail sẽ xây dựng thêm nhiều trung tâm thương mại thương hiệu GO! để giúp người tiêu dùng Đông Nam Á tiếp cận sản phẩm Việt Nam và ngược lại.

10h55

Xây dựng thương hiệu sản phẩm sầu riêng OCOP 5 sao

sau rieng ri6

Sầu riêng Ri6 dần thu hút được người tiêu dùng các nước.

Theo bà Ngô Tường Vy, Phó Giám đốc Công ty TNHH Xuất nhập khẩu Trái cây Chánh Thu, hiện nay các tỉnh luôn lo lắng về đầu ra của nông sản tuy nhiên doanh nghiệp lại bận tâm đến nguồn đầu vào.

Trong 1 năm trở lại đây, Công ty Chánh Thu, từ việc chỉ có thị trường Trung Quốc, đã mang quả sầu riêng của Việt Nam sang các thị trường khó tính như Nhật, Úc… Tín hiệu mang lại rất khả quan khi người tiêu dùng các nước đã thay đổi sự ưa chuộng sầu riêng Musang King của Malaysia sang sầu riêng Ri6 của Việt Nam.

“Chúng tôi xác định quả sầu riêng sẽ là sản phẩm xuất khẩu chủ lực trong thời gian tới nên Công ty đã đầu tư nhà máy công suất lớn với 300-500 tấn/ngày. Tuy nhiên nỗi lo lớn nhất vẫn là nguồn nguyên liệu đầu vào. Hi vọng trong mùa vụ tới, tỉnh Đắc Lắk có thể cung cấp được cho Chánh Thu 3.000 tấn sầu riêng, qua đó xây dựng được tư duy về nguồn cung ổn định nơi người nông dân”, bà Ngô Tường Vy kì vọng.

Ngoài ra, đại diện Công ty Chánh Thu cho biết sẽ đồng hành cùng các HTX trong tư vấn kĩ thuật, chịu trách nhiệm về vùng nguyên liệu, xây dựng chuỗi liên kết, tạo nguồn cung ổn định để thúc đẩy xuất khẩu.

“Chúng tôi đang phấn đấu để xây dựng thương hiệu sản phẩm sầu riêng OCOP 5 sao, từ đó quảng bá sang các thị trường khó tính nhưng vô cùng tiềm năng như Mỹ, Nhật Bản….”, bà Vy cho hay.

Phó Giám đốc Công ty Chánh Thu cũng cho rằng quả chanh dây tại Tây Nguyên là sản phẩm rất đáng được quan tâm. Nhu cầu quả chanh dây tươi của thế giới lớn, Việt Nam cần có những đề án hỗ trợ bảo quản sau thu hoạch để có thể xuất khẩu.

10h50

500 siêu thị Nutri Mart đang “khát” nguồn cung nông sản

nutri

Chuỗi siêu thị Nutri Mart khẳng định sẽ bao tiêu 100% sản phẩm nông sản của Việt Nam (Ảnh minh họa).

Bà Nguyễn Thị Diễm Hằng – Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Dinh dưỡng hữu cơ Việt Nam, Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Nông nghiệp Việt Nam (VCAC) cho biết: Từ đầu năm 2021 đến nay, công ty đã thành lập 500 cửa hàng/siêu thị Nutri Mart tại 63 tỉnh, thành trên cả nước. Dự kiến đến cuối năm nay sẽ có tổng số 1.000 điểm/siêu thị đi vào hoạt động và đến năm 2025, quy mô của chuỗi sẽ đạt mốc 10.000 cửa hàng/siêu thị Nutri Mart.

“Chuỗi cửa hàng/siêu thị chúng tôi phát triển sẽ bao tiêu 100% sản phẩm nông sản của Việt Nam, gồm các sản phẩm tươi và sản phẩm chế biến sâu, dược liệu của Việt Nam”, bà Hằng chia sẻ.

Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Dinh dưỡng hữu cơ Việt Nam mong muốn các sản phẩm nông sản của Việt Nam thực sự có vị trí trên kệ siêu thị cả trong nước và quốc tế. Không thể nào hàng Việt Nam cứ mãi cạnh tranh với sản phẩm nước ngoài về giá cả, thương hiệu, quảng cáo.

“Chúng tôi muốn liên kết trực tiếp với các hộ kinh doanh, hợp tác xã, đơn vị sản xuất sản phẩm OCOP. Bởi chúng tôi đang thiếu rất nhiều nhà cung cấp để đưa sản phẩm hệ thống. Việc xét duyệt đầu vào rất đơn giản, chỉ cần sản phẩm đạt chất lượng và tuân thủ quy định của Nhà nước, có hoá đơn giá trị gia tăng là có thể vào hệ thống siêu thị mà không phải trả bất cứ chi phí nào, kể cả chi phí quầy kệ, thủ tục liên quan”, bà Nguyễn Thị Diễm Hằng nói.

Bên cạnh đó, Công ty cổ phần Dinh dưỡng hữu cơ Việt Nam cũng có đội ngũ truyền thông, marketing để đưa sản phẩm lên hệ thống thương mại điện tử trong nước và các nền tảng thương mại điện tử xuyên quốc gia như Amazon và Alibaba.

Cũng theo bà Hằng, “chúng ta thấy có một nỗi đau của người Việt Nam là không có đầu ra cho sản phẩm, chúng ta luôn luôn kêu cứu, nhưng ở siêu thị thì sản phẩm ngoại tràn ngập. Chúng tôi làm ngược lại. Chúng tôi thiết kế lại bộ nhận diện thương hiệu sản phẩm”.

Nỗi đau thứ hai được bà Hằng chia sẻ, đó là doanh nghiệp đang phải chịu chi phí logistich rất cao trong khi các điểm cung lại nhỏ lẻ, manh mún. Do đó, các địa phương phải tổ chức lại nhân sự để hỗ trợ doanh nghiệp thu mua sản phẩm.

“Sở NN-PTTN hoặc đơn vị nào đó cần có nhân sự chuyên trách để kết nối các đầu mối cung ứng nông sản của tỉnh, giúp thu gom sản phẩm về kho tổng của doanh nghiệp để các đơn vị điều động xe chở một lần”, bà Hằng chia sẻ.

Bên cạnh đó, bà Hằng cũng than phiền về việc sản lượng các sản phẩm nông sản, thực phẩm chất lượng cao, đạt tiêu chuẩn rất ít. Trong khi đó, những khách hàng vào siêu thị mua sản phẩm thường lựa chọn các hàng hoá có chất lượng cao hơn so với sản phẩm bày bán bên ngoài thị trường.

Bà Hằng lấy ví dụ: “Mỗi ngày chúng tôi mua 10.000 thùng mì Chũ nhưng nhiều thời điểm không thể mua đủ số lượng để cung cấp cho hệ thống 500 siêu thị, nên có thời điểm chúng tôi bị gãy kênh phân phối, không đủ hàng để bán”.

Trong khi đó, hàng hoá của chúng tôi phải mất hơn 1 tháng lênh đênh trên biển mới đến được kho của Amazon tại Mỹ; số lượng hàng hoá cũng rất lớn vì phải tính theo đầu container, nếu lượng hàng không đủ, gãy chuỗi cung ứng thì bản thân doanh nghiệp sẽ bị phạt rất lớn, nên có thời điểm chúng tôi không dám ký. Đó là một nỗi đau.

Bên cạnh đó, doanh nghiệp rất sợ tình cảnh “nay giá này, mai giá khác”, bởi sản phẩm khi đưa vào hệ thống siêu thị thường được niêm yết giá. Bởi vậy, các địa phương cần tham gia với vai trò điều phối giữa nhà cung cấp và các doanh nghiệp thu mua sản phẩm. Không thể để tình trạng khi doanh nghiệp đặt hàng thì mới tổ chức sản xuất, vì có thể sẽ phát sinh nhiều rủi ro trong quá trình sản xuất.

10h50

HTX cung cấp nhãn, xoài, cà phê tại Đắk Lắk, Gia Lai

- HTX Trường Xuân Ea Kar, Địa chỉ số 26, thôn An Bình, xã Ea Tih, huyện Ea Kar, tỉnh Đắk Lắk. ĐT 0919458100, 0975515695. HTX có sản phẩm Nhãn Hương Chi Ea Kar sản xuất đạt tiêu chuẩn VietGAP, cam kết cung cấp quanh năm.

- HTX Xoài Đăk Gằn, Đăk Mil với sản phẩm được chứng nhận sản xuất theo quy trình VietGAP. Xin liên hệ số điện thoại: 0975497674.

- Nguyên Hân coffee farm, huyện Đức Cơ, Gia Lai. Điện thoại: 0378927777; chuyên sản xuất và chế biến cà phê nhân, cà phê bột, chất lượng cao có chứng nhận VietGAP, HCC, ISO.

- Hộ kinh doanh Quốc Huy chuyên sản xuất cung cấp hàng cà phê Hạt rang và các loại bột cà phê (sản phẩm coffee Phát Huy), Điện thoại: 0978275325.

10h50

Mở rộng mô hình trạm trung chuyển, thu mua nông sản

images2941803_2

Khu trưng bày, bày bán các sản phẩm OCOP của địa phương tại MM Mega Market Buôn Ma Thuột.

Theo bà Trần Kim Nga, Giám đốc Đối ngoại Mega Market, hiện nay 5 tỉnh Tây Nguyên là nguồn cung lớn cho siêu thị của Mega Market, đặc biệt là Lâm Đồng với 15.000 tấn rau củ quả, Đắk Lắk là bơ, chanh leo, sầu riêng, Đắk Nông là chanh leo, khoai lang còn Gia Lai và Kon Tum thì đang làm việc để mở rộng nguồn cung.

Theo bà Nga, mô hình phối hợp của Mega Market với Lâm Đồng là thành lập trạm thu mua, trung chuyển tại địa phương, từ đó làm việc trực tiếp với nông dân bằng cam kết sản lượng, sản phẩm, xuyên suốt từ lúc chọn giống đến khi thu hoạch để có sản phẩm tươi ngon, chất lượng và an toàn.

“Các kỹ sư nông nghiệp của Mega Market sẽ làm việc tại trạm cùng nông dân để phát triển bền vững, thu hoạch được những sản phẩm tốt, đáp ứng được nhu cầu tiêu thụ và xuất khẩu của Mega Market. Đây là một mô hình tốt và thành công khi MM làm việc và giúp đỡ nông dân trong quá trình sản xuất”, bà Trần Kim Nga chia sẻ.

Khi làm việc với các địa phương, Giám đốc Đối ngoại của Mega Market hy vọng được hợp tác để phát triển bền vững để người nông dân yên tâm về đầu ra, chắc chắn được tiêu thụ khi thu hoạch.

“Mega Market mong muốn xây dựng mô hình như ở Lâm Đồng với các địa phương khác như Kon Tum, Đăk Nông”, bà Nga nhấn mạnh và chia sẻ thêm với riêng Lâm Đồng, hy vọng tỉnh có chính sách chống dịch linh hoạt, sát với thực tế để tạo điều kiện cho doanh nghiệp lưu thông hàng hóa được thuận lợi.

10h40

Đại diện DOVECO: Sức chế biến lớn nhưng vùng nguyên liệu không đủ

doveco

Chế biến dứa xuất khẩu tại DOVECO.

Phát biểu tại Diễn đàn, ông Đinh Cao Khuê, Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Thực phẩm Xuất khẩu Đồng Giao (DOVECO), cho biết, thời gian qua  DOVECO cũng bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 giống như những doanh nghiệp khác

“Tuy nhiên cho đến nay, khâu sản xuất, chế biến, xuất khẩu hoa quả của DOVECO tại Ninh Bình, Sơn La cũng như Tây Nguyên vẫn được duy trì hoạt động ổn định, không bị đứt gãy. Trung bình mỗi ngày, DOVECO tiêu thụ khoảng 200 - 250 tấn hoa quả các loại”, ông Đinh Cao Khuê thông tin.

Khó khăn lớn nhất của DOVECO hiện nay đến từ việc chi phí xuất khẩu rau quả tươi, chế biến sâu tăng quá cao. Cụ thể, chi phí xuất khẩu sang thị trường Mỹ đã tăng 13 lần và chi phí xuất sang châu Âu tăng 12 lần. Theo đại diện DOVECO, vấn đề về vùng nguyên liệu tại khu vực Tây Nguyên cần được quan tâm nhiều hơn.

“Hiện nay ở Tây Nguyên, Công ty chỉ có 11.000 ha diện tích trồng chanh leo cung cấp cho 4 nhà máy chế biến. Sắp tới tình trạng thiếu nguyên liệu trầm trọng sẽ diễn ra. Trong khi đó hiện nay sản phẩm từ chanh leo của Việt Nam chỉ đáp ứng 20-30% nhu cầu thế giới. Chính vì vậy các địa phương, các đơn vị ở khu vực Tây Nguyên cần tiếp tục trồng và phát triển chanh leo theo quy mô lớn”, ông Đinh Cao Khuê kiến nghị.

Ngoài ra tại khu vực Tây Nguyên hiện nay, DOVECO có 1.200 ha trồng dứa tại Gia Lai, chỉ mất 9 tháng đã có thể xử lý, chế biến.

“Quả dứa trồng tại Tây Nguyên có đặc điểm ít sâu bệnh, năng suất cao với 45-70 tấn tùy loại. Với mức tiêu thụ 200-250 tấn/ngày của DOVECO, thời gian tới Công ty sẽ cung cấp giống và sẵn sàng kí hợp đồng bao tiêu sản phẩm đối với những vùng nguyên liệu”, Chủ tịch HĐQT DOVECO nhấn mạnh.

Bên cạnh đó, DOVECO cũng đang có nhu cầu số lượng lớn đối các loại hoa quả xoài Đài Loan, xoài keo, bơ… Công ty sẵn sàng cung cấp hợp đồng bao tiêu lâu dài cho các vùng nguyên liệu tại Tây Nguyên.

“Để tìm được vùng đất màu mỡ như Tây Nguyên là rất khó. Nếu khắc phục được công tác tưới tiêu trong mùa khô thì khó có vùng đất nào có những lợi thế, điều kiện thuận lợi như Tây Nguyên. Thị trường thế giới có nhu cầu rất cao với sản phẩm hoa quả nhưng sức chế biến của Việt Nam vẫn chưa cao. Chính vì thế các doanh nghiệp trong nước cần liên kết, hợp tác với nhau để tận dụng tốt những lợi thế của Tây Nguyên, đẩy mạnh xuất khẩu chế biến hoa quả tươi”, ông Đinh Cao Khuê kiến nghị.

Ông Khuê cũng đưa đề xuất trong thời gian tới cần có nhiều hơn những chương trình, diễn đàn chuyên sâu về sản phẩm cụ thể như bơ, chanh leo…

Đồng tình với những ý kiến của đại diện DOVECO, Thứ trưởng Trần Thanh Nam cho rằng vấn đề vùng nguyên liệu rất quan trọng và cần được quan tâm nhiều hơn. “Các địa phương và Sở NN-PTNT các tỉnh cần rà soát lại các vùng nguyên liệu để xây dựng những chuỗi mô hình liên kết gắn với hoạt động của HTX, qua đó đảm bảo vùng nguyên liệu cho các nhà máy chế biến”, Thứ trưởng nhấn mạnh.

10h20

Tìm nguồn cung sản phẩm OCOP, hữu cơ

Công ty Hạt giống & Nông sản Năm Sao tại Hà Nội mong muốn được kết nối với các nhà sản xuất tại Tây Nguyên để có sản phẩm OCOP, sản phẩm hữu cơ bán tại các chuỗi cửa hàng thực phẩm sạch trong các khu dân cư, phục vụ  bữa ăn trường học, nhà máy tại Hà Nội. Liên hệ: Hotline, Zalo: 0969576207.

10h20

Sầu riêng tìm người mua

HTX trái sạch Đinh Lạc, sản phẩm sầu riêng, 150 tấn/năm; Địa chỉ: thôn Tân Phú 1, xã Đinh Lạc, Di Linh, Lâm Đồng. Điện thoại: 0979831804 (Nguyễn Văn Hóa).

10h20

Một số điểm cung cấp mắc ca, cà phê tại Lâm Đồng

- HTX Nông sản sạch Hòa Trung, sản phẩm sầu riêng 900 tấn/năm; bơ 034 500 tấn/năm; địa chỉ số 81-thôn 5 -Hòa Trung - Di Linh - Lâm Đồng; Điện thoại: 0948590519 (ông Đoàn Ánh Sáng - Giám đốc).

- HTX Mắc ca Di Linh, sản phảm mắc ca sấy thành phẩm 20 tấn/năm; OCOP 3 sao. Địa chỉ số 119 - Tân Lạc 1 - xã Đinh Lạc - huyện Di Linh - Lâm Đồng. Điện thoại: 0989316520 (ông Lê Văn Trường).

- Công ty Mắc ca Mai Thao, mắc ca thành phẩm; OCOP 4 sao; 30 tấn/năm; địa chỉ 6A, thôn 8, xã Gia Hiệp, huyện Di Linh, Lâm Đồng. Điện thoại: 0348481171 (Mai Thị Dược).

- Công ty Mắc ca Việt, sản phẩm mắc ca 4 sao 70 tấn/năm; Địa chỉ: 162, thôn 1, Hòa Trung, Di Linh, Lâm Đồng. Điện thoại: 0977771337 (Lưu Quốc Chính).

- Cà phê Thuần Trịnh, sản phẩm cà phê hữu cơ OCOP 4 sao; sản lượng 5 tấn/năm; Địa chỉ: 100 Quốc lộ 20, Tân Phú 2, xã Đinh Lạc, huyện Di Linh, tỉnh Lâm Đồng. Điện thoại: 0366300806 (Trịnh Tấn Vinh).

10h10

Bán hạt mắc ca sấy

Sản phẩm hạt mắc ca sấy; Macca DiLinh - OCOP 3 sao, sản lượng 30 tấn/năm; địa chỉ thôn 1, Hòa Nam, Di Linh, Lâm Đồng. Điện thoại: 0964691769 (Phạm Thị Út).

10h10

Túi hút ẩm bảo quản, vận chuyển nông sản

Công ty CQD AG & SECCO cung cấp các sản phẩm hút ẩm, túi hút ẩm cho khâu đóng gói, bảo quản, vận chuyển giành cho các sản phẩm nông nghiệp, chế biến thực phẩm và thủy hải sản. Các đơn vị HTX, DN, tổ chức quan tâm. Liên hệ: John Châu 0933 888986; Email: johnchau.ce@gmail.com.

10h10

Thu mua nông sản hữu cơ

Công ty TNHH Thuận Nhiên Minh Bạch chuyên thu mua và làm nhà phân phối nông sản an toàn, hữu cơ, tự nhiên cho hệ thống bán lẻ toàn quốc. Liên hệ: 0378638464 Zalo / facebook.com/thuannhienminhbach / thuannhienminhbach88@gmail.com / 514 Đại Mỗ, Nam Từ Liêm, Hà Nội.

10h10

Thu mua chanh leo, khoai lang tím

- Công ty Khải Minh cần thu mua chanh leo, khoai lang tím phục vụ xuất khẩu, mời liên hệ: 0878588889.

- Teak Vietnam có nhu cầu mua chanh leo xuất đi Hàn Quốc, vui lòng gửi thông tin qua: teakvietnam@gmail.com

10h05

Sẽ có sàn giao dịch thương mại nông sản Quốc gia

unnamed

Ảnh minh họa.

Trao đổi về ý kiến của ông Hồ Phước Thành - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai về việc xây dựng sàn giao dịch nông sản, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Trần Thanh Nam cho biết: “Trong thời gian tới, Diễn đàn sẽ xây dựng sàn giao dịch nông sản của cả nước”.

Để sàn giao dịch hoạt động có hiệu quả và kết nối tốt người mua và người bán, Thứ trưởng Trần Thanh Nam đề nghị lãnh đạo các địa phương chỉ đạo sát sao để cập nhật các thông tin về tình hình sản xuất, các địa chỉ vùng trồng cũng như đề xuất, kiến nghị tháo gỡ khó khăn. Qua đó đem lại lợi ích giữa người sản xuất cũng như doanh nghiệp, tập đoàn bán lẻ.

Bên cạnh đó, đối với việc xây dựng Đề án Chương trình Mỗi xã một sản phẩm, Thứ trưởng Trần Thanh Nam cho biết, Bộ NN-PTNT đã trình Chính phủ dự thảo Đề án này. Dự kiến trong đầu tháng 10, Chính phủ sẽ xem xét, phê duyệt. Bộ NN-PTNT cũng đang tập hợp hồ sơ để chấm các sản phẩm OCOP 5 sao và sản phẩm OCOP quốc gia từ các địa phương gửi về để tổ chức đánh giá, chấm điểm.

Hiện nay, sàn thương mai điện tử sản phẩm OCOP cũng đã đi vào hoạt động, với việc cập nhật thông tin sản phẩm OCOP của Trà Vinh, Bến Tre và Bắc Kạn. Bởi vậy, Thứ trưởng Trần Thanh Nam đề nghị các địa phương trao đổi với Văn phòng Điều phối Trung ương xây dựng nông thôn mới và Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp, nông thôn để chúng ta kết nối, cập nhật các thông tin về sản phẩm OCOP trên sàn giao dịch thương mại điện tử.

10h00

Tìm nguồn cung nông sản khô, trái cây tươi

Công ty Cổ phần DOLPHIN tìm nguồn cung nông sản khô, trái cây tươi – sấy dẻo và những sản phẩm OCOP để tiêu thụ trong nước, xuất khẩu châu Âu. Liên hệ Ms. Vân Dolphin 0962423562 - Zalo (vancaheo1@gmail.com).

10h00

Xây dựng những gian hàng OCOP vùng miền đặc trưng

Bà Vũ Thị Hậu, Chủ tịch Hiệp hội bán lẻ cho rằng, các sản phẩm của Tây Nguyên có rất nhiều đặc sản và có mặt tại nhiều siêu thị lớn của cả nước.

“Các nhà bán lẻ luôn rộng cửa chào đón các nhà sản xuất để đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng. Nhưng 2 bên cũng cần mối liên kết chặt chẽ hơn, đặc biệt là trong điều kiện dịch bệnh để có thể bán hàng đa kênh, đưa sản phẩm tốt nhất ra thị trường”, bà Hậu nói.

Đại diện Hiệp hội bán lẻ ví dụ, các sản phẩm như sầu riêng, bơ khi đến Hà Nội thì người tiêu dùng cần phải biết khi nào thì ăn được, ăn ngon nhất. Muốn giải quyết được vấn đề này, cần có sự liên kết, tư vấn từ nhà sản xuất với nhà bán lẻ, khi thực hiện được điều này thì thương hiệu của cả 2 bên đều được nâng lên trong lòng người tiêu dùng.

Ngoài ra, bà Hậu cũng gợi ý về việc xây dựng những gian hàng OCOP vùng miền đặc trưng để người tiêu dùng dễ dàng tiếp cận sản phẩm hơn, đặc biệt Tây Nguyên là khu vực có nhiều sản phẩm như vậy.

“Rất mong các địa phương, ngoài mong muốn tiêu thụ sản phẩm thì cần tạo điều kiện cho nhà sản xuất, nhà bán lẻ lưu thông hàng hóa được thuận tiện, giảm chi phí trung gian”, bà Hậu kiến nghị thêm vì chi phí tăng sẽ ảnh hưởng đến lợi nhuận của khối bán lẻ.

9h50

Bơ sạch VietGAP ở Đắk Nông tìm đầu ra

Trang trại Xuka Avocado Đắk Mil, Đắk Nông, Tổ hợp bơ sạch VietGAP, mong muốn kết nối với các công ty ở các tỉnh thành khác để tìm đầu ra cho sản phẩm của tổ hợp. Điện thoại: 090.888.6788 (Mr San) và 0908.377.377 (Mr Huy).

9h50

Xúc tiến tiêu thụ nông sản

Vũ Oanh đang xúc tiến xuất nhập khẩu Quốc tế, kết nối thương mại sỉ trong nước. Các sản phẩm Tây Nguyên khách hàng đang có nhu cầu sau:

1. Cà phê, tiêu, điều xuất đi Nga, Dubai, Pakistan, cụ thể kết nối chi tiết để gửi báo giá và hàng mẫu.

2. Doanh nghiệp tại Việt Nam có nhu cầu gia công sản phẩm cafe, mắc ca.

3. Hội doanh nghiệp Việt Nam tại Mỹ có 10 suất miễn phí trưng bày sản phẩm hàng hóa Việt Nam tại Trung tâm xúc tiến New York. Chương trình do đàm phán MQH của TGĐ Cty XNK cung ứng hàng hóa cho chuỗi 250 siêu thị tại Mỹ tài trợ: Sản phẩm có café, tiêu, điều, macca trà, bột rau củ quả…

Doanh nghiệp, cá nhân nào có các sản phẩm trên, quan tâm inbox trao đổi thêm cùng Vũ Oanh qua ĐT/zalo: 0944261186, email: xnkactone@gmail.com.

9h50

Trồng, chế biến sản phẩm từ trái nhàu hữu cơ

Công ty TNHH xuất nhập khẩu nông nghiệp và dược liệu Phong Thảo – chuyên trồng, chế biến các sản phẩm từ trái nhàu hữu cơ: Tổ 10, ấp Phú Thiện, xã Hòa Hiệp, huyện Xuyên Mộc, Bà Rịa - Vũng Tàu.

Văn phòng tại Hà Nội, Địa chỉ: Số 322C, đường Âu Cơ, phường Nhật Tân, quận Tây Hồ, TP Hà Nội.

Điện thoại: 0904 559 893Email: htnngoaibac@gmail.com Website: nhausachhuuco.com - nhauphongthao.com

9h40

Đầu cầu TP Buôn Ma Thuột có công ty, HTX sau cần kết nối

- Công ty cổ phần Nam Tây Nguyên, sản phẩm cà phê rang xay (OCOP 3 sao), sản lượng 15 tấn/tháng; Địa chỉ: 117/14/1 Trần Quý Cáp, P. Tự An, TP. Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk; Điện thoại: 0905568787

- Công ty TNHH Thu Nhơn, sản phẩm bơ booth (OCOP 3 sao), sản lượng 50 tấn bơ booth, 20 tấn bơ đông lạnh cần kết nối tiêu thụ ngay; địa chỉ: 60 Nguyễn Chí Thanh, P. Tân An, TP. Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk; Điện thoại: 0906414749

- Công ty cổ phần Ban Mê Green Farm, sản phẩm rau củ quả, cà chua trái cây; sản lượng 1 tấn/ngày; địa chỉ 47 Dương Văn Nga, P.Tân Thành, TP. Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk; Điện thoại: 0949515888

- Công ty TNHH MTV Kiên Cường, sản phẩm cà phê nguyên chất Kiên Cường, sản lượng 50kg/ngày; địa chỉ 05 Hoàng Hoa Thám, P. Tân Tiến, TP. Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk; Điện thoại: 0935720099

- HTX nông nghiệp dịch vụ Thuận Thành Đạt Lý, TP. Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk, sản phẩm sầu riêng, bơ VietGAP, sản lượng 700 tấn/năm; Điện thoại: 0986699173

- HTX nông nghiệp và dịch vụ sản xuất bún miến phở khô Chi Lăng - Khánh Xuân, TP. Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk; sản phẩm bún, miến, phở khô đạt chứng nhận vệ sinh ATTP; sản lượng 600 tấn các loại/năm; Điện thoại: 0386580890

9h30

Rau sạch chuẩn VietGAP tìm đầu ra

Thông qua diễn đàn, rau sạch GREEN FARM chuẩn VietGAP muốn tìm đầu ra cho các sản phẩm rau sạch (kale, đọt su su, lơ baby, dưa leo baby, ớt chuông, cà tím Ấn Độ,...),  với trên 50 mặt hàng rau tại địa phương. Công ty khẳng định đóng gói sản phẩm theo yêu cầu. Địa chỉ: Lạc Xuân - Đơn Dương, Điện thoại: 0328975668 (Ms Nhàn).

9h25

Rau, củ, quả tìm đầu ra

Tại diễn đàn, HTX Nông nghiệp công nghệ cao Đăk Ha (DAK HA HI-TECH COOP) muốn giới thiệu sản phẩm rau, củ, quả như su su, bắp cải, củ cải trắng, bí đỏ, bí đao.

HTX mong các doanh nghiệp quan tâm và hợp tác liên hệ theo số điện thoại: 0912505750 - Email: dakhahitechcoop@gamil.com.vn.

9h25

Nhu cầu thu mua nông sản đạt tiêu chuẩn xuất khẩu

HTX tham dự diễn đàn Công ty Cổ phần thực phẩm Sun Hee giới thiệu việc chuyên kinh doanh các loại nước uống dinh dưỡng sức khỏe từ nguyên liệu nông sản Việt. Một số sản phẩm tiêu biểu của công ty như nước gạo Sun Hee, nước trái cây Sun Hee...

Thông qua diễn đàn, công ty bày tỏ nhu cầu thu mua các mặt hàng nông sản đạt tiêu chuẩn xuất khẩu như: sầu riêng, trái cây, cà phê, các loại bột trái cây…

Các doanh nghiệp và HTX quan tâm xin vui lòng liên hệ qua các kênh sau:

Email: nguyenhuuthong@sunhee.vn, Điện thoại: 0925025198 Hoặc Ms Hồ Ngọc: 0934167188 Email: ngoc.sunheefood@gmail.com.

9h20

Lâm Đồng mong kết nối với các doanh nghiệp trong và ngoài nước

“Từ nay đến cuối năm, một số nông sản cần kết nối như cà phê là 525.000 tấn; rau quả 1,1 triệu tấn; bơ 12.000 tấn; sầu riêng 20.000 tấn. Mặc dù Lâm Đồng đã tích cực kết nối, song sắp tới thời kỳ thu hoạch cao điểm, rất mong được sự hỗ trợ từ Tổ công tác 970 của Bộ NN-PTNT”, ông Phạm S, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng, cho biết.

Theo ông S, hiện nay do ảnh hưởng tiêu cực từ dịch Covid-19, nhiều tập đoàn lớn, nhiều quốc gia gặp khó khăn trong sản xuất nông nghiệp. Do đó, ông S kiến nghị Bộ Công thương đứng ra kết nối với các doanh nghiệp trong và ngoài nước.

Lâm Đồng là địa phương có nhiều điều kiện thuận lợi phát triển nông sản. Trong đó có 70.000 ha rau củ quả với năng suất 2,5 triệu tấn; 170.000 ha cà phê với sản lượng 250.000 tấn; 10.000ha sầu riêng, sản lượng 100.000 tấn.

Đại diện UBND tỉnh Lâm Đồng cho biết 100% nông sản địa phương ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp thông minh, nông nghiệp hữu cơ. Riêng với TP.HCM, tỉnh Lâm Đồng đã đưa tới 6.000 tấn nông sản để hỗ trợ người dân.

9h20

Dược liệu thô và chế biến tìm đầu ra

Tại diễn đàn, chúng tôi nhận được thông tin Công ty TNHH Thảo dược Tây Nguyên - Kon Tum sản xuất các loại dược liệu thô và chế biến gồm: Sâm dây Ngọc Linh tươi, khô; Khổ qua rừng khô; Trà sâm dây Ngọc Linh DATO; Trà khổ qua rừng DATO; Lá xông giải cảm; Măng khô; Táo mèo khô.

Các đơn vị có nhu cầu vui lòng liên hệ: 0985.797.368 - 0962.250.987

Web: thaoduoctaynguyen.vn

9h15

Tìm đối tác phát triển vùng nguyên liệu xuất khẩu

Thông qua diễn đàn, Hoavi food mong muốn phát triển vùng nguyên liệu ổn định xuất khẩu (tươi + chế biến) đi thị trường Đông Bắc Á, Nga và cần liên hệ với các HTX, farm, vùng trồng tiêu chuẩn chuối, bơ, măng cụt, vải…

Doanh nghiệp, cá nhân quan tâm vui lòng liên hệ qua số điện thoại 0989376869 (Nguyễn Lan Hương).

9h10

Sản phẩm OCOP Kon Tum muốn tham gia chuỗi cung ứng theo hình thức gói combo nông sản

sam-ngoc-linh-trong-10-15-nam-tuoi

Sản phẩm sâm Ngọc Linh.

Theo Phó Chủ tịch UBND tỉnh Kon Tum Nguyễn Hữu Tháp, so với các địa phương khác tại khu vực Tây Nguyên, quy mô diện tích sản xuất cũng như sản lượng nông sản của tỉnh vẫn còn khiêm tốn.

“Tuy nhiên bù lại tỉnh Kon Tum lại có những sản phẩm chủ lực mang lại giá trị cao như cà phê với 300.000 ha, cao su với 80.000 ha, sâm Ngọc Linh và các loại dược liệu với 30.000 ha. Ngoài ra, tỉnh Kon Tum hiện có 109 sản phẩm OCOP từ 3 - 5 sao”, ông Nguyễn Hữu Tháp thông tin tại Diễn đàn.

Cũng theo lãnh đạo UBND tỉnh Kon Tum, trong thời gian ngắn tới, những sản phẩm chủ lực này sẽ đến mùa thu hoạch nhưng do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 nên công tác vận chuyển gặp khó khăn dẫn đến tồn đọng và khó tiêu thụ. Đặc biệt là đối với các sản phẩm cà phê bột, cà phê hạt, cà phê hòa tan, cá nước ngọt…

Từ thực tế đó, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Kon Tum đề nghị Bộ NN-PTNT, Tổ công tác 970 cũng như các doanh nghiệp quan tâm đến khâu tiêu thụ, đầu tư xây dựng chuỗi siêu thị, cơ sở chế biến những sản phẩm chủ lực giá trị cao của tỉnh. Bên cạnh đó hỗ trợ công tác vận chuyển, hỗ trợ thông tin nhu cầu tiêu dùng để tỉnh có thể chủ động chỉ đạo sản xuất.

“Ngoài ra, sản phẩm OCOP Kon Tum cũng rất mong muốn được tham gia vào chuỗi cung ứng nông sản theo hình thức gói combo nông sản mà Tổ công tác 970 đã triển khai rất hiệu quả trong thời gian qua”, ông Nguyễn Hữu Tháp bày tỏ.

9h10

Sản phẩm cà phê bột đạt OCOP 4 sao tìm đầu ra

Tại diễn đàn, HTX Công Bằng Thuận An, Đăk Mil, Đăk Nông liên hệ giới thiệu sản phẩm cà phê bột được công nhận sản phẩm OCOP 4 sao. Điện thoại: 0905229113 (điểm cầu huyện Đăk Mil).

9h05

Sản phẩm OCOP 5 sao tìm đầu ra

Tại diễn đàn, chúng tôi nhận được thông tin từ Công ty CP Dược Lâm Đồng (Ladophar). Theo đó, công ty muốn giới thiệu sản phẩm đạt OCOP 5 sao là Trà Actiso Nhất Diệp Nguyên Hương, Cao ống Actiso, LadoDetox PureBoy và LadoDetox Nosamin.

"Toàn bộ quy trình sản xuất của Ladophar đều đảm bảo chất lượng GMP-WHO và HACCP", phía công ty khẳng định và mong các doanh nghiệp quan tâm cũng như hợp tác.

Thông tin liên hệ: Số điện thoại: 0903955567 - Email: info@ladophar.com.vn.

9h00

Vận chuyển miễn phí hàng hóa, nông sản

Hiện Bộ Tư lệnh Vùng 2 phối hợp với 13 tỉnh thành phía Nam trong việc hỗ trợ VẬN CHUYỂN MIỄN PHÍ HÀNG HOÁ, NÔNG SẢN từ các tỉnh phía Nam đến TP.HCM và ngược lại trong thời gian thực hiện giãn cách xã hội.

Điểm giao nhận tại cảng TP.HCM: Cảng Lữ đoàn 125, Vùng 2 Hải quân, P. Cát Lái, TP.Thủ Đức, TP.HCM.

Doanh nghiệp có nhu cầu vui lòng gửi công văn đề nghị đến Bộ Tư lệnh Vùng 2 cho cán bộ phụ trách theo thông tin như sau: Nguyễn Phúc Điền - Đại úy - Trợ lý dân vận Bộ Tư lệnh Vùng 2 Hải quân – 0914869990 / 0368557148 (Zalo, SMS)

Kính thông báo đến các Anh Chị được biết và kết nối. Thông tin thêm về vận chuyển, giao thương Hotline: 0888197247.

8h50

Chủ trang trại ở Gia Lai kết nối trực tiếp với Diễn đàn 970 chào bán 4.000 tấn khoai lang

Ông Hồ Phước Thành - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai, cho biết: Sản lượng cà phê của tỉnh Gia Lai khoảng 250.000 tấn, hồ tiêu 50.000 tấn, cao su 120.000 tấn. Còn trái cây thì có 18.000ha (chủ yếu là bơ, sầu riêng, chanh leo, mít, chuối, xoài…) và 34.000ha rau các loại.

Đặc biệt, Gia Lai là tỉnh có tổng đàn gia súc lớn với trên 1 triệu con trâu, bò, heo. Nông dân đã chuyển hướng sang sản xuất tập trung theo công nghiệp công nghệ cao. Đồng thời, toàn tỉnh Gia Lai có 149 sản phẩm OCOP.

Thời gian qua, do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, một số mặt hàng nông sản có dấu hiệu tồn đọng. Do đó, thông qua diễn đàn hôm nay, ông Hồ Phước Thành mong các đơn vị sẽ kết nối để tiêu thụ sản phẩm cho bà con nông dân tỉnh Gia Lai.

Đặc biệt, trong 3 tháng tới là vụ thu hoạch một số loại trái cây và rau, củ quả.

“Diện tích sầu riêng, bơ, mít, nhãn… chuẩn bị bước vào thời kỳ thu hoạch, đặc biệt là 6.000ha rau cho thu hoạch thường xuyên. Ngoài ra còn có khoảng 1.000ha khoai lang với tổng sản lượng trên 10.000 tấn”.

Ông Hồ Phước Thành đề nghị Tổ công tác 970 của Bộ NN-PTNT có một sàn giao dịch thương mại điện tử để làm sao kết nối được các tổ kết nối tiêu thụ nông sản tại các địa phương và các doanh nghiệp, giúp người mua, người bán gặp nhau qua sàn một cách thường xuyên, bởi không phải lúc nào chúng ta cũng tổ chức diễn đàn một cách thường xuyên được.

Thứ hai, tỉnh Gia Lai mong muốn Bộ NN-PTNT phối hợp với Bộ Công thương và Bộ Kế hoạch Đầu tư có kế hoạch thu hút đầu tư trên các địa bàn tỉnh, nhất là các doanh nghiệp chế biến, thu mua nông sản cho bà con.

Liên quan đến vấn đề trên, tại Diễn đàn, ông Nguyễn Ngọc Thạch – Tổng Biên tập Báo Nông nghiệp Việt Nam cho biết: “Chủ trang trại khoai lang Farm Azuma (địa chỉ tại xã Laglai, huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai – số điện thoại 0989376869) vừa nhắn tin cho chúng tôi và thông tin, hiện nay trang trại có 145ha trồng khoai lang, sản lượng khoảng 4.000 tấn. Dự kiến thời điểm thu hoạch từ tháng 10 đến tháng 12 năm nay. Rất mong được kết nối với các đơn vị thu mua, bao tiêu sản phẩm”.

8h35

Nông sản Đắk Nông tiêu thụ tốt nhưng cần đẩy mạnh chế biến sâu, kinh doanh trực tuyến

Ông Lê Trọng Yên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Nông cho biết, lĩnh vực nông nghiệp chiếm 37,6% tỷ trọng kinh tế và giá trị xuất khẩu đạt 800 triệu USD/năm, chiếm 80% giá trị xuất khẩu của tỉnh. Thời gian dịch vừa qua, có một số nông sản giảm giá nhưng không gây thiệt hại, đặc biệt, các sản phẩm nông sản của tỉnh không bị ùn tắc.

Đại diện UBND tỉnh Đắk Nông cho biết thêm, địa phương đang có 44 chuỗi liên kết sản xuất tiêu thụ, cà phê, hồ tiêu, chanh leo, cây ăn quả nhưng chuỗi chưa bền vững để đáp ứng nhu cầu chế biến sâu và xuất khẩu.

Theo ông Yên, đến nay tỉnh cấp được 24 mã vùng trồng và 8 mã cơ sở đóng gói nhưng mỗi lĩnh vực chỉ hoạt động hiệu quả được 2 mã. Để cải thiện tình trạng trên, đại diện tỉnh Đắk Nông kiến nghị, trong tháng 9, 10 tỉnh còn một số sản phẩm rau, quả tươi cần được kết nối tiêu thụ như 7.000-9.000 tấn bơ, 12.000-15.000 tấn sầu riêng và một số sản phẩm khác.

Về dài hạn, ông Yên đề nghị các bộ ngành có chương trình, đề án, chính sách để thúc đẩy liên kết vùng, kết nối sản xuất, ứng dụng công nghệ để nâng cao hiệu quả sản xuất, tiêu thụ trực tuyến và đặc biệt là tăng cường chất lượng chế biến sâu cho nông sản của tỉnh.

8h15

Đắk Lắk có 20.000 tấn sầu riêng đến kỳ thu hoạch cần kết nối tiêu thụ sớm

sau rieng

Đắk Lắk đang còn tồn 20.000 tấn sầu riêng. Ảnh minh họa: Zing.

Đại diện UBND tỉnh Đắk Lắk cho biết, tỉnh này đang có 20.000 tấn sầu riêng, 10.000 tấn bơ đến kỳ thu hoạch cần kết nối tiêu thụ sớm để được giá tốt nhất.

"Do ảnh hưởng của dịch Covid-19 nên việc lưu thông khó khăn giữa vùng nguyên liệu đến các cơ sở chế biến và tiêu thụ", vị đại diện phát biểu. Đắk Lắk đề nghị Tổ công tác 970 hỗ trợ kết nối với các địa phương khác để nhanh chóng tiêu thụ số nông sản nêu trên.

"Hiện có một số doanh nghiệp ở phía Nam đang tìm nguồn cung sầu riêng, bơ. Sau Diễn đàn hôm nay, các doanh nghiệp sẽ chủ động liên hệ với Đắk Lắk", đại diện Tổ công tác 970 đáp lời đại diện tỉnh Đắk Lắk.

  • Tags:
Xem thêm
Kỷ luật ông Vương Đình Huệ, chưa xem xét kỷ luật ông Võ Văn Thưởng

Bộ Chính trị quyết định thi hành kỷ luật Cảnh cáo ông Vương Đình Huệ, chưa xem xét, xử lý kỷ luật ông Võ Văn Thưởng do đang điều trị bệnh.

Hậu Giang: 200ha diện tích nông nghiệp được xác nhận an toàn thực phẩm

Hậu Giang khẳng định vị thế phát triển nông nghiệp an toàn với hơn 200ha được xác nhận an toàn thực phẩm, gồm chuỗi giá trị cây ăn trái, lúa gạo, thủy sản, rau màu.

Nhận quà khủng, chủ xe VF 6 chốt cọc với mức giá từ 579 triệu đồng

VF 6 đang là mẫu xe đáng mua nhất phân khúc khi chi phí bỏ ra cho chiếc xe chưa đến 600 triệu đồng nhưng giá trị nhận được thì vượt xa con số này.

Viện Cây ăn quả miền Nam đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất

Tiền Giang Viện Cây ăn quả miền Nam (Sofri) vừa tổ chức lễ đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất và kỷ niệm 30 năm thành lập Viện 1994 - 2024.