| Hotline: 0983.970.780

Diện mạo nông thôn mới Bắc Ninh 5 năm tới sẽ ra sao?

Thứ Sáu 20/11/2020 , 08:18 (GMT+7)

Với những kết quả đạt được thời gian qua, Bắc Ninh đã xây dựng và đề ra các giải pháp đẩy mạnh thực hiện hương trình MTQG xây dựng NTM giai đoạn 2021-2025.

ĐỀ XUẤT TRIỂN KHAI CHƯƠNG TRÌNH XÂY DỰNG NTM 2021-2025

Bắc Ninh xác định mục tiêu xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021- 2025 nhằm tạo cho nông thôn xứ Kinh Bắc một diện mạo văn minh, văn hóa, sản xuất phát triển, đời sống nhân dân được nâng cao, nông thôn phát triển theo hướng đô thị hóa. Phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới vào năm 2020, tạo tiền đề trở thành thành phố trực thuộc Trung ương vào năm 2022.

Cụ thể, giai đoạn 2021-2025, ít nhất 2 huyện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao và nông thôn mới kiểu mẫu. 50% số xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao (vùng Đồng bằng sông Hồng là 40%) và khoảng 20% số xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu (vùng Đồng bằng sông Hồng là 10%).

Các công trình hạ tầng thiết yếu (giao thông, điện, nước, trường học, trạm y tế) hiện đại, được duy tu, bảo dưỡng thường xuyên. Chất lượng cuộc sống của cư dân nông thôn được nâng cao, thu nhập bình quân của người dân nông thôn đến năm 2025 tăng ít nhất 1,8 lần so với năm 2020.

Riêng năm 2021, Bắc Ninh phấn đấu có 7 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao. Thu nhập bình quân đầu người/năm ở nông thôn đạt trên 70 triệu đồng; tỷ lệ hộ nghèo khu vực nông thôn còn 1,2%, tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế trên 93%, tỷ lệ hộ dân sử dụng nước sạch đạt 85%, tỷ lệ thu gom, xử lý rác thải trên địa bàn nông thôn trên 95%.

Dự kiến tổng nhu cầu vốn ngân sách thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025 là 12.068.541 triệu đồng, trong đó ngân sách tỉnh 7.098.378 triệu đồng; ngân sách huyện, xã 4.930.163 triệu đồng; vốn lồng ghép 40.000 triệu đồng. Khả năng huy động các nguồn lực khác, gồm vốn tín dụng 900.000 triệu đồng, vốn doanh nghiệp 100.000 triệu đồng, dân cư đóng góp 50.000 triệu đồng.

Bắc Ninh xác định sản xuất là gốc rễ, là điều kiện đảm bảo nâng cao thu nhập, xây dựng nông thôn mới bền vững, xanh- sach- đẹp.

Bắc Ninh xác định sản xuất là gốc rễ, là điều kiện đảm bảo nâng cao thu nhập, xây dựng nông thôn mới bền vững, xanh- sach- đẹp.

NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP CHỦ YẾU ĐỂ THỰC HIỆN THÀNH CÔNG

Tiếp tục phát động và nâng cao chất lượng các phong trào thi đua trong xây dựng nông thôn mới; đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền, nâng cao nhận thức để cán bộ, đảng viên và người dân hiểu đầy đủ bản chất nhân văn của xây dựng nông thôn mới, quán triệt tư tưởng "Xây dựng nông thôn mới có điểm khởi đầu, không có điểm kết thúc”.

Tập trung chỉ đạo các huyện, thị xã, thành phố tiếp tục rà soát các mục tiêu của giai đoạn 2016-2020 để hoàn thành; chủ động bắt tay vào xây dựng chương trình, kế hoạch xây dựng nông thôn mới giai đoạn sau năm 2020 theo hướng rõ mục tiêu, rõ việc, gắn sát với điều kiện thực tiễn.

Tập trung phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập người dân theo hướng bền vững, ứng phó với biến đổi khí hậu, trong đó căn cứ Quy hoạch chung đô thị Bắc Ninh đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt, các quy hoạch vùng, phân khu và với mục tiêu phấn đấu đến năm 2022 Bắc Ninh trở thành thành phố trực thuộc Trung ương.

Các địa phương tiếp tục đẩy mạnh thực hiện cơ cấu lại ngành nông nghiệp, đổi mới mô hình tăng trưởng gắn với phát triển nông nghiệp sạch, nông nghiệp hữu cơ và an toàn sinh học theo 2 hướng:

Thư nhất, đối với các xã trong quy hoạch khu vực đô thị lõi, khu công nghiệp tập trung, những địa phương có tốc độ đô thị hóa, công nghiệp hóa nhanh cần rà soát các khu sản xuất tập trung, khuyến khích các doanh nghiệp, chủ trang trại đầu tư sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao vào những lĩnh vực thu hồi vốn nhanh như trồng hoa, cây cảnh, rau an toàn; không khuyến khích ứng dụng công nghệ cao vào những sản phẩm có thời gian thu hồi vốn trên 10 năm.

Thứ hai, với các xã vùng thuần nông tiến hành rà soát quy hoạch nông thôn mới theo hướng mỗi huyện có 1-2 sản phẩm chủ lực hoặc 1-2 doanh nghiệp đầu tư phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, mỗi xã có ít nhất 1 khu sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao của người dân, chủ trang trại trong vùng sản xuất tập trung phù hợp với điều kiện, lợi thế của từng địa phương.

 Khuyến khích chuyển nhượng hoặc cho thuê ruộng đất theo quy định của pháp luật để tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân, nhất là các doanh nghiệp có đất đầu tư phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.

 Phát triển liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị, tăng cường khâu bảo quản và chế biến hàng nông sản; hình thành các trung tâm kết nối, xúc tiến tiêu thụ, xuất khẩu sản phẩm gắn với chuỗi các chợ đầu mối hoặc trung tâm cung ứng hàng nông sản hiện đại, sàn giao dịch nông sản.

Xây dựng nông thôn mới của tỉnh Bắc Ninh hướng tới mục tiêu đến năm 2022, tỉnh này trở thành thành phố trực thuộc Trung ương.

Xây dựng nông thôn mới của tỉnh Bắc Ninh hướng tới mục tiêu đến năm 2022, tỉnh này trở thành thành phố trực thuộc Trung ương.

Tăng cường nghiên cứu xây dựng, quản lý nhãn hiệu, thương hiệu cho các sản phẩm nông sản góp phần nâng cao khả năng cạnh tranh; đưa cơ giới hóa vào sản xuất nông nghiệp; phát triển chăn nuôi trang trại xa khu dân cư. Phát triển nuôi trồng thuỷ sản theo hướng thâm canh, ứng dụng công nghệ cao.

Khuyến khích, hỗ trợ phát triển tiểu thủ công nghiệp, ngành nghề nông thôn, tích cục thực hiện Chương trình Mỗi xã, phường, thị trấn một sản phẩm tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2018-2020, định hướng đến năm 2030 và chương trình bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống. Thực hiện tốt chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp và hạ tầng nông thôn.

 Tiếp tục đổi mới phương thức thực hiện và nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo hướng gắn đào tạo nghề với triển khai các mô hình, dự án phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị cụ thể, theo nhu cầu hoặc dự án đầu tư ở nông thôn của doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế...

Đồng thời, tỉnh Bắc Ninh đề nghị Trung ương sớm ban hành Bộ tiêu chí Quốc gia về nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025; Quy định chức năng, nhiệm vụ Văn phòng điều phối Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới các cấp.

Đối với bộ tiêu chí nông thôn mới, cần xây dựng khung bộ tiêu chí theo bậc thang đạt các mức độ khác nhau. Trong bộ tiêu chí có phân hạng đánh giá địa phương đạt chuẩn nông thôn mới các mức độ 1, 2, 3… để phân hạng đánh giá các địa phương lâu dài, bền vững. Các mức độ đạt chuẩn có thể thay đổi theo từng giai đoạn và yêu cầu thực tế.

Phân cấp, trao quyền cho cấp xã, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho người dân và cộng đồng thực sự làm chủ trong xây dựng nông thôn mới theo cơ chế đầu tư đặc thù rút gọn; đảm bảo tính công khai minh bạch và trách nhiệm trong suốt quá trình thực hiện Chương trình. 

Kiến nghị, đề xuất

Điều chỉnh, bổ sung Bộ tiêu chí xây dựng nông thôn mới các cấp (tỉnh, huyện, xã) áp dụng cho giai đoạn mới được phù hợp với bối cảnh tình hình mới theo các mức độ chất lượng (đạt chuẩn, nâng cao, kiểu mẫu).

Điều chỉnh, bổ sung các nội dung và các giải pháp xây dựng nông thôn mới gắn với quá trình đô thị hóa cho giai đoạn sau năm 2020.Tiếp tục tháo gỡ các bất cập trong quản lý, sử dụng đất đai hiện nay; có các cơ chế, chính sách thông thoáng, trao quyền chủ động cao hơn cho người dân để nâng cao hiệu quả sử dụng đất đai, tạo điều kiện cho phát triển sản xuất hàng hóa chuyên canh quy mô lớn.

Điều chỉnh, bổ sung các cơ chế, chính sách về xây dựng nông thôn mới bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu, phòng tránh tác động của thiên tai; phân loại rác thải sinh hoạt tại nguồn, xử lý nước thải sinh hoạt khu dân cư và huy động các nguồn lực xã hội cho công tác bảo vệ môi trường nông thôn.

Xem thêm
Tỉnh Phú Thọ còn 15.983 hộ nghèo

Nguyên nhân dẫn đến tỷ lệ hộ nghèo của tỉnh Phú Thọ do các hộ thiếu vốn sản xuất, kinh doanh, không có lao động, gia đình có người ốm đau, bệnh tật...

Người dân tự nguyện bàn giao mặt bằng thực hiện dự án đường cao tốc Bắc-Nam

Quảng Bình Người dân huyện Lệ Thủy (Quảng Bình) đã tự nguyện bàn giao mặt bằng để thực hiện dự án đường bộ cao tốc Bắc-Nam phía Đông, giai đoạn 2021-2025

Ninh Thuận: Thêm 84 sản phẩm được công nhận OCOP

Mới đây, UBND tỉnh Ninh Thuận đã ban hành quyết định công nhận 84 sản phẩm của các chủ thể đạt hạng OCOP từ 3 - 4 sao.